Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 121. Ai giúp đặt tên cho chương này ?

Chương 121. Ai giúp đặt tên cho chương này ?


Chương 121. Hello 123. ( Ai cmt xem chương này nên tên gì để mình còn đặt lại coi nghĩ mãi ko ra )

Không có quan viên nào đứng ra nói về đạo chiếu chỉ thứ hai này . Không phải là bách quan không ai phản đối mà là những người đó đều cho rằng đạo chiếu chỉ này ý nghĩa không lớn. Kế hoạch vay tiền bằng trái phiếu của bệ hạ vẫn sẽ thất bại mà thôi .

Lê Tấn thấy vậy thì rất hài lòng hắn cho rằng sự im lặng này chính là đồng thuận . Lập tức cho qua chuyện này hắn nói :" chúng ta bắt đầu tấu báo ai có tấu gì thì dâng lên."

Công bộ thượng thư Ngô Minh là người đầu tiên đứng ra tâu lên :" bẩm bệ hạ thần có tấu muốn dâng xin bệ hạ ngự lãm." Nói xong lão hai tay dâng lên một bản tấu chương.

Lê Tấn gật đầu ra hiệu Đoàn nội quan lập tức tiến tới nhận lấy tấu chương kiểm tra một lượt rồi dâng lên . Lê Tấn mở ra đọc xem thì biết tấu này nội dung trình từng công trình mà Công bộ phụ trách trong năm nay . Trong tấu thể hiện rất chi tiết quy mô số lượng nhân công, vật liệu cần thiết tốn hao tiền bạc, thời gian để hoàn thành từng công trình. Tiếp theo là một phần xếp hạng các công trình từ cao đến thấp tính theo độ cấp thiết từ đó có thể dễ dàng biết được công trình nào cần ưu tiên hoàn thành công trình nào có thể tạm gác lại công trình nào nên hủy bỏ. Lê Tấn đọc xong bản tấu chương này thì rất hài lòng công bộ hiệu suất làm việc rất cao lại có tính chủ động trong công việc không cần hắn triệu tập bàn bạc mà chủ động làm báo cáo viết thành tấu chương dâng lên. Tất cả quan viên Đại Việt đều giông như đám người Công bộ thì đúng là làm vua thật sự nhàn .

Lê Tấn nói :" Rất tốt Ngô thượng thư cùng Công bộ quả là có năng lực trẫm rất hài lòng về bản tấu này. Công bộ cứ theo xếp hạng trong bản tấu thành mà tiến hành thi công các công trình năm nay trẫm tin tưởng các khanh sẽ làm tốt."

Ngô Minh nghe vậy thì rất hài lòng công sức mấy ngày qua của toàn bộ trên dưới Công Bộ đạt được sự ghi nhận bệ hạ không tiếc lời khen ngợi là sự vinh hạnh của Công bộ . Lão chắp tay nói :" Thần tuân mệnh trên dưới Công bộ quyết không làm bệ hạ thất vọng."

Lê Tấn nói :" Được trẫm chờ mong sự thể hiện của các khanh dựa vào thành tích cuối năm trẫm sẽ xem xét ban thưởng xứng đáng cho công bộ. Bây giờ thì khánh có thể lui được rồi. "

Ngô thượng thư tạ ơn rối lui vào hàng người tiếp theo đứng ra là hữu tướng quốc Đàm Văn Lễ. Lão tâu :" bẩm bệ hạ thần có hai bản tấu muốn dâng lên xin bệ hạ ngự lãm. "

Lê Tấn lại ra hiệu Đoàn nội quan làm việc rất nhanh hai bản tấu được đưa đến tay hắn . Mở bản tấu thứ nhất ra đọc thì biết bản tấu này nội dung về việc tế thiên mùa xuân và lễ cày tịch điền . Đây là một bản kế hoạch được soạn thảo vô cùng tỉ mỉ chỉ tiết không có điểm nào có thể bắt bẻ có thể nói việc này đối với Lễ bộ quá quen thuộc năm nào họ cũng được giao phụ trách việc này. Đọc xong bản tấu Lê Tấn lên tiếng hỏi :" Trẫm thấy trong này ghi ngày 18 tháng riêng sẽ tiến hành tế thiên và cày tịch điền . Theo như trẫm biết thông thường đều là vào cuối tháng giêng mới tiến hành việc này sao năm nay lại sớm vậy ?"

Đàm tướng quốc rất nhanh giải đáp :" bẩm bệ hạ năm ngoái là năm nhuận vậy nên năm nay vụ chiêm sẽ tới sớm hơn một chút đây là điều bình thường theo thông lệ . Khâm Thiên giám đã ban bố nông lịch năm nay từ trong tết dân chúng đều biết vụ chiêm sẽ bắt đầu từ sau tết Nguyên Tiêu . Lễ bộ chúng thần đã tiến hành chuẩn bị cho lễ tế thiên cùng cày tịch điền năm nay rồi . Chỉ chờ bệ hạ phê chuẩn là có thể an bài hoàn tất mọi công việc đúng hạn."

