Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 143. Tứ quý .

Chương 143. Tứ quý .


Chương 143.

Ngày 10 tháng 2 trong sân Phụng Tiên quân thần có mặt tham gia đại triều hội. Hôm nay hoàng đế không ban chiếu triều thần bắt đầu tấu báo .

Khởi đầu triều hội Ngô thượng thư đứng ra tâu lên :" bẩm bệ hạ thần xin được khải tấu ."

Lê Tấn:" Chuẩn mời lão đại nhân trẫm nghe đây."

Ngô thượng thư tâu :" bẩm bệ hạ tiến độ xây dựng lăng của tiên đế rất khả quan theo dự tính có thể hoàn công sớm hơn thời hạn . Đây chính là báo cáo tiến độ được đưa tới ngày hôm qua xin bệ bệ hạ ngự lãm."

Nói đến đây Ngô Minh Hải tay dâng lên một bản tấu chương . Trong lòng Ngô thượng thư nghĩ lại trước tết bệ hạ cho an bài tăng tốc việc xây dựng lăng tẩm lúc đó lão rất hoài nghi việc đó có kết quả thế nào . Bây giờ nhận được báo cáo thì thật là tiến độ tăng nhanh rất nhiều tuy nhiên lão không thấy bất ngờ bởi đã được học hỏi qua những kiến thức của bệ hạ.

Lê Tấn ra hiệu cho Nguyễn Nhữ Vi làm việc . Đại tổng quản nhanh chóng đến nhận lấy tấu chương, kiểm tra cẩn thận rồi dâng lên . Nguyễn đại tổng quản đã khỏi hẳn, có thể quay lại hầu hạ hoàng đế lão dưỡng thương gần một tháng.

Lê Tấn nhận tấu chương mở ra xem trong báo cáo gửi về nói rõ chi tiết tiến độ công việc dự đoán có thể hoàn công trước thời hạn ba tháng mà Lê Tấn đề ra khoảng 5-7 ngày . Tính toán qua thì sẽ tốn không ít tiền thưởng dù sao mỗi ngày một người 100 đồng .

Lê Tấn nói :" rất tốt Công bộ phúc đáp lại cho bên dưới trẫm rất hài lòng về biểu hiện của bọn họ tiền thưởng sẽ được cấp đầy đủ ."

Ngô thượng thư :" tuân mệnh bệ hạ sau khi trở về thần lập tức làm ngay."

Lê Tấn hỏi :" lão thượng thư còn tấu thì tiếp tục tâu lên không còn thì trẫm cho khanh lui."

Ngô thượng thư không còn tấu lão xin phép lui về hàng . Lần này đến lượt Binh bộ thượng thư Nguyễn Quang Mỹ đứng ra . Lão tâu :" bẩm bệ hạ thần xin được khải tấu."

Lê Tấn :" Chuẩn, ái khanh nói đi trẫm nghe đây."

Nguyễn Quang Mỹ:" bẩm bệ hạ do tình hình cấp thiết việc giảm quân số chỉ thi h·ành h·ạn chế tình trạng thiếu thốn tiền lương không thể giải quyết . Thần xin bệ hạ tăng thêm phần chi tiền lương cho q·uân đ·ội năm nay ."

Chỉ có vài người hiểu rõ nguyên nhân của chuyện này đây là một nhượng bộ của hoàng đế dành cho q·uân đ·ội .

Lê Tấn suy ngẫm một chút hắn biết q·uân đ·ội muốn duy trì quân số cần phải thêm tiền lương suy tính cẩn thận hắn quyết định :" Vậy đi trẫm tăng cho q·uân đ·ội thêm 20 vạn quan tiền dùng cho lương hưởng năm nay."

Nguyễn thượng thư, Thái Uý trong lòng có vẻ không vui vì bệ hạ keo kẹt quốc khố vừa có thêm hơn hai trăm vạn quan mà ngài chỉ cho có chút đó . Tuy nhiên có thêm 20 vạn quan đã rất tốt dùng tiết kiệm hẳn là đủ . Nguyễn thượng thư lập tức tạ ơn mà lui .

Thấy Binh bộ xin được tiền lập tức Lại bộ thượng thư Bùi Minh Viễn đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ thần xin được tâu lên một chuyện."

Lê Tấn:" Chuẩn mời ái khanh nói trẫm nghe đây."

Bùi thượng thư tâu :" bẩm bệ hạ trước đây vì quốc khố thiếu thốn bệ hạ quyết định cắt giảm bổng lộc của quan viên trong nước chúng thần ai nấy đều nghe theo . Nay quốc khố sung túc thần xin bệ hạ khôi phục lại bổng lộc như cũ cho quan viên cả nước ."

