Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 103. Thuế sở hữu nô lệ. ( Hôm nay không còn)
Chương 103.
Toàn bộ sân Phụng Tiên không ai có thể đưa ra câu hỏi làm khó được hoàng đế, cũng như không ai phản bác được câu chuyện mà bệ hạ kể . Vậy cho nên âm mưu dùng ý trời ép vua nhường ngôi của liên minh Thái Hoàng Thái Hậu quan viên ba nhà Phật-Đao-Nho đã thất bại. Không chỉ m·ưu đ·ồ thất bại không ép đổ được hoàng đế mà bọn họ còn thiệt người thiệt của. Về con người thì có ba vị bị hoàng đế làm cho giận tới ngất xỉu tình hình sức khoẻ đang rất đáng lo . Về của thì ba nhà thiệt hại cả ngàn chiếc chuông đồng lớn, không biết làm sao mà tính tổn thất này.
Sau khi vấn đề này tạm được cho qua triều hội trọng tâm thương nghị vào điểm mới " quy định thu thuế sở hữu nô lệ" mà bệ hạ mới đưa ra.
Thái sư với tư cách là người đứng đầu Nguyễn thị thế gia lớn nhất đương thời rất quan tâm đến vấn đề này. Nguyễn thị có thể xem là gia tộc sở hữu nhiều nô lệ nhất sau hoàng tộc . Quy định này ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích của gia tộc họ Nguyễn cũng như phương nam thế tộc.
Thái sư đứng ra tấu :" bẩm bệ hạ quy định buộc chủ nô phải đóng thuế sở hữu nô lệ có phần không hợp lệ. Thần xin bệ hạ xem xét bãi bỏ quy định này ."
Lời này của thái sư nhận được sự ủng hộ của đa số người tại đây thậm chí trong số dân thường mà hoàng đế an bài mời vào cũng có không ít người ủng hộ lời này.
Lê Tấn hỏi :" Quy định này có điểm nào không hợp lệ Thái sư có thể chỉ ra sao ?"
Thái sư đáp :" bẩm bệ hạ từ xưa tới nay chưa từng có triều đại nào áp thuế sở hữu nô lệ lên chủ nô. Vậy nên thần mới nói nó không hợp lệ."
Lê Tấn nói :" không có tiền lệ thì là không hợp lệ sao ? Lời này của Thái sư trẫm không tán thành."
Thái sư hỏi lại :" bệ hạ Lời này của thần có gì sai sao ? Xin bệ hạ cho biết ."
Lê Tấn nói :" lời này của khanh sai rồi . Lịch sử là sự phát triển tiến lên . Rất nhiều quy định cũ sẽ không còn phù hợp với thời đại mới cần phải bỏ đi . Ngược lại do yêu cầu của thời đại mới mà rất nhiều quy định cần thiết ra đời. Mãi dùng một bộ quy tắc sẽ khiến quốc gia đình trệ kém phát triển, dần dần bị các quốc gia khác vượt lên và thay thế."
Dừng lại một chút hắn lại nói :" chúng ta lấy Chiến quốc mà luận đi. Nước Tề thời Tề Hoàn Công vì áp dụng các quy định mới, sách lược mới vào trị quốc mà trở nên cường thịnh trở thành bá chủ một thời đại. Nước Tần vốn là suy yếu nguy cơ tứ bề chính là tiến hành Thương Quân biến pháp mà trở nên giàu mạnh dần dần trở thành bá chủ . Kết quả sau đó Tần Quốc mạnh mẽ tiêu diệt sáu nước thống nhất thiên hạ.
Vậy nên muốn quốc gia cường thịnh thì không thể ngại thay đổi . Việc đưa ra và áp dụng những quy định mới vào trị quốc là cần thiết. Thái sư hiểu rõ ý trẫm chứ ?"
Thái sư đáp :" bẩm bệ hạ thần hiểu rằng có sự thay đổi là tốt . Tuy nhiên trước khi đưa ra sự thay đổi cần bàn bạc kỹ càng hơn rồi mới áp dụng phải đảm bảo quy định mới đó là đúng đắn mới áp dụng . Không thể cứ dùng bừa một quy định nào đó rồi nói đó là sự thay đổi được. Điều đó sẽ gây hại rất lớn."
