Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 126. Kỵ húy.
Chương 126.
Sau một hồi Lê Tấn lại hỏi bé gái :" Ông em tên gì vậy ?"
Bách quan nghe câu hỏi này thì hiểu đến lúc rồi bệ hạ nói sang chuyện phạm húy rồi . Ngài cũng thật ác đứa nhỏ nói sai một lần ngài còn cố tình gài nó nói lần hai .
Bé gái thì nào biết chuyện gì nó chỉ nghĩ đơn giản là có người hỏi tên ông nội vậy nên nó nhanh nhảu đáp :" Ông em tên Tấn."
Lê Tấn lại hỏi bé gái :" Ông em là người bên kia hả ?" Vừa nói hắn vừa chỉ tay về hướng lão nông đang quỳ .
Bé gái nhìn theo hướng hắn chỉ nhận rõ đó là ông nội thì gật đầu. Nó nói :"đúng là ông em."
Lê Tấn nghe vậy thì không hỏi bé gái thêm mà ra hiệu cho lão nông tiến lại đây ông ta rất nhanh bò tới gần . Sau khi cách bệ hạ khoảng một trượng hơn Lão nông dừng lại giọng hơi sợ hãi lên tiếng :" bẩm bệ hạ tiểu dân là ông đứa nhỏ."
Lê Tấn nhìn lão nông này qua bề ngoài có thể thấy đây là một lão nông trung niên tuổi tác sắp xỉ trên dưới năm mươi đi. Gương mặt lão hình chữ điền có chút đen đen cơ thể có vẻ còn cường tráng lắm, hẳn là vẫn có thể làm cày bừa đều đều. Sau khi quan sát một vòng thì hắn hỏi :" Ngươi tên là Tấn sao ?"
Lão nông không rõ lắm bệ hạ tại sao lại hỏi việc này nhưng thấy các vị đại quan phản ứng thì biết có vẻ chuyện không có đơn giản chỉ là hỏi tên. Lão vắt óc suy nghĩ xem vấn đề nằm ở đâu nhưng không nghĩ ra . Không trách được lão mấy năm nay lão chỉ ở trong trang không có vào trong kinh thành lần nào nên không nghe được tin tức về tân đế. Chưa kể dù có nói chuyện với nhau thì người ta cũng tránh tên húy của các vị quý nhân mà dùng tước hiệu để gọi như thể cái tên Lê Tấn thì chỉ số ít người biết, bọn họ thường sẽ chỉ biết Tĩnh vương hay Đoan Khánh đế. Dù nghĩ không ra nhưng không thể để bệ hạ chờ lâu lão nông bèn đánh liều đáp :" bẩm bệ hạ đúng là vậy ."
Lê Tấn khẽ cười nói :" thật trùng hợp trẫm cũng tên là Tấn là chữ Tấn trong Tấn Quốc . Không biết tên lão là chữ Tấn nào?"
Nghe đến đây thì lão nông vô cùng kinh hãi lão biết chuyện gì đã xảy ra đây là tội phạm húy sẽ bị chém đầu đó . Lão run rẩy ấp a ấp úng mà nói :" Bẩm bệ hạ tiểu dân cũng không rõ . Cha mẹ tiểu dân không có biết chữ khi xưa chỉ là đặt một cái tên để gọi tiểu dân cũng là chưa từng học chữ nên không biết tên mình viết như thế nào."
"Ồ, thì ra là vậy ." Sau khi tỏ ra có chút bất ngờ thì Lê Tấn xua tay . Lão nông đang hoảng loạn nên không hiểu đây là ý gì lão cho rằng bệ hạ không hỏi nữa mà phẩy tay có nghĩa là ngài ra hiệu g·i·ế·t người. Vậy nên vội vàng cầu xin :" tiểu dân xin chịu tội xin bệ hạ tha cho người nhà của tiểu dân tiểu dân xin chịu tội ....." Lời cầu xin cứ như vậy vàng lên.
Lê Tấn nghe vậy thì biết lão hiểu nhầm ý mình hắn chỉ là muốn cho lão lui đi mà thôi. Hắn liền nói :" Đừng có xin nữa trẫm không có định bắt tội nhà ngươi ngươi lui đi."
Mọi người xung quanh đều không hiểu cho lắm ai cũng cho rằng bệ hạ sẽ bắt sẽ tội phạm húy động tác vừa rồi của ngài được hiểu là ra hiệu túc vệ áp lão nông này xuống xử lý thực tế thì có hai tên túc vệ đang tiến lại gần lão. Lời này của bệ hạ khiến suy nghĩ của mọi người bị việt vị hai tên túc vệ quân thì bỗng khựng lại rồi từ từ lùi đi. Đám túc vệ cảm thấy theo hầu vị này quá khó đi bọn họ thầm nghĩ từ giờ phải chờ khi nào bệ hạ có lệnh thì mới hành động nếu không lại phạm lỗi thì khổ.