Lê Tấn nghe vậy thì biết khoản tiền hơn hai trăm vạn hắn mới c·ướp được của ba nhà bị để ý tới. Lý do rất đơn giản trước đây thiếu tiền thì cắt giảm mọi thứ nay quốc khố tiền lương đầy đủ thì có phải nên trở lại mức cũ hay không. Chỉ cần mang lý do này ra nói thì hoàng đế như hắn phải chấp nhận cho tiền không thì đuối lý . Lê Tấn lại bấm bụng chi thêm cho bổng lộc quan lại 20 vạn quan tiền số này không đủ để khôi phục lại như mức cũ nhưng cũng coi như có thêm . Lê Tấn dùng lý do áp dụng quy định về chi dùng ngân khố tiền lương chi cho q·uân đ·ội và chi trả bổng lộc quan lại bằng nhau vậy nên không thể cho thêm . Bùi Minh Viễn dù không hài lòng nhưng cũng đành chấp nhận ít ra lão đã đòi thêm được chút tiền bổng lộc cho bách quan chia ra mỗi người không thêm được bao nhiêu nhưng có còn hơn không.

Lập tức lại có thêm vài người đứng ra xin thêm tiền . Lý do thì đủ kiểu đặc biệt Lễ bộ, Công bộ đưa ra lý do chính đáng nhất bệ hạ thêm cho bọn họ việc nha ngài muốn cải táng cho mẹ đẻ thì không thể để bọn họ tay không bắt giặc đi. Vậy là Lê Tấn tiếp tục phải cấp thêm tiền trong thời gian ngắn đã quyết chi mấy chục vạn quan . Đám người này giống như đàn cá hổ cùng rỉa thịt mục tiêu của bọn họ là số tiền mới nhập vào quốc khố .

Làn sóng xin tiền tạm qua tiếp theo Đàm Văn Lễ đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ năm nay có khoa cử thần xin bệ hạ ban chiếu quy định những từ phạm húy tránh để thí sinh không biết mà phạm vào lỗi này ."

Kỵ húy là quy định được thi hành khá nghiêm khắc thời phong kiến đặc biệt trong khoa cử thí sinh dù bài thi có xuất sắc đến đâu mà phạm lỗi này thì coi như công sức đổ sông đổ bể không chỉ vậy còn mang tội.

Trong hoàng trang Đàm Văn Lễ từng hỏi qua về chuyện này Lê Tấn đáp không có ý định ban chiếu về kỵ húy . Khi ấy lão Đàm muốn nói thêm nhưng bị Lê Tấn gác lại . Hôm nay lão lại đem việc này ra nói lý do rất chính đáng đó là phải tổ chức khoa cử phải quy định trước tránh cho thí sinh phạm vào.

Lê Tấn nói :" Chỉ cần tránh phạm vào những từ kỵ húy mà các vị tiên đế đã ban là được trẫm sẽ không ban chiếu quy định về các từ kỵ húy ."

Đàm Văn Lễ hỏi :" bệ hạ người có thể giải thích tại sao người lại quyết định như vậy sao ?"

Lê Tấn nghĩ một chút rồi quyết định nói ra lời nói thật :" Trẫm thấy chuyện quy định những từ kỵ húy này rất vô lý gây cản trở không cần thiết . "

Đàm Văn Lễ liền hỏi :" bệ hạ ý người là các vị tiên đế quy định từ kỵ húy là sai sao?"

Lê Tấn biết mình lại gây ra tranh cãi tuy nhiên hắn muốn cải biến suy nghĩ của người trong thời đại này muốn một ngày cái quy định này có thể bỏ đi. Hắn quyết định dùng hết khả năng biện luận của mình để mọi người nhận ra cái quy định kỵ húy này sai lầm như thế nào. Lê Tấn đáp: " Đúng vậy trẫm cho rằng việc này các vị tiên đế làm không đúng ."

Lời khẳng định này của Lê Tấn gây nên chấn động rất lớn trong lòng triều thần . Bệ hạ đây là phủ định quyết sách các vị tiên đế ngài quá to gan rồi.

Đàm Văn Lễ tiếp tục hỏi :" bệ hạ tại sao người lại cho là như vây ?"

Lê Tấn không trả lời mà hỏi lại :" Đàm ái khanh trẫm hỏi ngươi một chuyện. Tại sao mọi triều đại đều muốn có thể kéo dài đến muôn đời nhưng không có triều đại nào làm được điều đó ?"