Thì ra là vậy Lê Tấn hiểu ra nguyên nhân có sự thay đổi trong này . Hắn thầm tính vậy là còn ba ngày là đến ngày tổ chức nghi lễ quan trong nhất mùa xuân này. Ba ngày sau hắn sẽ phải ra khỏi kinh thành một chuyến hoàng đế là người chủ tế cũng là người mở đầu việc cày tịch điền các quan trong triều sẽ noi theo đây là thể hiện ra tinh thần coi trọng nông nghiệp trồng trọt của các triều đại phong kiến. Hắn gấp lại bản tấu rồi nói :" tấu này trẫm chuẩn Lễ bộ cứ theo đó mà an bài. Ngày 18 quân thần chúng ta cùng nhau tiến hành nghi lễ mùa xuân này."

Đàm tướng quốc nhanh chóng tuân mệnh . Lê Tấn lại mở bản tấu chương thứ hai ra đọc. Nội dung tấu này là soạn thảo chương trình làm việc cho sứ đoàn đi Đại Minh. Về cơ bản gồm có ba việc chính là báo tang nhị vị tiên đế cống nạp theo thông lệ xin sắc phong của Minh triều cho tân vương . Đúng vậy là tân vương trong ngoại giao cùng phương bắc nước Việt luôn chỉ nhận vua nước mình là vương mà không phải là đế trong nước thì lại đóng cửa xưng đế . Vì điều này mà trong sử sách các triều đại phương bắc đều cho rằng An Nam lươn lẹo .

Cơ bản đây là một chương trình làm việc tiêu chuẩn của sứ đoàn nước ta sang nước Minh mỗi khi có vua mới kế vị . Với việc này Lễ bộ cũng là xe nhẹ đường quen không có sai lầm gì. Tuy nhiên Lê Tấn muốn làm ra một vài điều chỉnh trong lần đi sứ này . Hắn nói :" Tấu chương này cơ bản là ổn trẫm chỉ bổ sung thêm một nhiệm vụ vào chương trình làm việc của sứ đoàn."

Đàm Văn Lễ không rõ bệ hạ muốn thêm vào nhiệm vụ như thế nào vậy nên lão hỏi :" bẩm bệ hạ, người muốn bổ sung thêm nhiệm vụ gì vào chương trình làm việc của sứ đoàn ?"

Lê Tấn chậm rãi nói :" trẫm muốn sứ đoàn xin phép Minh triều cho phép mở cửa quan ải để thương nhân hai nước tự do qua lại giao thương ."

Bách quan nghe vậy thì chấn kinh đây là điều mà không ai nghĩ tới . Việc buôn bán với nước ngoài từ khi Thái tổ lập quốc đều rất hạn chế . Từng có quan viên lợi dụng việc đi sứ mua hàng hoá nước Minh về bán kiếm lời những kẻ ấy bị trừng phạt rất nghiêm khắc. Tới thời vua Thánh Tông thì việc ngoại thương bị cấm tiệt, cảng Vân Đồn từng tấp nập một thời nay bị bỏ hoang các chợ vùng biên như chợ Đồng Đăng trở nên tiêu điều rất nhiều. Thánh Tông rất chú trọng việc canh phòng biên giới buôn bán qua biên giới trở thành phi pháp. Đó là điều kiện lý tưởng cho các nhóm buôn lậu kiếm lời.

Nay bệ hạ tuyên bố muốn mở quan ải để dân chúng giao thương cùng Minh triều quả thực là đi ngược lại chủ trương của các vị tiên đế. Việc này cũng sẽ đụng chạm đến lợi ích của một nhóm người đặc biệt là bắc quân phủ và những quan viên vùng biên giới phương bắc.

Lê Quảng Độ lúc này mới hiểu ra việc tổn hại lợi ích của quân đội mà bệ hạ nói chính là việc này chứ không phải là quy định thu thuế sở hữu nô lệ trước đó. Nếu chuyện này thành thì quân đội sẽ tổn thất không ít lợi ích. Lão muốn đứng ra phản đối nhưng chợt nhớ lại những gì bệ hạ đã hứa đền bù thì lại giữ im lặng.

Sĩ phu rất không thích thương nhân theo Nho gia xếp hạng thì sĩ nông công thương, thương vi tiện. Nho gia cho rằng nên ức chế thương nghiệp nhiều nhất có thể tránh cho lũ thương nhân xấu xa có thể kiếm tiền bẩn thỉu . Đàm Văn Lễ với tư cách là một trong số những người đứng đầu sĩ phu nhóm trong triều lập tức đứng ra phản đối. Lão nói :" bẩm bệ hạ, việc mở quan ải giao thương này rất nguy hại không thể làm thần mong bệ hạ nghĩ lại."

Lê Tấn hỏi lại :" Đàm tướng quốc mở rộng giao thương giúp triều đình có thể thu được nhiều thương thuế hơn sao lại nói là có hại ?"