Lão nông vốn cho rằng lần này c·h·ế·t chắc lão chỉ mong không liên lụy người nhà là tốt rồi . Không ngờ lại là như vậy niềm vui đến quá bất ngờ lão thầm nghĩ hoàng đế thật là người tốt . Vội vàng nói:" tạ ơn bệ hạ tha mạng tạ ơn bệ hạ tha mạng . Từ giờ trở đi tiểu dân lập tức đổi tên không dám phạm sai tiếp nữa."
" Hử" Lê Tấn bất ngờ hỏi lại lão nông :" Tại sao ngươi lại muốn đổi tên ? ".
Mọi người nghe vậy lại sững ra lần nữa họ không hiểu bệ hạ sao lại hỏi như vậy. Tại sao lão nông phải đổi tên không phải quá rõ rồi sao ngài đừng nói đến kỵ húy ngài cũng không biết nha không thể nào đâu chính ngài từng bị phạt vì lý do này mà.
Lão nông bị hỏi như vậy thì vô cùng bối rối lão thật không đoán được bệ hạ lại muốn gì . Lão biết mình phạm sai nên mới nói rằng mình sẽ đổi tên vậy mà nhìn thái độ của bệ hạ có vẻ không vui. Lão không biết phải đáp làm sao cho phải lẽ cứ thế ngập ngừng một lúc.
Lê Tấn thấy lão không trả lời thì hỏi thêm :" ngươi là thấy tên Tấn không hay nên muốn thay đổi sao ?"
Lão nông vội vàng đáp :" Không phải không phải tiểu dân nào có ý đó thật không có ". Lão thật gấp lão dám đồng ý lời này sao nói ra tên húy của vua là tội chê bai cái tên đó tội lại càng cao hơn một bậc. Vậy nên lão phải nhanh chóng đáp lại không thể để bệ hạ cho là lão có ý như vậy thật.
Lê Tấn lại hỏi :" Vậy là cái tên này đem lại vận rủi cho ngươi nên ngươi mới muốn thay đổi rồi ?"
Lão nông suýt nữa thì gật đầu may mà ngừng kịp thật là nguy hiểm a. Trong lòng lão thầm nghĩ đúng là do cái tên nên lão mới có tai kiếp này, vậy nên bảo nó mang đến vận rủi cho lão không có sai. Tuy nhiên không thể nói vậy bản thân nói tên của hoàng đế mang đến vận rủi là ý gì đây không phải là tự tìm đường c·h·ế·t sao.
Lão nông cố gắng bình tĩnh đáp :" bẩm bệ hạ tiểu dân không có ý đó . Tiểu dân chỉ là thấy bản thân không xứng với cái tên này nên tự muốn đổi tên . "
Lê Tấn nghe thế thì hỏi lại :" quả thực là như vậy sao ?"
Lão nông đáp :" bẩm bệ hạ đúng là như vậy tiểu dân nào dám dối lừa."
Lê Tấn nghe vậy thì nói :" Thôi vậy trẫm còn muốn thưởng cho cha mẹ ngươi đâu họ quả thật là biết đặt tên . Cái tên này thật là rất tốt mà tên Tấn có rất nhiều người tài giỏi mọi người nên đặt tên con là Tấn. "
Mọi người nghe xong trực tiếp ngẩn ra lại gì nữa đây. Bệ hạ đây là muốn tự khen bản thân mà nói vậy hay là còn có ý tứ gì khác. Mà tên vua là kỵ húy không thể nói chứ đừng nói là đặt cho con mình lời bệ hạ nói ra khiến mọi người trở nên hồ đồ rồi.
Lão nông thì càng là không hiểu lão bây giờ chỉ muốn chuyện này mau qua chỉ cần bình an là tốt rồi không có mong được ban thưởng gì đó. Nghĩ lại có chút hối hận lão đây là lỡ mồm nếu cứ vậy xin cáo lui là yên rồi còn nói ra chuyện đổi tên làm gì. Lão nhỏ giọng mà nói :" nhà tiểu dân không dám nhận bản thưởng xin bệ hạ cho tiểu dân được lui."
