Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 106. Lê Quảng Độ khâm phục.
( Vì có bạn nữ đọc truyện của tác mà tác quá hưng phấn phải lập tức viết ngay chương này. Bây giờ là 1h30 tác xin đăng luôn. Buổi tối còn có 1 chương )
Ngay khi Dương Nguyên Trực vừa đi thì Lê Thái Uý lại cầu kiến Lê Tấn tiếp tục gặp mặt Thái Uý. Lê Quảng Độ bước vào thì hành lễ quân thần Lê Tấn nhanh chóng cho lão miễn lễ đứng lên nói chuyện.
Lê Tấn hỏi trước:" Thái Uý cầu kiến là có việc gì muốn cùng trẫm nói sao ?"
Thái Uý đáp :" bẩm bệ hạ đúng là vậy. Thần cầu kiến người là có hai việc muốn tâu."
Lê Tấn nói :" là hai việc gì xin mời ái khanh nói đi."
Thái Uý nói:" bệ hạ thứ nhất thần muốn hỏi một vấn đề. Bệ hạ nói rằng sẽ cải cách công-thương nghiệp nhưng hôm nay trên triều mọi quy định mới mà người đưa ra chỉ liên quan đến quản lý nhân khẩu lao dịch . Thứ cho thần ngu dốt nên không hiểu những quy định này có liên quan gì đến công thương nghiệp ? Hay là quá trình cải cách công thương nghiệp của bệ hạ chưa bắt đầu?"
Lê Tấn cười nhẹ hỏi lại :" Thái Uý là nghi vấn điều này sao ?"
Thái Uý đáp :" Vâng thưa bệ hạ thần đúng là rất không hiểu vấn đề này . Mong bệ hạ giảng giải cho thần được hiểu thâm ý trong này."
Lê Tấn nói :" được thôi trẫm sẽ giảng cặn kẽ cho khanh hiểu. "
Dừng một chút hắn bắt đầu giảng :" Trước tiên nói về quy định mới về lao dịch đi . Thực ra đây là một quy định giúp phát triển thủ công nghiệp rất tốt.
Thứ nhất việc trẫm quy định người có nghề thợ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch 12 tháng trong khi dân phu thông thường là 18 tháng rất có ý nghĩa trong thúc đẩy thủ công nghiệp. Dân chúng khi nhìn thấy quảng thời gian lao dịch ít hơn 6 tháng này sẽ cảm thấy có tay nghề làm thợ có lời hơn rất nhiều so với không có. Vậy nên về lâu dài sẽ có nhiều gia đình cho con trai học nghề từ nhỏ tương lai vừa có tay nghề kiếm tiền vừa có thể giảm bớt thời gian phải đi lao dịch. Đây là trẫm dùng lợi ích thu hút dân chúng làm vậy. Từ đó sẽ gia tăng số lượng thợ thủ công cả nước ta trong tương lai . Thế nên đây chính là quy định thúc đẩy phát triển thủ công nghiệp.
Thứ hai quy định mới chỉ yêu cầu thợ thủ công đi lao dịch một lần trong đời điều này tạo ra sự ổn định trong sản xuất thủ công nghiệp. Sau này một người thợ đã thực hiện xong nghĩa vụ lao dịch có thể an tâm mà mở xưởng sản xuất hoặc đi làm thuê cho xưởng sản xuất của người khác . Bọn họ không còn nỗi lo mỗi năm đều b·ị b·ắt thợ 3 tháng nữa. Điều này tạo ra sự ổn định về nhân sự trong các xưởng sản xuất thủ công, từ đó ổn định quá trình sản xuất nâng cao năng suất sản xuất của từng xưởng thủ công từ đó nâng cao năng lực sản xuất của cả nước.
Thứ ba việc quy định ngày nghỉ khi thực hiện lao dịch sẽ giúp phổ biến chế độ ngày nghỉ này tới toàn dân thiên hạ. Những chủ xưởng sản xuất sẽ tò mò tại sao triều đình lại quy định như vậy. Họ sẽ thử áp dụng tại xưởng của mình sau đó nhận lại kết quả đáng kinh ngạc. Khi nhận ra học theo chế độ ngày nghỉ của triều đình giúp nâng cao năng suất lao động dài hạn của người thợ trong công xưởng thì bọn họ sẽ không ngần ngại mà áp dụng lâu dài chế độ này. Bản chất con người là vụ lợi khi thấy cách làm này vừa đem lại lợi ích lớn hơn cho bản thân, vừa đem lại lợi ích sức khỏe cho thợ làm thuê đương nhiên không ai từ bỏ việc áp dụng quy định này. Từ đó giúp tăng năng lực sản xuất thủ công nghiệp cả nước, ngoài ra còn bảo vệ được sức khoẻ của thợ lành nghề . Thợ thủ công sức khỏe được bảo đảm cũng là lợi ích tuyệt vời cho việc thúc đẩy ngành thủ công nghiệp phát triển. "
Nói đến đây thì hắn dừng lại tay phải ngửa lên mà duỗi ra. Hành động này của bệ hạ làm Lê Thái Uý ngẩn ra . Đỗ Khắc Hải cũng vắt óc mà không hiểu bệ hạ đang nói sao lại dừng lại rồi làm vậy. Lão thái giám này nhíu nhíu mày suy nghĩ lão thấy mình hình như quên điều gì đó.
