Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 124. Kế hoạch đi sứ Minh triều.

Chương 124. Kế hoạch đi sứ Minh triều.


Sáng ngày 16 tháng giêng Chính Thìn các vị trọng thần đều tới Cần Chính điện cùng hoàng đế thương nghị về việc đi sứ phương bắc. Có rất nhiều vấn đề cần bàn luận vào ngày hôm nay .

Lê Tấn mở lời trước :" Trẫm nói trước việc sứ đoàn thêm nhiệm vụ xin phép giao thương với nước Minh không cần bàn lại . Bây giờ chúng ta chỉ thương nghị kế hoạch chi tiết để sứ đoàn có thể hoàn thành bốn nhiệm vụ đã định."

Lời này của hoàng đế dập tắt hy vọng tiếp tục tranh luận về việc mở thương, mở biển của các vị đại thần. Họ đều biết bệ hạ quyết giữ ý kiến này đến cuối cùng không ai có thể lay chuyển. Quân thần bắt đầu thương nghị Đàm tướng quốc quản Lễ bộ trước tiên tâu :" bẩm bệ hạ xin bệ hạ định tên để tiến hành bang giao cùng Minh triều."

Lê Tấn hỏi lại : " Trẫm không hiểu rõ ý của ái khanh là muốn nói gì ?"

Đàm tướng quốc hơi khựng lại xong lão lại nhớ ra vị này không hiểu là bình thường, ngài ấy thiếu kiến thức trầm trọng mà. Lão từ từ giảng giải :" Bẩm bệ hạ triều ta từ trước đến nay luôn có thông lệ hoàng đế không dùng tên húy trong việc ngoại giao với phương bắc . Từ đời Thái Tổ đã làm như vậy tiếp sau các vị tiên đế đều là tuân theo lệ này."

Lê Tấn nghe vậy thì chợt nhớ ra kiếp trước hắn có đọc qua vấn đề lịch sử này . Hậu thế có rất nhiều giả thuyết về cách làm này của các vua triều Lê . Có người cho rằng đây là thể hiện sự ngầm không thần phục của các vua Lê đối với triều Minh thể hiện ý chí độc lập của dân tộc Việt . Có người cho rằng đây là hành vi giấu tên thật nhằm tránh các thủ đoạn nhằm vào hoàng đế của phương bắc bởi vì thời đại này vẫn rất tin vào các thuật pháp bùa chú phương bắc có thể dùng tên thật của vua để thực hiện chú yểm gì đó . Cũng có người thì cho rằng đơn giản các cụ nhà mình cảm thấy bản thân là vua nước nam không muốn bị phương bắc dùng tên húy của mình nói chuyện tránh cho bọn họ buông lời nhục mạ gì đó dùng cái tên giả dù chúng có chửi cũng là chửi người khác không phải là minh tư tưởng này có chút AQ. Ngoài ra còn nhiều giả thuyết khác liên quan đến vấn đề này mấy trăm năm sau đây vẫn là chủ đề được nhiều sử gia nghiên cứu mổ xẻ.

Lê Tấn thì không muốn làm giống các vị tiên đế hắn từng rất hâm mộ các vị anh hùng trong tiểu thuyết kiếm hiệp . Mỗi khi có ai đó nói " có giỏi để lại tên sau này ta sẽ tìm ngươi trả lại sỉ nhục ngày hôm nay" thì đại hiệp liền nói "đi không đổi tên, ngồi không đổi họ ta là ..." Chỉ cần nghe đến đây đã cảm thấy rất có khí phách. Lớn hơn chút thì hắn không còn hâm mộ mấy anh hùng kiểu này nữa nhưng hắn vẫn cho rằng dùng tên giả không phải là hành vi tốt trên hết hắn cảm thấy tên là do cha mẹ đặt cho có gì mà phải giấu diếm đặc biệt tên hắn còn được đặt theo tên một vị anh hùng.

Quay lại hiện tại Lê Tấn nhanh chóng đáp lại Đàm tướng:" Trẫm vẫn là dùng tên Lê Tấn đi việc dùng tên khác là không cần thiết."

