Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 144. Nông nghiệp "bình sách" .
Chương 144. ( Cảm ơn bác Hello123 đã tặng bịa hôm qua. Cảm ơn mọi người đã ném hoa )
Triều hội tiếp tục bách quan lần lượt có người đứng ra tấu báo các vấn đề đều được giải quyết. Khi không còn ai đứng ra, Lê Tấn bỗng nói:" Trẫm có soạn một phần nông nghiệp bình sách trước khi ban xuống trẫm muốn cùng chúng ái khanh thảo luận một chút xem có điểm nào nên sửa đổi hay không. Tiếp theo Nguyễn Nhữ Vi sẽ đọc cho các khanh cùng nghe ."
Bách quan nghe xong thì rất hoài nghi bệ hạ lại ban sách lược như thế nào đây . Được cái lần này ngài đưa ra thảo luận trước khi ban xuống cái này có phần coi trọng quần thần hơn so với trước đó gần đây ngài ban quy định mới toàn là viết thành chiếu chỉ ban ra nào có cho ai góp ý gì đâu . Bách quan đồng thanh nói :" chúng thần xin được lắng nghe ."
Lập tức Nguyễn Nhữ Vi mang ra một quyển sổ con nhỏ bắt đầu đọc lớn :
" Qua tìm hiểu trẫm cảm thấy việc làm nông nước ta còn nhiều điều chưa được tối ưu nay dùng hết tâm huyết của mình viết ra một phần nông nghiệp bình sách nội dung như sau:
Thứ nhất tại các vùng không có cách đào kênh mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho đào hồ lớn giữa cánh đồng để trữ nước mưa . Quy định diện tích hồ lớn bằng một phần mười cánh đồng sâu hai trượng ( 6,66m ). Nông dân có ruộng trên cánh đồng chịu trách nhiệm tiến hành đào hồ .
Thứ hai ở các cánh đồng không có kênh mương dẫn nước, vụ chiêm hàng năm trồng cây đậu tương . Ở vùng ruộng có kênh mương dẫn nước cứ sau ba vụ trồng lúa tiến hành thay đổi luân phiên trồng cây đậu tương một vụ .
Thứ ba Khuyến khích nông dân chăn nuôi vịt gà thả đồng. Phát động phong trào tìm diệt chuột đồng cào cào châu chấu . Đồng thời nghiêm cấm săn bắn các loài chim trên cánh đồng."
Nguyễn Nhữ Vi đọc đến đây thì dừng gấp lại cuốn sổ . Điều này khiến bách quan vô cùng hoài nghi . Tả tướng quốc Bùi Xương Trạch lên tiếng hỏi :" Nguyễn tổng quản sao không đọc tiếp ?"
Nguyễn Nhữ Vi đáp :" Thưa tướng quốc nông nghiệp bình sách của bệ hạ, ta đọc xong rồi ."
Bách quan nghe xong thì xém chửi ra thành tiếng cái này mà bình sách cái gì nội dung được đúng ba điều tất cả ngắn ngủn được một đoạn . Đã thế bệ hạ còn viết cái gì mà dồn hết tâm huyết viết ra đúng là dùng từ đao to búa lớn thực ra chỉ có vài điều . Mọi người thật hoài nghi bệ hạ có hiểu thế nào gọi là bình sách hay không . Mà đúng thôi, đương kim bệ hạ từ bé đến lớn có chịu học đâu ngài như vậy là đúng rồi.
Mấy vị có tài cao học rộng như Bùi tướng quốc đúng là chỉ biết cười khổ vị này đúng là không bao giờ làm người ta hết ngạc nhiên. Tuy nhiên tả tướng bắt đầu suy ngẫm về ba điều bệ hạ viết, xem thử rốt cục là có dụng ý gì .
Trong khi tả tướng đang suy nghĩ thì Ngô thượng thư đã đứng ra hỏi :" bệ hạ tại sao người lại cho đào hồ lớn như vậy ? Việc đào hồ này có ích lợi gì sao ?"
Lê Tấn đáp :" Trẫm muốn giữ nước mưa lại trên ruộng đồng nông dân có thể dùng nước trong hồ tưới tiêu khi không có mưa . Ngoài ra việc này có thể giảm thiểu ngập lụt vào mùa mưa."
Ngô thượng thư hiểu việc trữ nước mưa tưới tiêu chỉ là nhất thiết phải lớn như vậy sao . Còn việc giảm thiểu ngập lụt thì lão không hiểu rõ lắm . Lão hỏi :" bệ hạ đào hồ và chuyện giảm thiểu ngập lụt là như thế nào?"
Lê Tấn giải thích :" cùng lượng mưa như vậy khi trữ lại lượng lớn nước trong các hồ thì áp lực nước chảy về các sông giảm đi từ đó giảm thiểu ngập lụt."