Lê Tấn thấy giơ tay mãi mà không đạt được thứ mà mình muốn thì gầm lên :" Đỗ Khắc Hải ngươi có nhanh lên không . Không thấy trẫm sắp khát khô rồi hả . Ngươi còn đứng đần ra đấy là muốn mặc kệ trẫm c·hết khát sao ?"
Lập tức Đỗ Khắc Hải biết lão sai ở đâu lão vội vàng mà nói : " nô tài có tội xin bệ hạ chờ một chút nô tài đi lấy trà ngay đây." - Nói xong lão lao ra ngoài như một cơn gió .
Thái Uý chứng kiến chuyện này thì cúi đầu, lão phải như vậy để bệ hạ không thấy được gương mặt đang nhịn cười của mình. Vui vẻ là vui vẻ nhưng đầu óc lão vẫn không ngừng suy ngẫm về những lời bệ hạ vừa nói . Càng nghĩ lão càng thấy có lý hoá ra quy định của bệ hạ còn có thâm ý như vậy. Thì ra là lão hiểu biết nông cạn không thể hiểu thấu đáo tác động của đạo chiếu chỉ này lên Công-thương nghiệp. Càng nghĩ lão càng thấy bệ hạ tài giỏi người đưa ra một quy định nhìn như chẳng liên quan gì đến hai ngành công thương nhưng thực chất lại âm thầm thúc đẩy hai ngành này phát triển. Lão lại tự nghĩ xem thâm ý của quy định mới về quản lý nhân khẩu có thâm ý gì. Lão vận dụng hết cả trí óc thì đoán được một vài điểm nhưng không chắc mình đoán đúng hết . Cho nên lão rất mong đợi lời giảng giải tiếp theo của bệ hạ. Lão cảm thấy nhờ sự giảng giải của ngài sự hiểu biết của lão được tăng lên rất nhiều.
Rất nhanh Đỗ Khắc Hải quay trở lại trên tay bê khay đựng chén trà. Lão nhanh chóng dâng lên . Lê Tấn nhận chén trà uống hai ngụm lớn hết nửa chén thì cổ họng dịu lại trà nóng khiến hắn cảm thấy ấm giọng.
Đỗ Khắc Hải biết mình đã phạm sai lầm nên sau khi dâng trà thì lập tức quỳ xuống. Lão rất biết chọn thời điểm ngay khi Lê Tấn uống xong đặt chén trà xuống bàn thì lão lên tiếng. Lão nói :" Nô tài phạm sai xin bệ hạ ban cho trừng phạt . "
Lê Tấn nghe vậy liền nói :" làm sai chịu phạt là đương nhiên. Thế này đi đợi Nguyễn Nhữ Vi trở lại ngươi tự đi nhận 10 trượng . Nhớ bảo bọn hắn đánh nặng tay một chút chịu đau mới nhớ lâu yên tâm đánh 10 trượng không c·hết được."
Đỗ Khắc Hải nói :" Tạ ân bệ hạ đã phạt nhẹ, nô tài tuân mệnh. "
Lê Tấn vẫy vẫy tay mà nói :" được rồi, không cần quỳ nữa ngươi ra góc đứng đi. "
Đỗ Khắc Hải nghe vậy thì nhanh chóng y lời mà làm. Động tác của lão rất nhanh nhẹn.
Sự việc nhỏ qua đi Lê Tấn quay lại nhìn Thái Uý mà hỏi :" Thái Uý nghe trẫm giảng thấy thế nào ? Có gì chưa hiểu muốn hỏi lại không ?"
Thái Uý đáp :" Bẩm bệ hạ lời ngài giảng rất dễ hiểu. Thần nghe qua một lần liền hiểu rõ ràng xin cảm ơn bệ hạ đã khai sáng cho thần. "
Lê Tấn nói :" Khanh hiểu là được rồi chúng ta nói tiếp về quy định mới về quản lý nhân khẩu đi.
Thứ nhất quy định này cho phép dân chúng có thể tự do đi lại ở lại bất kỳ đâu trong cả nước điều này có tác dụng to lớn trong thúc đẩy Công-thương nghiệp phát triển. Người thợ sẽ có thể dễ dàng rời khỏi quê hương đi tới những xưởng lớn làm thuê học tập thêm kỹ năng nghề nghiệp . Từ đây sẽ phát triển lực lượng thợ nghề có năng lực ngày càng cao . Ngoài ra việc này sẽ giúp dễ hình thành nên những xưởng sản xuất lớn trong tương lai điều này đồng nghĩa phát triển năng lực sản xuất công nghiệp quy mô lớn ở nước ta.