Lại có người từ được khen thưởng, điều này khiến hắn thấy kỳ lạ. Tuy nhiên người ta đã không muốn thì hắn không ép . Vậy nên Lê Tấn lại xua tay rút kinh nghiệm lần trước hắn vừa dùng cử chỉ vừa nói :" cho ngươi lui."
Vậy là lão nông như được đại xá lão vội tạ ơn rồi lui đi cuối cùng thì cái mạng nhỏ của lão giữ được rồi . Lão thực sợ bệ hạ lại hỏi thêm gì đó chỉ cần bệ hạ không hỏi lão không cần nói mà không nói sẽ không nói sai.
Ngay khi lão nông rời đi hữu tướng quốc Đàm Văn Lễ tiến lại gần nói :" bẩm bệ hạ người mới lên ngôi chưa lâu còn chưa ban chiếu quy định những từ kỵ húy nên phần lớn dân chúng còn chưa rõ ràng. Thần kiến nghị bệ hạ nên sớm ban chiếu quy định rõ việc này để tránh kẻ dưới vì không biết mà mạo phạm."
Đây là lệ cũ của các đời đế vương triều ta thường sau khi vua mới lên ngôi sẽ ban chiếu quy định những từ bị cho là kỵ húy. Quy định kỵ húy có xuất xứ từ phương bắc ở nước ta thì quy định này được đưa vào áp dụng từ thời Trần. Thời Trần thì chỉ kỵ tên của hoàng đế đến triều Lê thì quy định này được mở rộng hơn tên húy của Thái Hậu, của Quý Phi nương nương đều bị liệt vào danh sách kỵ húy.
Lê Tấn còn nhớ rõ khi trước Lê Thuần từng hào hứng mà kể cho hắn câu chuyện chú Cuội trèo cây đa lên đến cung trăng . Chỉ là phiên bản của hắn kể có chút khác trên cung trăng không phải là Hằng Nga mà là Nguyệt Nga. Khi đó Lê Tấn đã khăng khăng là hắn kể sai rồi phải là Hằng Nga mới đúng . Về sau Lê Tấn mới biết người sai là mình bà nội hắn tên húy là Nguyễn Thị Hằng nên chữ Hằng bị vua Thánh Tông liệt vào kỵ húy. Điều này khiến cho hàng loạt người phải đổi tên tên địa danh được sửa lại . Trong đó tiêu biểu nhất là nàng Hằng Nga dù nàng là thần tiên trên trời cũng không thoát được kiếp nạn này.
Lê Tấn rất ghét cái quy định này chuyện là hắn từng nếm quả đắng qua . Có một ngày mùa hè hắn cảm thấy quá oi bức nên muốn uống nước đường pha chanh vậy là lớn tiếng giữa đường sai người hầu đi mua loại quả có vị chua này . Xui rủi thể nào lại bị người có tâm nghe thấy chạy đi cáo trạng với phụ hoàng hắn. Hắn lập tức bị triệu vào cung hỏi tội vì phạm tội đại bất kính phụ hoàng hắn tên húy là Lê Chanh . Lần đó hắn bị phạt đánh 10 roi chứ không ít rất tức giận hắn liền sai người tra xét việc này. Cuối cùng biết được một tên quan ngự sử không biết làm sao biết tin đã đi cáo hắn hắn nhớ rõ lão ta là Đỗ Thế Bình làm ngự sử trung thừa. Không thể chịu thiệt như vậy hắn quyết định phải cho lão một bài học thích đáng. Thế là dân chúng kinh thành được thấy một màn đặc sắc . Tĩnh vương điện hạ sai người trùm đầu quan ngự sử đánh đập ngay giữa đường đám gia nô theo hầu của lão còn thảm hơn vì muốn bảo vệ lão gia mà bị đánh thừa sống thiếu c·h·ế·t.
Kết quả hắn lại bị phạt lần nữa phụ hoàng rất tức giận với hành vi trả đũa này của hắn. May mà lần đó hắn có chuẩn bị từ trước, buổi chiều đánh người xong lập tức tìm tửu lầu công khai uống rượu . Dù hắn uống không nhiều nhưng cứ tỏ ra say mèm, đổ rượu ra người tùm lum rồi để người hầu khênh về phủ . Khi trong cung người tới thì hắn cứ thế giả say như c·h·ế·t nên tránh qua được thời điểm phụ hoàng tức giận nhất . Cuối cùng chỉ bị phạt chút bổng lộc cấm túc mấy tháng.
Càng nghĩ hắn càng thấy cái quy định bắt lỗi kỵ húy này vô lý vậy nên hắn trả lời Đàm tướng quốc:" Trẫm không có ý định ban hành chiếu chỉ như vậy."
PS: tối chương muộn chút.