Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 122. Mở biển.

Chương 122. Mở biển.


Trong khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Tả tướng quốc Bùi Xương Trạch đứng ra tâu :" Bẩm bệ hạ lời của người có lý nhưng việc xin giao thương với nước Minh chưa hẳn có thể thực hiện được."

"Ồ" Lê Tấn có phần bất ngờ vì người đứng ra lại là tả tướng hắn hỏi lại :" Bùi ái khanh sao khanh lại nói vậy ?"

Bùi tướng quốc đáp : " bẩm bệ hạ việc giao thương này cần được chấp nhận từ hai phía hiện tại đây chỉ là ý từ mình phía bệ hạ Minh triều bên kia chưa có đồng ý. Theo những gì thần được biết thì Minh triều tổ chế cũng là trọng nông ức thương phương bắc áp dụng chính sách cấm ngoại thương trước cả nước ta từ rất lâu. Vậy nên theo thần thấy nhiệm vụ này sứ đoàn rất khó hoàn thành ."

Lê Tấn nghĩ nghĩ một chút lời của Bùi Xương Trạch có lý chuyện này đúng là khó khăn hơi nhiều. Tuy nhiên hắn là người xuyên qua đã từng sống ở thế kỷ 21 hắn biết rõ việc phát triển ngoại thương có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt là phát triển ngoại thương với Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược ra sao đó là thị trường lớn nhất thế giới với hàng trăm triệu khách hàng . Vậy nên việc này bắt buộc phải làm dù khó khăn gì ở phía trước hắn cũng quyết dẫn Đại Việt vượt qua kế hoạch 5 năm của hắn có thể dễ dàng hoàn thành hơn rất nhiều nếu làm được điều này.

Hắn nói :" Tả tướng trẫm luôn tin rằng sự do người làm chỉ cần sứ đoàn có đầy đủ năng lực thì nhiệm vụ này có thể hoàn thành. Việc mở giao thương với nước Minh rất cần thiết chuyện này không thể bàn lùi dù khó khăn như thế nào trẫm và Đại Việt cũng phải làm được . Vậy nên các ái khanh không cần nói thêm trẫm sẽ không cải biến chủ trương này."

Bách quan nghe vậy thì biết chuyện này không cần can gián, bệ hạ đã nhận định việc này là bắt buộc thì không ai có thể xoay chuyển. Ngài từng ra rất nhiều quyết định hoang đường và kiên cường chống lại ý kiến của người khác để thi hành quyết định đó nói một cách dân dã thì bệ hạ chính là đứa trẻ ương bướng dù sao ngài cũng đang trong độ tuổi phản nghịch càng cản ngài lại càng muốn làm mà thôi.

Tả tướng hiểu không thể lại can, lão xoay chuyển vấn đề quyết định đưa ra câu hỏi khác. Lão hỏi :" bệ hạ việc xin phép được tự do giao thương chưa hẳn đã có thể thành công. Dù sao việc để thương nhân hai nước đi lại như vậy sẽ không đảm bảo được an ninh biên giới, Minh triều rất khó chấp nhận điều này . Bệ hạ có nghĩ đến việc lui lại một chút mà cầu việc khác hay sao ?"

Lê Tấn vẫn ôm suy nghĩ ở thời hiện đại hắn cho rằng việc giao thương đem lại lợi ích cho cả hai bên nên khi đưa ra ý tưởng này hắn mặc định Mình triều sẽ đồng ý. Tuy nhiên lúc này đây hắn hiểu rõ ràng hơn đây mới là thế kỷ 16 việc Mình triều đồng ý giao thương rất khó khăn đạt được. Lời của Bùi Xương Trạch dẫn dẫn dắt hắn đến một vài ý tưởng có thể áp dụng .

Hắn nói :" Trong trường hợp Minh triều không đồng ý mở cửa quan ải để hai nước tự do giao thương thì chúng ta sẽ đưa ra phương án khác . Phương án thứ nhất là xin phép Minh triều cho nước ta hàng năm tổ chức các đoàn thương nhân sang Đại Minh buôn bán có thể hạn chế thương đoàn thương nhân ở số lượng hữu hạn nào đó. Song song với đó có thể học triều Tiền Lê trước kia xin phép được mở một số cửa hàng buôn bán hàng hoá Đại Việt tại thành Ung Châu, Quảng Châu. Nếu phương án này vẫn không được chấp thuận thì chúng ta sẽ dùng phương án sau cùng. Phương án này là thương nhân Đại Việt sẽ không qua nước Minh buôn bán mà chỉ cần Minh triều cho phép thương nhân nước Minh qua nước ta buôn bán là được. Đại Việt sẽ mở cửa để thương nhân người Minh tự do đến nước ta buôn bán chỉ cần họ đóng chút thuế là được."