Đàm Văn Lễ nghe vậy thì trong lòng thầm khinh bỉ lão cho rằng hoàng đế đúng là vô học . Thương nghiệp và thương nhân nguy hại ra sao thì ai học cao, hiểu rộng đều biết. Những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp chỉ thấy cái lợi nhỏ trước mắt mới muốn thúc đẩy thương nghiệp mà đặc biệt là ngoại thương phát triển.

Lão bắt đầu giảng giải:" bẩm bệ hạ kinh thương có thể đem lại một chút tiền bạc bẩn thỉu, triều đình có thể thu thêm một chút thuế nhưng nguy hại sâu xa. Dân chúng nhìn thấy việc kinh thương dễ kiếm lời nên sẽ bỏ làm ruộng mà đi buôn bán. Từ đó dẫn đến số lớn ruộng đồng bỏ hoang trong nước sản xuất lương thực bị thiếu thốn. Dân dĩ thực vị thiên thiếu lương thực chính là khởi đầu của loạn thế dân chúng không có ăn thì sẽ nổi dậy phản loạn từ đó uy h·i·ế·p đến sự tồn vong của vương triều. Vậy cho nên các vị tiên đế triều ta luôn xác định lấy nông nghiệp làm gốc rễ của quốc gia chính sách trọng nông ức thương là tổ chế . Việc khai mở ngoại thương là không thể làm xin bệ hạ nghĩ lại."

Lê Tấn nghe vậy liền phản bác :" Thương nghiệp phát triển không làm tổn hại gì đến sản xuất nông nghiệp, ngược lại còn hỗ trợ nông nghiệp phát triển . Ngoài ra ngoại thương cũng là một con đường giúp đảm bảo cái ăn cho dân chúng."

Bách quan nghe lời này của bệ hạ thì không một ai tin tưởng. Những gì mà Đàm tướng quốc vừa giảng giải chính là thường thức của thời đại này ảnh hưởng của Nho giáo lên sự hiểu biết của tầng lớp trí thức là rất lớn.

Đàm Văn Lễ đương nhiên là không đồng ý lời này của bệ hạ lão lập tức hỏi lại :" Lời này của bệ hạ làm sao mà giảng ?"

Lê Tấn bắt đầu nói :" Thương nghiệp phát triển sẽ giúp cho hàng hoá từ các nơi có thể dễ hàng lưu thông . Trong số hàng hoá mà thương nhân buôn bán sẽ bao gồm cả lương thực, gia s·ú·c . Khi một khu vực nào đó sản xuất ra dư thừa lương thực thì thương nhân sẽ đến thu mua vận chuyển đến nơi thiếu lương thực bán kiếm lời . Quá trình này giúp dân vùng dư thừa lương thực có thể bán đi lương thực thừa kiếm tiền bọn họ không cần phải tồn trữ lượng lớn lương thực trong kho dẫn đến nguy cơ hao hụt do nấm mốc . Qua một vụ kiếm lời như vậy nông dân sẽ tích cực sản xuất lương thực hơn ở vụ sau họ sẽ không ngần ngại khai hoang thêm đồng ruộng để mở rộng trồng lương thực từ đó kiếm lời nhiều hơn. Ngược lại thương nghiệp kém phát triển lượng lớn lương thực chỉ có thể tồn kho ăn đến bao giờ cho hết ai còn muốn trồng lương thực ở vụ sau nữa chứ .

Chưa kể thúc đẩy thương nghiệp phát triển sẽ gián tiếp thúc đẩy nghành thủ công phát triển . Thủ công nghiệp phát triển thì sẽ có điều kiện để công tượng sáng tạo ra nhiều nông cụ mới giúp việc sản xuất nông nghiệp trở nên ít tốn nhân lực hơn, năng suất nông nghiệp sẽ được tăng cao hơn .

Chưa hết việc phát triển ngoại thương giúp nông dân nước ta có thể bán đi những thứ dư thừa sang nước khác mua về những thứ mà chúng ta thiếu thốn. Trong trường hợp nước ta mất mùa diện rộng thương nhân có thể sang nước khác mua lương thực về bán . Từ đó giải quyết tình trạng thiếu lương thực tránh xảy ra nạn đói .

Vậy nên thương nghiệp phải thúc đẩy phát triển ngoại thương càng phải xem trọng . Chỉ có như vậy mới khiến dân chúng có được cuộc sống ấm no triều đình thì thu được thuế khoá tràn đầy ."

Bách quan nghe xong lập luận này thì trầm mặc lời bệ hạ nghe rất đúng . Bệ hạ giảng có lý có chứng lập luận sắc bén, rất khó phản bác . Chỉ là lập luận này đi ngược lại hoàn toàn so với những gì trong sách thánh hiền truyền đạt. Dù bệ hạ nói nghe có lý như thế nào cũng không thể hơn được chẳng nhẽ thánh hiền lại sai sao. Không thể nào a, không ai chấp nhận được điều đó, thánh nhân không thể sai. Mọi người lâm vào suy nghĩ giằng co một bên là lời bệ hạ giảng một bên là những gì thánh hiền truyền lại . Cả điện Kính Thiên trở nên yên tĩnh lạ thường.

Chương 121. Ai giúp đặt tên cho chương này ?