Lê Tấn nói:" Mọi quy định mới dù là đúng đắn hay không lúc ban đầu đều nhận sự hoài nghi . Nếu cứ sợ hãi quy định mới là sai lầm mà đem ra bàn đi bàn lại thì vĩnh viễn không thể áp dụng quy định mới được. Trẫm tin rằng cứ áp dụng quy định mới đi sai cũng không sao sai chỗ nào ta sửa chỗ đó. Một Quốc gia cũng giống một người vậy có thể liên tục phạm sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm, tiến hành sửa đổi bản thân đó chính là quá trình tiến bộ của cá nhân, tổ chức, quốc gia . Trẫm nói vậy ái khanh đồng ý chứ ?"
Thái sư đáp :" thần đồng ý lời này của bệ hạ nhưng không thể thay đổi một cách vội vàng như vậy trên phạm vi cả nước. Thần cho rằng có thể áp dụng thí điểm ở một phạm vi nhỏ trước từ đó đánh giá tính đúng đắn của quy định mới. Nếu kết quả khả quan thì mở rộng ra toàn quốc ngược lại thì thôi không áp dụng nữa . Không nên đem cả nước ra làm thử nghiệm như vậy không may áp dụng quy định có hại sẽ dẫn đến lầm nước. Thần cho rằng như vậy sẽ tốt hơn mong bệ hạ xem xét."
Lê Tấn biết là lão già này không phản bác quy định mới được thì đi đường vòng cứu quốc. Lão muốn thu nhỏ phạm vi áp dụng của quy định này từ đó giảm thiểu thiệt hại lợi ích của bản thân . Hắn làm sao lại đồng ý cho lão làm thế.
Hắn nói :" Cách của Thái sư rất tốt nhưng tiếc là Đại Việt chờ không được. Thật không thể chờ quá trình thử nghiệm quy định mới có kết quả."
Thái sư không tin mà hỏi lại :" Bẩm bệ hạ, tại sao lại không thể chờ ? Thần cho rằng cần ba năm là có thể thử nghiệm ra tính đúng đắn của quy định này . Chỉ ba năm có gì mà không chờ được chứ."
Lê Tấn nói :" hai năm qua đinh suất đã giảm hơn một lọ phần ba . Thuế đinh giảm quá nhiều dẫn đến quốc khố thu không đủ chi. Việc cấp thiết bây giờ là phải tìm kiếm nguồn thu bổ sung trẫm đã nghĩ rất kỹ mới đưa ra quy định này. Vậy nên ái khanh không cần nói thêm, cứ vậy đi. "
Thái sư thấy bệ hạ nói vậy thỉ cũng đành ngậm ngùi lui lại . Lão đúng là nói không lại không có cách nào thành công phản bác quy định này.
Tả tướng quốc Bùi Xương Trạch vốn rất im lặng từ đầu lại lên tiếng. Lão hỏi :" bẩm bệ hạ thần muốn hỏi là tại sao bệ hạ lại muốn tăng nguồn thu thuế bằng quyết định thu thuế sở hữu nô lệ ? "
Lê Tấn đáp :" Trẫm nghĩ đơn giản thôi, đinh suất giảm sút nhưng nhân khẩu không có giảm. Chỉ là thay vì trước đây là hoàng đinh thì nay chuyển đổi thân phận thành nô lệ, người tu hành nên triều đình mới không thu được thuế từ họ. Vậy nên trẫm thu thuế nô lệ, thuế tu sĩ . Đây là cách tốt nhất để tránh việc giảm sút thuế đinh sau này. Bởi vì chỉ cần còn sống trên lãnh thổ Đại Việt thì dù là nô lệ người tu hành, hoàng đinh thì đều đóng thuế. "
Lời này của Lê Tấn khiến mọi người hiểu ra. Lời này của bệ hạ có lý trên phương diện triều đình thì đây là quy định tốt đem lại lợi ích lâu dài . Tuy nhiên quy định này sẽ làm tổn thất không nhỏ lợi ích của tầng lớp thống trị.
Lại bộ thượng thư Bùi Minh Viễn đứng ra hỏi ;" bẩm bệ hạ thần cho rằng quy định này của ngài có điểm còn chưa hợp lý. "
Lê Tấn hỏi lại :" Bùi ái khanh nói xem là điểm nào chưa hợp lý."