Bách quan vẫn không hiểu cho là đúng những cái hồ đó có thể giảm được bao nhiêu áp lực nước chảy về các con sông chứ bọn họ cho là không đáng kể . Ngô thượng thư lại hỏi :" bệ hạ người có nghĩ tới không đó là cả một lượng lớn công việc như thế nào đối với nông dân ?"
Lê Tấn đáp :" trẫm biết nhưng việc này đem lại ích lợi lâu dài chúng ta vẫn nên làm . Trẫm đương nhiên không yêu cầu nông dân phải hoàn thành việc đào hồ trồng thời gian ngắn. Cứ từ từ mà làm mỗi năm đào một chút trong mười năm hẳn là có thể hoàn thành đi."
Ngô thượng thư nghe vậy thì tạm thời đồng ý lão thật sợ bệ hạ bắt nông dân phải nhanh chóng hoàn thành việc này. Khi đó dân chúng lại chịu khổ rồi .
Đến lượt Dương Nguyên Trực đứng ra nói :" bệ hạ chuyển một phần mười diện tích đất ruộng thành hồ nước sẽ dẫn đến thu thuế ruộng ít đi rất nhiều."
Lê Tấn nói :" không phải còn có thể thu chút thuế ao hồ sao ? Ngoài ra trẫm sẽ khuyến khích khai hoang diện tích ruộng đồng sẽ không giảm xuống bao nhiêu."
Lão Dương nghe vậy thì tính toán chỉ cần tích cực khai hoang có lẽ vẫn ổn định được thuế ruộng . Lão lại nói :" bệ hạ việc trồng đậu tương không thích hợp . Ở các nơi không có kênh mương vụ chiêm không thể trồng lúa thì trồng đậu là hợp lý . Nhưng những vùng ruộng có kênh mương luân phiên trồng đậu như vậy không ổn . Như vậy nước ta hàng năm sản xuất quá nhiều đậu tương trong khi lúa gạo có nguy cơ bị thiếu hụt . Chưa kể cùng một diện tích trồng lúa thu được nhiều hơn so với trồng đậu ."
Lê Tấn đáp :" Luân canh cây trồng có thể giảm thiểu việc đồng ruộng bị sâu bệnh . Chưa kể cây đậu có năng lực khiến đất ruộng trở nên phì nhiêu hơn vụ sau trồng lúa có thể thu hoạch tốt hơn."
Dương Nguyên Trực nghe không hiểu lời này của bệ hạ lão nói :" xin bệ hạ giải thích rõ hơn cho chúng thần được nghe."
Lê Tấn bắt đầu giảng :" Các loại sâu bệnh sẽ ủ mầm trong đất một thời điểm nào đó bùng phát hại cây trồng. Bởi vì trong ruộng là chuyên canh trồng lúa nên các loại mầm sâu hại lúa sẽ là nhiều nhất . Tiến hành luân canh cây trồng khiến cho vào thời điểm các mầm bệnh bùng phát thì loại cây trồng trên ruộng đã bị thay đổi, từ đó các mầm sâu bệnh hại lúa trở nên vô hại sâu hại lúa không thể phá hoại trên cây đậu .
Còn việc trồng cây đậu tăng độ phì của đất là vì rễ cây đậu có chức năng tích tụ một loại vật chất loại vật chất này có lợi cho các loại cây trồng."
Ở thời đại này không có khái niệm là hoá học Lê Tấn không thể giải thích về việc rễ cây đậu có thể tích tụ đạm tự nhiên trong đất. Hắn chỉ có thể nói chung chung như vậy vả lại chuyện này hắn cũng không rõ lắm kiếp trước hắn chỉ là đọc sơ qua điều này. Cái hắn hướng tới là muốn Đại Việt chú trọng sản xuất đậu tương đây là loại hạt giàu dinh dưỡng có thể dùng nhiều trong các món ăn của con người, dùng rất nhiều trong cả chăn nuôi gia s·ú·c. Vóc dáng người Việt không được tốt, việc mỗi ngày có thể uống một bát sữa đậu nành khi còn nhỏ hẳn có thể cải thiện một chút việc chăn nuôi động vật lấy sữa ở thời kỳ này rất khó phát triển.
Dương Nguyên Trực lại hỏi :" bệ hạ từ đâu mà người biết những điều này ?"
Lê Tấn nói :" Cái này là quốc sư Lý Phong nói cho trẫm biết ."
Dương Nguyên Trực bỗng hiểu ra thì ra là Quốc sư nói cho bệ hạ . Lão còn tò mò một người từ bé đến lớn không tiếp xúc bao nhiêu với nông nghiệp như bệ hạ sao biết được những kiến thức này. Đã là lời quốc sư nói thì lão cứ tin vậy ngài ấy là cao nhân hẳn là hiểu biết sâu rộng .