Phương án thứ nhất nghe còn được, bách quan đều thấy có thể làm nhưng mà phương án thứ hai của bệ hạ thì mọi người đều không đồng ý. Theo suy nghĩ của bọn họ việc này nguy hại rất lớn . Nếu phương án này được thì hành thì sẽ có lượng lớn người và hàng hoá nước Minh tràn vào Đại Việt, từ đó dẫn đến mất an ninh quốc gia bên cạnh đó những thương nhân người mình kia sẽ kiếm bộn tiền từ Đại Việt, từ đó tiền tài sẽ như cơn l·ũ c·uốn về nước Minh, Đại Việt trong thời gian sau đó dần dần sẽ bị móc rỗng của cải, đặc biệt chỉ cần nhắm vào tiền đồng thì Đại Việt sẽ đại loạn.

Người am hiểu nhất về việc này chính là Dương Nguyên Trực, lão lập tức đứng ra tâu lên. Lão nói :" Bẩm bệ hạ phương án thứ hai không thể làm . Nếu áp dụng phương án này thì chỉ cần thương nhân nước Minh mang theo lượng lớn hàng hoá sang nước ta bán rồi mang theo vàng bạc, tiền đồng chở về nước Minh thì Đại Việt lâm nguy rồi. Nước Minh lớn hơn nước ta rất nhiều các ngành sản xuất của họ đều có thể cung cấp lượng lớn hàng hoá tràn vào Đại Việt từ đó chiếm lĩnh thị trường và thu lời . Trong khi hàng trong nước sẽ mất đi thị phần từ đó thui chột ngành sản xuất trong nước. Việc này rất nguy hiểm xin bệ hạ cân nhắc lại ."

Bách quan nghe Dương thượng thư nói vậy thì bắt đầu nhỏ giọng trao đổi đây đúng là mối nguy to lớn đối với Đại Việt, không thể làm như vậy được. Trong điện bỗng nhiên có chút ồn ào hơn hẳn mọi người chỉ là nói nhỏ với người bên cạnh mình nhưng cả điện Kính Thiên hàng trăm người gộp lại thì thành lớn rồi.

Lê Tấn hiểu Dương Nguyên Trực lo lắng điều gì điều mà lão đang nói tới chính là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của một quốc gia . Thời hiện đại mọi quốc gia trên thế giới đều không thể chịu được điều này trong thời gian dài bởi như vậy sẽ khiến dòng tiền trong nước bị liên tục mất đi dẫn đến khủng hoảng trừ nước Mỹ thì không như vậy . Bởi vì đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế là đô la Mỹ hàng năm nước Mỹ đều có thể in thêm tiền để bù vào khoản thâm hụt trên. Chưa kể các công ty Mỹ có đầu tư tại nước ngoài hàng năm sẽ chuyển lợi nhuận ròng trở về giúp cân bằng cán cân này . Vậy nên nước Mỹ vẫn sống khoẻ dù cán cân thương mại của họ luôn âm thậm chí là âm rất lớn. Các quốc gia khác không thể học theo Mỹ bởi vì chỉ cần bọn họ in thêm lượng lớn tiền sẽ khiến đồng nội tệ mất giá trầm trọng gây nên lạm phát cao điều này càng đáng sợ cho nền kinh tế .

Quay lại với vấn đề hiện tại, Lê Tấn quát lớn :" im lặng". Lập tức bách quan ngưng lại trào đổi bọn họ dùng ánh mắt ra hiệu cho nhau rồi có người lén nhìn hoàng đế có người cúi đầu nhìn đất, có người thì tỏ ra ung dung mà đứng nghiêm tại chỗ.

Sau khi đạt được điều mình muốn Lê Tấn bắt đầu nói :" Trẫm hiểu những gì Dương ái khanh vừa nói tuy nhiên đối với việc này trẫm có phương pháp giải quyết. Các ái khanh không cần lo lắng về điều đó. "

Lần này đến lượt Lữ Côi Vương đứng ra hỏi lão nói :" bẩm bệ hạ không biết bệ hạ lại có kế sách tuyệt diệu gì để giải quyết việc này ? Bệ hạ có thể nói ra cho chúng thần được nghe hay chăng ?"

