Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 155. Tại sao lại là Thanh Hóa.
Chương 155. Tại sao lại là Thanh Hóa.
An Vương suy nghĩ một chút tiếp tục hỏi :" Bệ hạ có rất nhiều nơi khác có thể mở cảng biển . Tại sao bệ hạ lại chọn nơi này mà không phải nơi khác ?"
Lê Tấn nói :" Có rất nhiều lý do để trẫm lựa chọn nơi này mở cảng biển ngoại thương. Cơ bản có thể chia làm lý do về địa lý lịch sử kinh tế quân sự chính trị. An Vương muốn nghe lý do nào trước ."
An Vương đáp :" Bệ hạ giảng trước lý do về địa lý lịch sử đi ."
Lê Tấn bắt đầu giảng :" Về địa lý thì rất đơn giản bờ biển nước ta kéo dài từ An Bang đến Quảng Nam trung điểm là ở vùng bờ biển Thanh Hoá- Nghệ An này . Trên bộ Thanh Hoá chính là cửa ngõ Nam Bắc của Đại Việt thuận tiện cho việc lui tới tất cả các vùng trong nước ta.
Về lịch sử thì đất Thanh-Nghệ chính là đất anh hùng dân chúng nơi đây tham gia nhiều nhất vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm đó. Khi tổ quốc cần dân Thanh-Nghệ bỏ ra nhiều nhất, đến lúc hoà bình lập lại thì dân chúng nơi này lại không được lợi bao nhiêu . "
An Vương hỏi :" Ý định của bệ hạ là muốn bù đắp cho dân chúng vùng này ?"
Lê Tấn nói:" Đúng vậy trẫm sẽ dùng thương cảng này thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng Thanh-Nghệ. Cả nước chỉ có một cảng ngoại thương này điều này dẫn đến sự phát triển thương nghiệp địa phương.
Dân sứ này quá khổ mùa hạ thì chịu gió tây nóng bức đầu thu thì m·ưa b·ão liên miên . Mùa màng nơi đây thu hoạch thường không thể tốt bằng phía bắc lại hay có l·ũ l·ụt thường xuyên. Thúc đẩy phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp có thể giúp cuộc sống của dân chúng vùng này đỡ khó khăn hơn. Đây là sự bù đắp của trẫm dành cho dân xứ này năm đó tham gia khởi nghĩa Lam Sơn thế hệ trước của bọn họ đã bỏ ra quá nhiều xương máu . Không thể quên xứ Thanh chính là đất tổ họ Lê chúng ta cần ưu tiên phát triển xứ này ."
An Vương nghe qua thì hiểu đây là mục đích kinh tế mà bệ hạ muốn hướng tới. Tiếp theo hắn hỏi :" Bệ hạ vậy về mặt quân sự thì sao ?"
Lê Tấn: " Đầu tiên nói về trên biển vùng ven biển xứ Thanh không có nhiều đảo rất thông thoáng để triển khai hải quân. Trong trường hợp có hải tặc tới c·ướp phá chúng ta có thể dễ dàng triển khai đuổi bắt . Nơi này lại là trung tâm nam bắc đều là bờ biển Đại Việt chúng ta có thể thoải mái t·ruy s·át hải tặc. Trẫm sẽ cho xây dựng căn cứ hải quân ở phía nam khu vực Thuận Hóa, Quảng Nam . Khi có hải tặc c·ướp phá nơi này hải quân nước ta có thể hai đầu nam bắc bọc đánh . Hải tặc muốn trốn chỉ có thể thẳng hướng phía đông đến vùng đảo cách xa mấy trăm dặm . Quảng đường đó có thể xảy ra nhiều bất trắc đối với bọn chúng Biển Đông hàng năm có không ít bão lớn . Nếu lũ hải tặc xui xẻo thì chỉ có thể làm mồi cho cá mà thôi.