Đàm Văn Lễ cùng bắt đầu suy nghĩ bọn họ có thể tìm ra rất nhiều lý do cho sự suy tàn của các triều đại nhưng tựu chung lại đa số mọi người đều tin đó là thiên mệnh. Lão Đàm đáp :" bẩm bệ hạ thần cho rằng là do thiên mệnh định vậy."

Lê Tấn lại hỏi :" Ái khanh có từng nghĩ tại sao thiên mệnh lại định như vậy không ?"

Đàm Văn Lễ bắt đầu nghĩ đến rất nhiều lý do nhưng lãi không dám chắc cái nào là đúng . Lão đáp :" bệ hạ xin thứ thần ngu dốt không thể đoán được thiên mệnh."

Lê Tấn lại hỏi :" Mỗi đời đế vương đều quy định vài từ kỵ húy nếu như vương triều có thể kéo dài quá một vạn đời hoàng đế . Cho trẫm hỏi ái khanh, khi đó còn có từ nào không kỵ húy nữa sao ?"

Lời này của Lê Tấn khiến mọi người ngẩn ra chưa từng có ai nghĩ tới viễn cảnh ấy. Một vạn đời hoàng đế có hàng vạn chữ bị liệt vào kỵ húy . Tưởng tượng khi đó thật không biết làm sao mà nói.

Đàm Văn Lễ không chắc chắn về suy nghĩ trong đầu lão hỏi :" bệ hạ ý của người là ... ?"

Lê Tấn lớn tiếng nói :" ý của trẫm là cái quy định kỵ húy này khiến thiên đạo không thể chấp nhận vậy nên quyết không cho các vương triều thể kéo dài như vậy ."

Lê Tấn cảm thấy dùng lý do điều này trái với thiên ý có vẻ tốt hơn dù sao người thời này vẫn rất kính sợ thiên . Thử tưởng tượng tương lai từ nào cũng kỵ húy chẳng còn lại cái tên nào có thể dùng . Các vị phía trên rất khó mà phân biệt phàm nhân khi đó trong sổ sinh tử phải viết làm sao cho phải . Vậy nên hắn thấy có khi mấy vị trên đó cũng nghĩ giống như hắn cho rằng cái quy định này quá vớ vẩn không nên tiếp tục tồn tại.

Bách quan đều cảm thấy lời này của bệ hạ có chút đạo lý . Tuy nhiên họ rất nghi ngờ chuyện này mọi người đều không có quên bệ hạ thích kể chuyện ma quỷ, thần tiên.

Tả tướng quốc tìm ra điểm không hợp lý lão đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ quy định kỵ húy mới áp dụng từ triều Trần trước đó không có . Vậy tại sao Đinh Lý đều không thể trường tồn ?"

Lê Tấn bị lão hỏi vậy thì xoay chuyển suy nghĩ một hồi . Hắn nói :" Quy định về kỵ húy chỉ là một trong những nguyên nhân khiến thiên đạo quyết không cho phép vương triều bất diệt. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự sai lầm của quy định này ."

Lời này của bệ hạ có chút khiên cưỡng tuy nhiên không ai dám nói lời của bệ hạ vô lý. Rõ ràng nếu vương triều bất diệt thì đúng là không còn văn tự có thể dùng .

Thấy rõ chuyện này rất khó nói phục tất cả mọi người Lê Tấn lại dùng chiêu lưu manh. Hắn nói:" Tạm thời không bàn về việc này thêm trẫm quyết định không ban chiếu quy định thêm các từ kỵ húy . Các quy định về kỵ húy của các vị tiên đế chúng ta vẫn tuân thủ các thí sinh dự thi khoa cử năm nay chỉ cần tránh các từ quy định từ trước là được."

Tả hữu tướng quốc nghe vậy thì đành chịu họ tạm chấp nhận như vậy. Tuy nhiên việc bệ hạ nói các vị tiên đế sai lầm họ sẽ không quên . Khi cần thiết có thể dùng điều này để buộc tội bệ hạ đương nhiên đó phải là khi mà ngài hoàn toàn thất thế.

Lê Tấn thì nghĩ không thể sau này tết đến dân chúng lại chỉ dùng hoa Đào đón tết đi . Thậm chí hắn nhớ đến trong sử sách có ghi hắn kiếp này còn có một hoàng hậu tên Trần Thị Tùng, một cung phi tên Trần Thị Trúc . Mai Tùng, Trúc đều bị liệt vào kỵ húy vậy những bài thơ vịnh tứ quý phải làm sao bây giờ ?

Chương 143. Tứ quý .