Lữ Côi Vương không tin bệ hạ có cách giải quyết nguy cơ này lão cho rằng bệ hạ chỉ là cứng đầu c·hết không muốn nhận thua mà thôi. Vậy nên lão đứng ra giành trước mà hỏi.

Lê Tấn cười tươi hắn biết hoàng thúc lại nóng vội rồi . Hắn nói :" thực ra không phải là diệu kế gì chỉ là một suy nghĩ tầm thường mà thôi. Ngoài việc mở cửa cho thương nhân nước Minh vào Đại Việt buôn bán trẫm còn mở biên giới phía tây và phía nam cho thương nhân các nước Ai Lao, Chiêm Thành đến nước ta buôn bán và ngược lại . Đặc biệt trẫm sẽ mở biển cho phép tàu buôn các nước như Chân Lạp, Xiêm La Ai Lao Miến Điện, Thiên Trúc và các nước ở phía tây xa xôi đến nước ta buôn bán. Đồng thời cho phép thương nhân Đại Việt rong thuyền tới các nước đó buôn bán . Như vậy việc lượng lớn hàng hoá nước Minh tràn vào Đại Việt sẽ chỉ mang đến lợi ích mà không có nguy hại gì. Phải biết rằng nhu cầu đối với hàng hoá từ nước Minh của các quốc gia mà trẫm kể trên là rất lớn. Đặc biệt là trong hoàn cảnh con đường buôn bán ở tây vực đã bị cắt đứt hàng hóa nước Minh không thể theo đường bộ bán đến phía tây Minh triều lại thi hành Hải Cấm vậy nên hải thương không phát triển chủ yếu là b·uôn l·ậu rất không an toàn . Khi đó nước ta sẽ trở thành trung tâm buôn bán giữa nước Minh và phần còn lại của thế giới, có thể kiếm lời đầy bồn bát . Vậy nên các ái khanh không cần lo lắng, đây chính là con đường giúp nước ta trở nên hưng thịnh . Tương lai dân chúng có được ấm no quốc khố có được tràn đầy hay không chính là dựa vào việc này . Chỉ cần việc này thành Đại Việt chắc chắn sẽ trở nên giàu có hùng mạnh hãy tin trẫm."

Bách quan bị cái tương lai mà bệ hạ vẽ ra đánh động tương lai mà bệ hạ nói quá tốt đẹp đi sự thực mà như vậy thì không có lý nào để lại phản đối, cản trở thêm. Nhưng mọi chuyện thực sự sẽ đơn giản mà thành như vậy sao ? Phía sau cái kế hoạch này là khó khăn gì đang chờ đón?

Khác với đa số bách quan Thái sư Nguyễn Hữu Vĩnh có nỗi lo riêng. Lão trưởng quản hình bộ với sự phát triển ngoại thương, lượng lớn người nước ngoài tràn vào sẽ có thể xảy ra rất nhiều vấn đề về trị an có thể sẽ có chút loạn . Áp lực lên Hình bộ và các đơn vị cấp dưới sẽ là rất lớn.

Thái Úy Lê Quảng Độ thì lại mang trong mình nỗi lo khác nỗi lo về quân sự. Số lớn thương nhân tràn vào Đại Việt có thể mang theo bao nhiêu gián điệp nước ngoài các bố phòng quân sự liệu sẽ bị nước khác nắm rõ hay không ? Chưa kể việc khai mở hải thương sẽ dẫn đến nguy cơ trên biển. Hải quân Đại Việt hiện tại không có mạnh mẽ tổng số chiến thuyền chỉ có mấy chục chiếc trong khi hải tặc ở khu vực phía bắc đang rất mạnh ở phía nam khu vực Ma-lắc-ca cũng không thiếu. Lâu nay Đại Việt không phải là nơi được hải tặc chú ý bọn họ chủ yếu đánh c·ướp phía đông nam Đại Minh hoặc c·ướp b·óc thương thuyền ở phương nam . Nhưng sau khi mở hải thương sẽ khác Đại Việt sẽ trở thành miếng mồi ngon của hải tặc bọn họ sẽ như đàn thú dữ ngửi thấy mùi máu mà lao tới vùng biển Đại Việt kiếm ăn. Quân đội mà đứng đầu là lão sẽ gặp áp lực rất lớn trong tương lai không xa lão cảm thấy thật sự đáng lo .

Chương 122. Mở biển.