Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 13.Trái phiếu.

Chương 13.Trái phiếu.


Trong khi Nguyễn Nhữ Vi đi tuyên khẩu dụ bệ hạ đến Hàn Lâm Viện thì trong Cần Chính điện các đại thần suy nghĩ cặn kẽ lại quy định về chi dùng quốc khố của nhà vua. Họ phải cố gắng tìm ra điểm đột phá nào đó để có thể kéo thêm một chút lợi ích về với phe mình hoặc lĩnh vực mình quản lý.

Lê Tấn nhìn thấy nhóm đại thần chuẩn bị có người bước ra tấu trình thì hiểu là bọn họ tìm được điểm có thể phản bác đối với kế hoạch của hắn. Có rất nhiều điểm để họ có thể đem ra biện luận đối với quy định mới này. Rõ ràng đây chỉ là một bản quy định mà hắn mới vạch ra, nội dung còn nhiều chi tiết không được chặt chẽ. Đám lão thần này đều là người trải qua thăng trầm quan trường hàng chục năm, trí tuệ hay tầm nhìn đều là đỉnh cấp . Chỉ cần thời gian ngắn bọn họ ổn định lại sẽ có thể nghĩ ra cách phản bác.

Lúc này Lê Tấn quyết định di chuyển sự chú ý của họ bằng cách ném ra vấn đề mới. Hắn nói : " Dương ái khanh có đề ra hai phương pháp là tiết kiệm và đi vay trẫm đều rất tán thành. Lúc nãy chúng ta bàn về tiết kiệm rồi bây giờ chuyển qua chuyện đi vay. Dương ái khanh, việc này do khanh đề ra ý kiến, khanh nói trước đi."

Mọi người trong điện nghe xong thì ngẩn người kinh nghiệm quan trường bao năm nói cho bọn họ biết bệ hạ đây là muốn giở trò vô lại. Ngài đem chuyện khác ra nói để bọn họ không có cơ hội phản đối với quy định kia. Trong lòng bọn họ có chút tức giận mắng thầm không thôi nhưng ngoài miệng không thể nói gì được. Vậy nên mọi người đều đúng quy đúng củ mà đứng nghe.

Dương Nguyên Trực nghe vua gọi tên thì chỉnh đốn lại mạch suy nghĩ lựa chọn câu từ đi ra chắp tay tấu : " bẩm bệ hạ về chuyện vay tiền thần cũng có đôi điều suy nghĩ thiển cận mong bệ hạ cùng các vị đại nhân nghe xong rồi cho lời chỉ dạy." - Lão dừng lại một chút rồi tiếp tục nói : " thần cho rằng triều đình nên tổ chức một cuộc gặp mặt mời các thế gia đại tộc, nông thôn đại địa chủ, phú thương tới dự. Có thể mở một bữa gặp mặt uống trà hoặc thưởng hoa ngày xuân chẳng hạn. Trong cuộc gặp bệ hạ sẽ đề xuất việc quốc khố thiếu hụt và muốn vay mượn tiền lương từ bọn họ để bù đắp tạm thời, đợi ngày sau thuế khoá tràn đầy sẽ trả lại. Thần cho rằng bệ hạ có thể hứa hẹn cho bọn họ một chút vinh danh hoặc nhường chút lợi ích nào đó khi cần thiết. Như vậy chuyện này có thể thu hoạch khả quan."

Lê Tấn nghe xong thì hiểu đây là muốn để hắn bỏ xuống mặt mũi đi vay tiền lương cho quốc khố. Khi cần thiết hắn còn phải tỏ ra yếu thế, thoả hiệp một số điều kiện của đám người kia. Việc này có tổn hại uy vọng đế vương của hắn, phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Cảnh tượng bệ hạ chau mày suy nghĩ, ngón tay gõ bàn lại hiện ra trong Cần Chính điện.

Dương thị lang thấy bệ hạ không nói mà lâm vào trầm tư suy nghĩ nên cũng đành chịu. Lão tiếp tục đứng đó chắp tay chờ nhà vua mở lời. Đại thần nhóm còn lại mấy người giữ im lặng chờ nghe. Trong lòng bọn họ cũng hiểu rõ việc này có chút tổn hại uy nghiêm của đế vương. Đã như vậy thu hoạch chưa hẳn khả quan. Bọn họ từ một góc nhìn khác cũng được tính vào nhóm người mà bệ hạ muốn vay tiền. Ai cũng rõ cho nhà vua vay tiền kiểu này phong hiểm rất lớn. Bệ hạ vay nhưng không hẹn ngày trả cụ thể, chỉ nói khi nào quốc khố thu thuế tràn đầy thì trả lại. Lúc sau bệ hạ lại chơi xấu không chịu trả mà nói quốc khố thu chi vẫn không có dư thì mãi mãi không trả họ cũng không thể làm sao đòi được đi. Vậy nên chuyện này kết thúc có thể đoán được, mỗi nhà sẽ coi như vì nể mặt vua mà bỏ ra chút tiền lương gọi là có cho vay. Khoản nợ này chú định không thể đòi về.