Điểm này rất khác biệt so với Vân Đồn phía đó quá gần vùng biển nước Minh hải tặc trốn qua hướng bắc hải quân chúng ta không tiện truy kích. Hàng vạn hải quân kéo qua vùng biển nước Minh có thể xem là hành động gây hấn không cần thiết. Chưa kể vùng biển đông bắc có quá nhiều đảo nhỏ, thích hợp cho hải tặc ẩn nấp.
Xét về trên bộ thì dân và quân Thanh-Nghệ chính là có tinh thần chiến đấu cao nhất ( hiếu chiến ) k·ẻ c·ướp phá cần phải cân nhắc một hai khi đụng vào đất này . Chưa kể trong các quân phủ thì trung quân phủ ( vùng Thanh Hóa, Nghệ An ) là quân phủ có quân số lớn nhất trên dưới 1 vạn hai ngàn quân thường trực. Với lực lượng mạnh khi xảy ra c·ướp phá trung quân phủ có đủ lực lượng đối phó với hải tặc khi chúng lên bờ."
An Vương càng nghe càng bị thuyết phục hắn hỏi tiếp :" Vậy còn về mặt chính trị thì sao ?"
Lê Tấn trầm ngâm đôi chút rồi nói : " Phương nam thế tộc ngày càng mạnh mẽ thế lực của bọn họ gần như chiếm lĩnh hoàn toàn xứ Thanh - Nghệ trở về nam. Có một chuyện mà không nhiều người biết năm đó hoàng tổ phụ định phế tổ mẫu của chúng ta khỏi ngôi vị chính cung. Cuối cùng vì e ngại sự bắn ngược của Gia Miêu- Nguyễn Thị mà từ bỏ ý định này . Thế tộc quá mạnh mẽ không phải phúc của xã tắc càng không phải điều mà người làm đế vương mong muốn. Bây giờ bọn họ chưa có tạo phản nhưng ngày nào đó khi đủ lớn mạnh thì chưa chắc có câu "tay cầm lợi nhận sát tâm tự khởi".
Trẫm muốn phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp ở vùng này . Dần dần hình thành nên một tầng lớp thương nhân giàu có đủ lực lượng để làm đối trọng với các thế gia phương nam . Khi đó trẫm sẽ hậu thuẫn cho bọn họ cùng thế gia tranh giành quyền khống chế khu vực này . Từ đó áp chế làm suy yếu thế lực của phương nam thế tộc . Cường Long không ép địa đầu xà trẫm không thể vươn tay quá dài vào phía nam vậy thì trẫm tạo thêm cho nơi này vài con địa đầu xà . Chỉ có tạo ra đối thủ cho bọn họ đi tranh đấu thì phương nam thế tộc mới không còn sức lực mà nhòm ngó đến ngai vàng ở Đông Kinh."
Đây chỉ là lời nói mà Lê Tấn muốn nói cho An Vương nghe thực ra mục tiêu sau cùng của hắn là tạo ra tầng lớp tư sản tiểu tư sản thành thị trong phạm vi cả nước. Phương nam chỉ là sự khởi đầu dần dần trong vòng trăm năm tầng lớp tư sản sẽ thành hình và phát triển lớn mạnh. Đây chính là đối trọng nhằm cân bằng quyền lực xã hội với đám quý tộc địa chủ phong kiến . Một bước chuẩn bị để Đại Việt có thể bước vào chuyển giao từ chế độ phong kiến thể chế quân chủ chuyên chế sang chế độ tư bản thể chế quân chủ lập hiến định hướng mà hắn muốn Đại Việt đạt tới trong tương lai hơn trăm năm sau. Chỉ có thay đổi sang giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thì đất nước có thể đạt được sự phát triển nhanh chóng . Đại Việt lớn mạnh có thể chống lại sự xâm lược của các nước phương Tây . Hắn không muốn lịch sử lặp lại hắn tới thời đại này thì không cho phép người Pháp người Mỹ người Nhật hay bất kỳ đế quốc nào khác có thể đặt sự đô hộ thực dân lên người dân đất Việt.