Đến lượt Đàm tướng quốc hỏi :" bệ hạ tại sao lại nghiêm cấm săn bắt chim trên cánh đồng ? Điều này có mục đích gì sao ?"
Lê Tấn nói :" chim chóc thích ăn sâu bọ cào cào châu chấu . Chúng là loài có lợi cho sản xuất nông nghiệp không nên săn g·i·ế·t chúng mà phải bảo vệ bảo vệ chúng chính là gián tiếp bảo vệ mùa màng."
Mọi người hiểu ra hoá ra dụng ý của bệ hạ là như vậy . Đàm tướng quốc lại hỏi :" bệ hạ việc khuyến khích chăn nuôi gà vịt thả đồng cũng có mục đích như vậy sao?"
Lê Tấn đáp :" đúng là như vậy gà vịt thả đồng có thể ăn bớt loài có hại cho cây lúa . Ngoài ra chúng sẽ tiết ra chất thải trong quá trình đi ăn trực tiếp làm phì nhiêu đồng ruộng."
Việc khuyến khích dân chúng tiêu diệt chuột đồng cào cào châu chấu thì mọi người đều hiểu đó toàn là những loài gây hại cho mùa màng.
Mọi người bắt đầu đánh giá những điều bệ hạ đưa ra nhìn chung đều có lợi cho phát triển nông nghiệp . Còn làm lợi đến đâu thì tạm thời chưa biết, cái này cần phải có thời gian để tiến hành kiểm chứng.
Bách quan không ai phản đối với cái mà bệ hạ gọi là "nông nghiệp bình sách" này . Mọi người thấy đây chỉ là một vào điều mới mà thôi, còn cách cái gọi là bình sách cả trăm dặm.
Lê Tấn thấy không ai phản đối thì tin rằng mọi người đều ủng hộ bình sách này của mình. Hắn ra lệnh cho Hàn Lâm Viện sao chép phần bình sách này phát xuống cho các châu huyện trong cả nước phổ biến đến nông dân.
Giờ trưa đã đến Lê Tấn tuyên bố bãi triều . Hoàng đế trở lại hậu cung cùng Quý Phi dùng bữa trưa bách quan thì tản đi trở về nha môn.
***
Trong Trường Lạc Cung, Huy Gia Thái Hậu sức khoẻ đã trở nên tốt hơn . Tuy nhiên bà vẫn không đủ sức cho một chuyến đi xa lần xuất hành này của hoàng đế bà sẽ không đi cùng mà ở lại trong cung .
Huy Gia Thái Hậu gọi Trần cô cô tới bà hỏi :" lần này hoàng đế trở về Lam Kinh, trong cung có những ai cùng đi ?"
Trần cô cô đáp :" bẩm chủ tử theo như nô tỳ được biết thì nhị vị Thái Hậu bốn vị cung nhân của tiên đế Hoa Quý Phi đều cùng bệ hạ xuôi nam ."
Huy Gia Thái Hậu khẽ nói :" Vậy là đi hết còn gì trong hoàng cung này chỉ còn lại mỗi mình ta mà thôi."
Cùng với việc hoàng đế yêu cầu tất cả nam nhân trong hoàng gia phải đi theo thì kinh thành chỉ còn lại bà và vài đứa cháu gái . Có lẽ nên thường xuyên gọi chúng vào cung trò chuyện một chút gần đây bà hơi ít quan tâm đến chúng.
Bà lại hỏi :" hoàng đế không định đem theo quần thần cùng đi đưa tiễn tiên đế sao ? "
Trần cô cô đáp :" bẩm chủ tử bệ hạ chỉ dẫn theo người của Lễ bộ Khâm thiên giám Thái sử Viện. Còn lại bách quan người đều để bọn họ ở lại Đông Kinh tiếp tục duy trì triều đình vận chuyển . "
Huy Gia Thái Hậu cảm thấy điều này có chút gì đó quái lạ chỉ là quái lạ ở đâu bà tạm thời nghĩ không ra. Bà hỏi :" ngày xuất hành đã định là ngày nào ?"
Trần cô cô đáp :" bẩm chủ tử là ngày 12 tháng này. Khâm thiên giám nói đây là ngày đại cát thích hợp cho việc xuất hành."
Huy Gia Thái Hậu thầm nghĩ còn hai ngày là hoàng đế sẽ rời đi . Không biết chuyến về Lam Kinh này của hắn có yên ổn không hay lại xảy ra chuyện gì đó . Bà bắt đầu tính toán xem mình có thể làm chút gì hay không dù gì trong thời gian hoàng đế không tại lời nói của bà chính là có giá trị cao nhất ở Đông Kinh.