Lê Tấn cảm thấy chuyện này rất không ổn, hắn nghĩ tới một kiểu vay tiền của nhà nước được dùng ở mấy trăm năm sau đó là phát hành trái phiếu quốc gia. Cách này có thể áp dụng được mặc dù nó rất mới mẻ và chưa chắc đã được dân chúng thời đại này chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên vẫn phải thử thôi, đây đã là cách ổn nhất mà vẫn bảo toàn được uy nghiêm đế vương của hắn. Hắn nói : " Dương ái khanh, ý kiến của khanh rất tốt nhưng trẫm cho rằng còn có cách tốt hơn. Thay vì chỉ vay tiền lương từ đại hộ giàu có triều đình sẽ hạ chiếu đi vay toàn dân thiên hạ."

Đại thần nhóm nghe vậy thì tỏ ra khó hiểu, bệ hạ muốn nói gì kia. Vay tiền tìm đại hộ giàu có vay là đúng rồi, đám bình dân thì có thể có bao nhiêu tiền lương mà cho triều đình vay chứ, ngài lại hồ đồ rồi. Dương Nguyên Trực cũng không hiểu nổi dụng ý của nhà vua nên lão chắp tay nói : " thứ cho thần ngu dốt không hiểu được thánh ý . Thần xin được bệ hạ chỉ dạy chuyện vay tiền toàn thiên hạ như bệ hạ vừa nói là như thế nào."

Lê Tấn nghe vậy thì hiểu dù là Dương Nguyên Trực quản hộ bộ cũng không hiểu được ý hắn. Hắn bắt đầu giải thích : " ý của trẫm là triều đình mà đại diện là Hộ bộ sẽ phát xuống công văn vay tiền người trong thiên hạ. Công văn này sẽ phát tới các địa phương trong cả nước. Nội dung của nó là triều đình thiếu tiền lương nên muốn vay tiền dân chúng. Để các xã quan, huyện quan lập danh sách các hộ có dư tiền lương cho triều đình vay. Đương nhiên sẽ không ép buộc mà phải là hộ dân đó tự nguyện cho vay. Cuối cùng thì đề ra thời hạn trả nợ và tiền lãi trả cho người dân sau khi đáo hạn."

Đám đại thần nghe vua giải thích vậy thì bắt đầu hiểu ra. Dương Nguyên Trực với tư duy kinh tế nhạy bén của người quản Hộ bộ thời gian dài thì như được khai sáng. Lão thấy đây đúng là một cách tốt, vừa có thể huy động vay từ nhiều người mà bệ hạ lại không cần phải tổn hại uy nghiêm. Việc định rõ thời hạn trả nợ trả tiền lãi có thể tăng thêm niềm tin và hứng thú cho vay của dân chúng. Tuy nhiên cần phải quy định chi tiết hơn mới được.

Lão chắp tay hỏi :" bệ hạ, thần nhìn chung là hiểu ý người. Tuy nhiên còn vài điểm thần không rõ chi tiết mong bệ hạ chỉ điểm."

Lê Tấn nghe vậy cười nhẹ nói : " Dương ái khanh cứ hỏi, có gì trẫm sẽ chỉ dẫn chi tiết cho khanh đi làm."

Dương Nguyên Trực nghe vậy trong lòng vui mừng liền hỏi :" Bệ hạ cho thần hỏi việc lập sổ sách, khế ước vay mượn, trả nợ khi đáo hạn sẽ tiến hành như thế nào?"

Lê Tấn chậm rãi giảng : " Đầu tiên nói về việc lập sổ sách đi. Việc này sẽ do xã quan lập danh sách các hộ tự nguyện cho vay. Trong sách này ghi rõ hộ nào cho vay bao nhiêu trong thời hạn bao lâu, sau đó sẽ phát cho mỗi hộ cho vay một tờ phiếu ghi nhận khoản vay gọi là trái phiếu. Trên trái phiếu chép lại nội dung giống như trong sổ sách của xã quan. Sau đó xã quan sẽ đem danh sách lên cấp huyện để huyện quan sao chép, lưu trữ. Tiền lương vay được cũng di chuyển cùng sổ sách để huyện quan kiểm nhận, tiếp đó chuyển tới các kho để triều đình sử dụng. Khi đáo hạn hàng năm huyện quan sẽ mang sổ sách ra cùng xã quan đối chiếu xem những khoản vay của hộ nào cần trả thì chuyển số tiền gốc và lãi cho xã quan, xã quan vận chuyển về xã chi trả cho những người cho vay. Đối chiếu sổ sách cùng trái phiếu hộ dân trùng khớp thì chi trả gốc và lãi, đồng thời thu lại trái phiếu đã phát hành."

Dương Nguyên Trực nghe vậy thì trong lòng đã định hình rõ ràng cách vận chuyển của kiểu vay nợ này. Chỉ là lão băn khoăn không rõ cái tờ giấy vay nợ sao không gọi khế vay mà là trái phiếu. Dù sao cũng chỉ là vấn đề tên gọi tạm thời bỏ qua. Đám đại thần còn lại cũng gật gù trong lòng khen hay, quả thật là phương án tốt. Việc vận hành chuyện này và kết quả ra sao còn phải chờ đợi phía sau.

Chương 13.Trái phiếu.