Sự xuất hiện của chế độ quân chủ lập hiến có ưu điểm là nó hạn chế quyền lực của hoàng đế . Trong thể chế chính trị của nó thì hoàng quyền chỉ là một cực ngoài ra còn có nghị viện chính phủ . Từ đó tránh tình trạng chỉ vì hoàng đế yếu kém mà kéo sụp cả quốc gia . Không có gì đảm bảo các hoàng đế thế hệ sau hắn đều là kẻ tài giỏi vậy nên đây là lựa chọn tốt nhất cho đất nước, cho hoàng tộc họ Lê . Đất nước đảm bảo được sự vững mạnh hoàng gia có thể trường tồn đương nhiên đánh đổi là việc hoàng gia mất đi quyền lực tuyệt đối.
Quay trở lại câu chuyện An Vương quả thật bị lời lẽ của hoàng đế thuyết phục . Tuy nhiên hắn vẫn có chút băn khoăn không rõ . An vương hỏi tiếp :" Bệ hạ không phải người nói là sẽ cho phép phát triển ngoại thương một cách tự do ? Người từng nói để thương nhân nước ngoài được phép tự do đi lại buôn bán tại Đại Việt không phải sao ? Tại sao lại hạn chế chỉ mở một hải cảng ngoại thương?"
Lê Tấn cười nói :" Hai chuyện này hoàn toàn không mâu thuẫn . Thương nhân nước ngoài chỉ có thể cập cảng tại đây . Sau khi cập cảng họ có thể xin cấp thẻ thông hành từ quan phủ Đại Việt, một cơ quan chuyên cấp thẻ sẽ được trẫm cho dựng lên ở cảng này . Cầm thẻ thông hành thương nhân nước ngoài có thể tự do đi lại buôn bán bằng đường bộ trên lãnh thổ Đại Việt. Việc này giúp kiểm soát c·hặt đ·ầu vào tránh việc thương thuyền nước ngoài ra vào lộn xộn gây mất an ninh vùng ven biển. Cái này chính là trong lỏng ngoài chặt . Thương nhân nước ngoài sau khi trải qua khó khăn lênh đênh trên biển dài ngày mới cập bến nơi đây . Sau đó bọn họ được hưởng thụ sự tự do và vui vẻ ở bên trong Đại Việt . Cái này chính là khổ trước sướng sau điều này kích thích tâm lý ao ước được đặt chân lên mảnh đất Đại Việt của họ . Một nơi mà bọn họ được chào đón nồng nhiệt nơi có đầy đủ những trò vui chơi giải trí nơi mà họ có thể phát tài và tiêu tiền . Sau này trở về nước bọn họ sẽ kể rằng Đại Việt chính là thiên đường của thương nhân kích thích nhiều thương nhân hơn tới nước ta làm ăn từ đó làm Đại Việt phồn vinh .
Đây là điểm mà Vân Đồn không thể so nơi đó chính là đảo không thuận tiện cho thương nhân nước ngoài nhập cảnh vào đất liền . Vân Đồn quá thiên về đông bắc không có được vị trí trung tâm như cảng biển ở xứ Thanh này từ nơi đây có thể thuận tiện vào nam ra bắc đi khắp Đại Việt. Thương nhân Ai Lao, Miến Điện, các tiểu quốc phía tây có thể thông qua đường bộ từ Trấn Ninh đến cảng biển này thông thương. Tương lai cảng biển này cùng với xứ Thanh Hoá chính là trung tâm thương mại của Đại Việt cũng như toàn bộ khu vực Đông Nam Á ."
Nghe đến đây An Vương hiểu ra rất nhiều điều nói như vậy tương lai của cảng biển cùng xứ Thanh rất đáng mong đợi. Chỉ là hắn có chút tò mò hắn hỏi :" Khu vực Đông Nam Á là sao vậy bệ hạ ?"