Mấy vị đại thần nghe vậy thì ngẩn ra bệ hạ lại định phá quy củ nữa rồi, đây chính là việc có lệ cũ các đời hoàng đế triều ta đều làm như vậy đến đời ngài lại tự ý thay đổi . Đàm Văn Lễ cho rằng bệ hạ không hiểu được ý nghĩa trong việc này nên lập tức muốn giảng giải : " bẩm bệ hạ, ...."

Ngay khi lão còn chưa kịp nói tiếp thì Lê Tấn giơ tay lên ra hiệu lão ngừng lại hắn nói :" Trẫm không rõ các vị tiên đế trước đây làm như vậy là dụng ý gì hiện tại trẫm không thể học theo . Bởi vì lần này sứ đoàn sang nước Minh là có điều sở cầu mà muốn cầu người ta thì phải thể hiện ra thành ý. Đến cái tên cũng dùng tên giả thì làm gì có thành ý gì đáng nói đổi lại là trẫm kẻ khác đến cầu trẫm mà không thành thật như vậy thì ta sẽ không đáp ứng . Vậy nên chuyện này cứ định vậy đi các ái khanh không cần nói thêm."

Đại thần nhóm nghe bệ hạ nói vậy thì thấy có lý đổi lại là bọn họ kẻ khác cầu cạnh mà đến tên không nói thật thì bọn họ cũng sẽ tức giận. Tuy nhiên chuyện này nghe qua cũng thấy sai sai chỗ nào .

Thái Uý Lê Quảng Độ bỗng lên tiếng :" bẩm bệ hạ, chúng ta dùng tên khác chưa chắc Minh triều đã biết vậy nên sẽ không ảnh hưởng gì đến công tác của sứ đoàn . Trước kia các vị tiên đế đều là dùng tên khác phương bắc đều là không có bắt bẻ gì."

Lê Tấn lắc đầu cười nhẹ hắn nói :" Thái Uý à ngươi không cảm thấy lời này của mình không hợp lý sao ? Làm gì có chuyện Minh triều không biết các vị tiên đế dùng tên khác trong ngoại giao với bọn họ, chỉ là bọn họ không muốn nói mà thôi.

Cẩm y vệ nước ta có cả tập tài liệu về từng vị hoàng tử thân vương của Minh triều, trong đó ghi rõ ngày sinh tháng đẻ năng lực cá nhân sở thích hàng ngày tính cách bên ngoài vân vân. Từ đó có thể thấy hoàng tộc phương bắc được tìm hiểu chi tiết ra sao . Từ bản thân suy ra đối phương trẫm tin rằng Cẩm Y Vệ nước Minh cũng có đầy đủ thông tin về hoàng gia nước ta như vậy. Đông Kinh không có thiếu gián điệp của phương bắc trẫm mấy năm nay lại nổi tiếng như vậy làm gì có chuyện không được bọn họ điều tra qua. Vậy nên không cần thiết dùng tên khác làm gì trẫm vẫn dùng cái tên hoàng tổ phụ đặt cho đi."

Hắn vốn định nói rằng không cần lừa mình dối người làm gì nhưng lại sợ nói ra đụng chạm tới các vị tiên đế gây nên tranh cãi không cần thiết. Vậy nên hắn mới đem việc tên mình là được Thánh Tông đặt ra nói cứ lấy lý do bản thân tự hào với tên ông đặt cho nên không muốn dùng tên khác thì người khác chỉ có thể ngậm miệng. Năm đó khi hắn ra đời Thánh Tông còn tại thế bình thường việc đặt tên cho con trai thì cha hắn có thể tự làm nhưng ông không làm vậy mà đưa hắn đến xin Thánh Tông ban tên. Đây chính là một chiêu thức mà các hoàng tử tranh giành sự chú ý và yêu thích của hoàng đế. Nói không ngoa thì con cái chính là một loại dụng cụ tranh sủng của các hoàng tử.

Đúng như dự đoán của Lê Tấn, đại thần nhóm nghe xong thì im lặng bọn họ không thể nói thêm gì. Đàm Văn Lễ cũng đành bỏ qua chuyện này lão hỏi qua vấn đề khác : " bẩm bệ hạ xin người định tước hiệu."