Bùi thượng thư đáp :" bẩm bệ hạ quy định thu thuế theo đầu người nô lệ rất không hợp lý. Trong số nô lệ sẽ có người già trẻ nhỏ những người này không có khả năng lao động vậy nên quy định thu thuế như những người trưởng thành khỏe mạnh là không hợp lý. Điều này có thể tạo ra nhiều thảm cảnh không cần thiết. "
Lê Tấn hỏi lại :" thảm cảnh mà ái khanh nói là gì vậy ?"
Bùi thượng thư đáp :" bẩm bệ hạ quy định này của người có thể khiến cho chủ sở hữu nô lệ vì không muốn đóng thuế cho những người có khả năng lao động không đủ tốt mà vứt bỏ bọn họ. Từ đó dẫn đến rất nhiều người có thể trở thành nạn dân bị đói khổ đến c·hết."
Lê Tấn nói:" Ái Khanh không cần lo về điểm này . Quy định có ghi rõ nếu ba năm không đóng thuế thì nô lệ đó bị triều đình tịch thu. Vậy nên bất kỳ tên nô lệ nào mà chủ nô thấy không muốn thì có thể vẫn dùng họ ba năm nhưng không đóng thuế . Sau ba năm thì nô lệ đó trở thành công nô . Vậy nên chủ nô không cần vứt bỏ nô lệ đến c·hết đói làm gì cứ dùng tạm ba năm rồi để cho triều đình lo phần về sau. "
Bùi thượng thư lại nói :" Nếu chủ nô làm như bệ hạ vừa nói thì khó khăn của triều đình lại tới rồi. Khi đó triều đình sẽ tiếp nhận một lượng lớn nô lệ không có khả năng lao động đủ tốt . Gánh nặng nuôi sống đám đó sẽ khiến triều đình tốn kém tiền lương. "
Lê Tấn đáp :" Bùi thượng thư không cần lo lắng vấn đề này. Đám người đó dù không mạnh khoẻ bằng những nô lệ khác nhưng vẫn có thể lao động tạo ra giá trị đủ nuôi sống bản thân . Vậy nên triều đình không cần nuôi họ . Sở dĩ bọn họ bị chủ nô vứt bỏ là vì giá trị mà bọn hơn tạo ra trong lao động không lớn bằng hoặc hơn số tiền lương phải bỏ ra để nuôi sống họ và nộp thuế. Khi họ trở thành công nô thì gánh nặng nộp thuế đã không còn không lẽ triều đình còn tự thu thuế chính mình sao."
Bùi thượng thư lại nói :" bẩm bệ hạ người phán đoán bọn họ vẫn có thể lao động tạo ra đủ giá trị để nuôi sống bản thân thần cho lời này có thể sai . Thần e rằng trong đó sẽ có nhiều người ốm yếu đến mức lao động có hiệu quả rất kém hoàn toàn không thể tự nuôi sống bản thân. "
Lê Tấn cười nhẹ mà nói :" Bùi ái khanh trẫm hỏi ngươi nếu một tên nô lệ không tạo ra giá trị đủ nuôi sống bản thân thì chủ nô sẽ nuôi hắn sao ? Sẽ không đâu kẻ như vậy sớm đã bị đám chủ nô đuổi đi lâu rồi. Đó là nô lệ chứ đâu phải người thân của chủ nô . Chẳng bao giờ chủ nô lại chịu thiệt mà đi nuôi một đám nô lệ không có tác dụng gì đã thế còn tốn cơm tốn gạo . Vậy nên chuyện này khanh cũng không cần lo."
Bùi thượng thư nghe vậy thì đúng là hết đường phản bác. Bởi làm gì có nhà nào nuôi nô lệ mà lại để nô lệ ăn tốn cơm mà không làm được việc gì chứ. Nhà lão cũng sẽ không nuôi nô lệ như vậy mà sớm đuổi đi.
Cuối cùng là không ai có thể biện luận thắng bệ hạ trong vấn đề này. Mọi người đành chấp nhận cái quy định mới này sẽ được áp dụng trong nay mai. Một quy định sẽ làm tổn hại lợi ích của rất nhiều người ở đây .
Mọi người cảm thấy bệ hạ ở phương diện biện luận này quả thật không có đối thủ. Ngài chưa thua bao giờ dù lần này là đại thần hay cao nhân ba nhà Phật-Đao-Nho đứng ra cùng người tranh luận thì đều thất bại mà lui. Hoàng đế năng lực biện luận quả là ghê gớm.