Quy định này cùng với việc bỏ quy định kiểm tra gắt gạo hành lý của người đi xa quê sẽ giúp phát triển thương nghiệp nhanh chóng. Đi lại được dễ dàng mới có thể cổ vũ nhiều người đi buôn bán. Việc kiểm tra quá gắt gao đồ đạc mà người đi xa mang theo mang lại phiền hà rất lớn với người đi buôn . Có nhiều thứ không thể lật đi lật lại kiểm tra nhiều lần làm vậy hàng hoá bị hỏng không thể bán nữa vậy nên quy định này có tính kích thương rất lớn.
Thứ hai là quy định thu thuế nô lệ điều này cũng có tính kích thích phát triển Công - thương nghiệp rất lớn. Bởi vì có đánh thuế này nên nhiều đại hộ sẽ hạn chế thu mua nô lệ hơn từ đó bảo đảm được lực lượng lao động có tự do trong xã hội. Người có tự do mới có thể tự quyết định mình có học nghề không, có đi buôn không đây chính là bảo tồn nguồn nhân lực cho hai ngành Công-thương nghiệp có thể phát triển . Ngoài ra quy định này sẽ thúc đẩy việc mua bán nô lệ trong xã hội, buôn bán con người cũng chính là một ngành thương nghiệp nha.
Thứ ba việc trẫm cho phép chùa triền, đạo quán được nhận đệ tử thoải mái sẽ khiến cho số người đi tu đạo ở những nơi đó nhiều lên. Từ đó dẫn đến Phật môn, Đạo môn có nhu cầu xây dựng thêm các công trình mới nhiều nơi sẽ xây chùa đạo quán mới . Đây chính là nguồn khách hàng lớn mà trẫm tạo ra cho đám thợ nghề thương nhân trong thời gian tới. Có cầu ắt sẽ có cung từ sự mở rộng quy mô của hai nhà Phật-Đạo sẽ tạo ra nhiều việc làm lợi nhuận cho Công - thương nghiệp trong thời gian tới. Đây chính là dùng tiền của Đạo môn, Phật môn để thúc đẩy Công thương nghiệp phát triển."
Dừng lại nghỉ một chút quan sát Lê Quảng Độ phản ứng ra sao trước lời giảng của mình. Lê Tấn thấy lão mặt đầy đăm chiêu thì hỏi lại :" Thái Uý, Khanh có hiểu những gì trẫm vừa nói không ?"
Lê Quảng Độ nghe bệ hạ hỏi thì vội vàng trả lời :" Bẩm bệ hạ thần hiểu rõ lời ngài giảng. Nghe xong thần được lợi rất nhiều. Bệ hạ đưa ra những quy định này quả là diệu lắm thay diệu lắm thay. Thần thực sự phục rồi, hoá ra quá trình cải cách công-thương của bệ hạ đã bắt đầu rồi chỉ là thế nhân khó ai kịp thời phát hiện ra điều đó. Tạ ơn bệ hạ đã giảng cho thần bệ hạ đã thực sự khai sáng đầu óc cho thần. "
Lê Tấn nghe vậy thì nói :" Thực ra những điều này không có gì phức tập chỉ cần chịu khó suy nghĩ một chút sẽ phát hiện ra thôi Ái khanh nói quá rồi."
Lê Quảng Độ chắp tay nói :" Đây là lời thật lòng của thần . Nếu không được bệ hạ giảng cho thần không biết bao giờ mới có thể hiểu thấu huyền cơ trong những quy định này. Thật không nói quá có lẽ cả đời cũng không hiểu thấu đi. Vậy nên thần thực lòng rất cảm ơn bệ hạ. "
Lão nói ra những lời tâm can của mình thực sự là những điều này quá huyền diệu rồi. Đặc biệt là điều cuối cùng mà bệ hạ giảng thật sự rất thâm sâu. E rằng cả thiên hạ này đều cho rằng đó là quy định trăm lợi mà không hại cho Phật môn, Đạo môn. Ai có thể ngờ thực ra bọn họ chỉ là bị bệ hạ lợi dụng mà thôi. Ngài ném cho bọn họ một miếng mồi thơm phức bọn họ vội vàng cắn vào . Sau đó thì tiền của hai nhà trở thành đòn bẩy giúp bệ hạ đạt được mục đích thúc đẩy công thương nghiệp phát triển. Càng nghĩ lão càng thấy bệ hạ rất cao minh trí tuệ của ngài thật phi thường. Có thể nói là mưu cao kế sâu . Ngài lừa người ta mà người ta còn thầm cảm ơn ngài . Lão thấy mình cùng đám huynh đệ thật may mắn vì đã được bệ hạ thu dùng . Nếu bệ hạ dùng trí tuệ này mưu cao kế sâu cỡ này đối phó q·uân đ·ội thì bọn lão e rằng làm sao c·hết cũng không biết, có khi lúc c·hết còn thầm hô tạ ơn bệ hạ cũng nên.