Lê Tấn nghĩ đôi chút rồi nói :" trẫm dùng tước hiệu Quỳnh Đô động chủ đi. Đúng vậy chính là Quỳnh Đô động chủ ."

Vậy là hai vấn đề đã được quyết định Đàm tướng quốc coi như đã nắm được sơ bộ về vấn đề xưng hô trong ngoại giao về sau. Tiếp theo lão hỏi :" Bẩm bệ hạ tiếp theo là thành phần sứ đoàn mong bệ hạ quyết định ."

Lê Tấn ngẫm nghĩ một hồi rồi lên tiếng :" Chính sứ thì trẫm chọn Lễ bộ thị lang Lương Đắc Bằng, phó sứ thì chọn hai người Trịnh Duy Sản Khương Chủng . Còn lại do Lễ bộ sắp xếp nhân viên. "

Đại thần nhóm nghe xong thì biết bệ hạ đây là cân bằng thành phần sứ đoàn một người là đại diện của sĩ phu, một người là đại diện của quý tộc phương nam một người là thân tộc bên nhà Nguyễn Thái Phi, mẹ nuôi của bệ hạ. Bình thường thì công việc đi sứ này là nhiệm vụ được các phe phái tranh giành bởi vì người đi sứ trở về thường sẽ được tính là có công tư lịch cũng được làm đẹp thêm thành viên sứ đoàn sau này sẽ có tiền đồ tốt đẹp. Nhưng lần này có chút khác biệt nhiệm vụ bệ hạ giao cho có chút khó khăn vậy nên khi trở về là công hay tội còn chưa biết được. Hôm qua khi tan triều người lãnh đạo của hai phe sĩ phu và phương nam quý tộc có tổ chức họp bàn quyết định đều là không giành nhiệm vụ lần này. Ai cũng muốn đẩy nhiệm vụ khó cho phe kia nếu đối phương hoàn thành tốt thì thôi không may sai lầm thì phe mình có cơ hội bỏ đá xuống giếng. Không ngờ bệ hạ lại chơi trò cân bằng hai bên mỗi bên ngài cử một người bản thân cử một người bên nhà ngoại tham dự . Cứ như vậy ai cũng không tiện phản đối.

Đàm tướng quốc lại nói: " bẩm bệ hạ sứ đoàn còn cần có một người đi theo hộ tống xin bệ hạ cắt cử một vị tướng quân bảo hộ sứ đoàn."

Lần này Lê Tấn suy nghĩ rất lâu cuối cùng hắn thốt lên hai chữ : " Nguyễn Kim ". Dừng lại một chút hắn nói :" Trong túc vệ quân có một thống lĩnh tên là Nguyễn Kim người này võ nghệ cao cường đã tham gia bảo hộ hoàng cung gần mười năm kinh nghiệm có thể nói là phong phú. Trẫm thấy dùng người này thống lĩnh một nhóm túc vệ quân bảo hộ sứ đoàn hẳn là hợp lý, dù sao đây cũng liên quan quốc thể nên sử dụng tinh nhuệ để còn ngầm khoe được quân uy Đại Việt. "

Thái sư nghe vậy thì giật mình lão không rõ bệ hạ tại sao lại chọn đứa cháu họ này của mình. Chả nhẽ ngài lại định dùng mưu kế gì để lôi kéo phủ Trường An Hầu, tạo ra sự rạn nứt trong gia tộc họ Nguyễn hay sao ? Hay là bệ hạ đã đạt được sự thoả thuận nào đó với chi dưới này trong gia tộc lão cảm thấy phải đề phòng một chút. Trò ly gián quan hệ này là thủ đoạn chính trị thường gặp đây là lúc thử thách lòng tin giữa người và người. Vậy nên lão cảm thấy rất khó nghĩ trong vấn đề này.