Lê Tấn nghe vậy thì biết mình nói lố đây là kiến thức địa lý của mấy thế kỷ sau . Bây giờ mấy từ Châu Á Đông Nam Á đều chưa có xuất hiện. Để chữa cháy hắn giải thích cho An Vương.
" Mảnh lục địa chúng ta đang sống có tên là Châu Á Đại Minh, Triều Tiên Oa Quốc chính là khu vực Đông Bắc Á Thiên Trúc thì chính là khu vực Nam Á . Còn lại các quốc gia bị kẹp giữa là Đại Việt, Miến Điện, Ai Lao Chân Lạp Xiêm La và các quốc đảo Nam Dương gộp lại được gọi chung là khu vực Đông Nam Á."
An Vương nghe vậy thì có hiểu ra đây là kiến thức địa lý cao cấp hắn chưa từng nghe nói qua . Tò mò muốn biết Lê Tấn làm sao lại biết An Vương hỏi :" Chuyện này bệ hạ từ đâu mà biết."
Lê Tấn tỉnh bơ đáp :" Là Quốc Sư Lý Phong nói cho trẫm biết hắn là địa tiên trên trời dưới đất có vùng đất nào mà hắn không biết."
Lời này của hoàng đế khiến cho Lý Phong đang im lặng lắng nghe bỗng sững người rất nhanh lão lấy lại vẻ tự tin mỉm cười gật đầu. Chẳng là cả đám người đang quay lại nhìn hắn dùng ánh mắt như muốn hỏi " thật vậy sao" .
Cái gật đầu này của Lý Phong khiến cho mọi người không còn hoài nghi bệ hạ bịa chuyện . Cùng với đó mọi người thêm kính trọng Lý Phong đây chính là địa tiên dù không có pháp lực như lời đồn nhưng cũng xem như trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Một người uyên bác như vậy xứng đáng nhận được sự kính trọng .
Chỉ có Lý Phong là trong lòng đổ lệ lão không biết bệ hạ sau này còn đổ cho lão dạy ngài những thứ gì . Nếu là dạy điều tốt còn đỡ nhỡ mà là thứ xấu thì cả Đại Việt sẽ xem lão là kẻ thù vì dạy hư hoàng đế. Cái này chính là oan uổng một nỗi oan thiên cổ không ai giải hậu thế liệu ai có thể tỏ tường.
An Vương sau khi được giải đáp thắc mắc thì coi như thông suốt. Hắn hỏi thêm : " Một cảng biển quan trọng như vậy bệ hạ định để ai đến quản lý ?"
Lê Tấn nhìn thẳng vào mắt hắn nói :"Xa tận chân trời gần ngay trước mắt."
An Vương nghe vậy thì giật mình hoá ra người được chọn chính là hắn em trai hoàng đế muốn đưa hắn rời khỏi Đông Kinh đặt ở nơi này . Nghĩ đi nghĩ lại hắn thấy việc này cũng tốt rời xa triều đình rời xa thị phi tranh đấu. Sau này hắn không cần phải chứng kiến tổ mẫu và em trai tranh giành quyền lực. Mắt không thấy tâm không phiền coi như hắn có thể an tĩnh làm một vị thân vương. Hắn nhìn thẳng vào mắt Lê Tấn, không nhanh không chậm chắp tay cúi đầu nói " tuân mệnh".
Lê Tấn sắp xếp An Vương rời xa Đông Kinh đương nhiên không phải vì muốn hắn vĩnh viễn an phận một góc . Hắn đây là muốn rèn luyện tạo thế lực cho An Vương . Trong kế hoạch của Lê Tấn khi hắn chiếm thượng phong An Vương có trọng dụng, không may hắn thất thế thì An Vương chính là một quân cờ ẩn . Khi hắn mất đi ngai vàng kỳ binh này sẽ g·iết ra làm đảo loạn thế cục khiến cho đối thủ không dễ dàng đạt được thiên hạ.