Lê Tấn mà biết lão nghĩ vậy thì hẳn sẽ cười lớn thực ra hắn chẳng có m·ưu đ·ồ gì trong việc cử người đi sứ lần này. Đầu tiên hắn chọn Lương Đắc Bằng là bởi vì người này có tài có thể đảm nhiệm trọng trách lãnh đoàn. Chọn Trịnh Duy Sản là vì tên đó tính khí táo bạo có thể cho thấy sự mạnh mẽ có chút ngang bướng của Đại Việt. Khương Chủng chính là tai mắt hắn cắm vào sứ đoàn tên này có tính rất hay để ý nhỏ nhặt rồi đi cáo mật người khác, có lão trong sứ đoàn sẽ tạo chút áp lực để những người khác không thể thông đồng bỏ bê công việc. Cuối cùng chọn Nguyễn Kim là vì cảm thấy người này đủ trầm ổn có thể bảo hộ tốt sứ đoàn trí tuệ của hắn cũng rất tốt khi cần có thể hỗ trợ Lương Đắc Bằng, Trịnh Duy Sản đưa ra chủ ý. Hắn cho rằng với sự góp mặt của ba nhân vật nổi bật trong lịch sử đầu thế kỷ 16 này thì sứ đoàn còn thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Mấy vị còn lại ngầm nhìn về phía Thái sư một cái họ cũng tò mò gia tộc họ Nguyễn và bệ hạ đây là chuyện gì xảy ra. Đàm tướng quốc không có để việc này đi quá xa lão lại hỏi :" Bẩm bệ hạ ngoài những cống phẩm như mọi khi thì người có muốn thêm gì vào danh sách tiến cống hay không?"

Thông thường đồ cống phẩm sẽ gồm hai bức tượng bằng vàng một số đặc sản phương nam như trầm hương ngọc trai vân vân đôi khi sẽ cống thêm voi lớn . Lần này muốn cầu việc nhiều hơn nên Đàm Văn Lễ mới hỏi xem bệ hạ có thêm gì vào danh sách cống phẩm hay không.

Lê Tấn lại tính toán một chút rồi nói :" cống phẩm không thay đổi so với mọi khi chỉ là tặng thêm quà cho một số cá nhân ở phương bắc.

Đầu tiên là tặng chút lễ vật cho đông cung của nước Minh đi. Tặng một phần lễ lớn cho Minh triều thái tử coi như là tạo quan hệ trước, dù sao thì Minh đế chỉ có một vị hoàng tử này mà thôi vị đó chính là đế vương tiếp theo của phương bắc. Lấy lòng chủ nhân đông cung thì cũng nên coi trọng người bên cạnh một chút tặng vài phần quà nhỏ cho đám hầu cận của Minh triều thái tử đi.

Ngoài ra cũng nên tặng chút quà nhỏ cho mấy vị trọng thần phương bắc như Lưu Kiện, Tạ Di Lý Đông Dương, Hàn Văn, Mã Văn Thăng ...nói chung là quan lớn Đại Minh thì sứ đoàn nên tặng chút lễ có thể không cần quá quý giá nhưng đó là tấm lòng sau này làm việc sẽ thuận lợi hơn."

Mấy vị đại thần nghe vậy thì ngầm hiểu, bệ hạ đây là muốn tạo quan hệ với tất cả những vị trí cao của phương bắc để vận động hành lang cho kế hoạch cùng phương bắc giao thương của mình. Đây là cách làm khôn ngoan, nhiều người nói giúp thì Minh đế hẳn là dễ đồng ý với thỉnh cầu này của Đại Việt hơn một chút .

Mọi vấn đề về cơ bản là hoàn tất chỉ cần tổ kiến sứ đoàn và chuẩn bị văn thư cống phẩm chuyện này Lễ bộ rất quen thuộc. Chỉ còn vấn đề cần quyết sau cùng, Đàm tướng quốc lại hỏi :" bẩm bệ hạ xin bệ người quyết định thời gian sứ đoàn khởi hành. "

Lê Tấn trả lời :" cuối tháng giêng này đi để khâm thiên giám chọn ngày tốt trẫm sẽ đích thân đưa tiễn sứ đoàn ."

Mọi chuyện đến đây coi như là hoàn tất quân thần bàn luận thêm vài chi tiết cụ thể hoàn thành kế hoạch đi sứ phương bắc. Đầu giờ ngọ hoàng đế hồi cung, các đại thần tản đi trở về công sở.

Chương 124. Kế hoạch đi sứ Minh triều.