Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 156. Tiếp kiến quan địa phương.

Chương 156. Tiếp kiến quan địa phương.


Chương 156.

Hoàng đế và tùy tùng được an bài ở lại trong căn nhà lớn của huyện nha Quảng Xương. Mọi người ăn uống nghỉ ngơi tới đầu giờ chiều thì lục tục có người đến kiến giá .

Xuất hiện đầu tiên là Tri Phủ Tĩnh Gia Trịnh Duy Kỳ một thành viên của Thủy Chú - Trịnh Gia là em họ chỉ dưới của Trịnh Duy Đại Trịnh Duy Sản.

Trịnh Duy Kỳ năm nay tuổi ngoài 40 mươi đã tại vị ở đây 8 năm có dư . Nhìn chung đây là chức quan Tri Phủ béo bở những lợi ích lão vớt được nhiều gấp chục lần Lê Minh. Chỉ là số của cải đó lão không được hết mà phải nộp lên giá tộc để cho lão có thể yên vị ở vị trí này Trịnh Gia bỏ không ít công sức.

Trịnh Duy Kỳ tới nơi thì lập tức yết kiến bệ hạ Lê Tấn cho gặp . Quân thần gặp mặt, lễ nghi hoàn thành bắt đầu đi vào trò chuyện .

Lê Tấn hỏi :" Phủ Tĩnh Gia gần đây còn tốt chứ ?"

Trịnh Duy Kỳ đáp :" nhờ hồng phúc của bệ hạ Đại Việt quốc thái dân an, Tĩnh Gia phủ chính là còn tốt. "

Trịnh Duy Kỳ rất khách sáo không ngại nịnh nọt Lê Tấn . Cả hai có thể xem như có chút liên hệ . Trước khi lên ngôi phong hào của Lê Tấn là Tĩnh Vương, đất phong của hắn chính là phủ Tĩnh Gia do Trịnh Duy Kỳ chưởng quản . Tại phủ Tĩnh Gia, Lê Tấn còn có điền trang có hộ ăn lộc chỉ là chuyện này trước nay Lê Tấn không có quản. Tất cả do kẻ dưới đi làm hắn nào có chú ý ít ruộng đất ít lộc điền này làm gì . Cơ bản tiền trong phủ hắn tiêu đều có mẹ nuôi hắn là Kính Phi chu cấp bà có chút sản nghiệp mỗi năm tiền thu cũng có hơn mười vạn quan.

Thực ra Lê Tấn mấy năm làm vương gia chưa bao giờ lo nghĩ chuyện tiền bạc . Trong phủ có mẹ nuôi chu cấp đi chơi bên ngoài thì chủ yếu ở Hoan Lạc Viên, nơi đó hắn được miễn phí hàng tháng còn có tiền chia lời. Chán quá muốn đổi gió thì chạy loanh quanh trong thành Đông Kinh chơi chơi đa số là vui chơi không tốn kém. Chưa kể tay hắn còn cầm cả vạn lượng bạc lừa gạt của đám tiền trang thành đông vốn định dùng xây Hoan Lạc Viên mà không dùng hết. Năm đó tổng cộng gạt được hơn 10 vạn lượng bạc chia theo tỷ lệ 8/2 Lê Tấn tám phần đám lưu manh thành tây thì hai phần . Điều này khiến Hồ tú tài rất uất ức ngân phiếu giả là hắn làm ra Lê Tấn không chia phần theo tỷ lệ cho hắn mà trả một lần hai ngàn lượng bạc . Tiền thì được chia ít lại bị đám tiền trang thành đông ghim hận mấy năm nay đều phải chui rúc ở Thành Tây chịu sự che chở của Doãn Quốc Thiện, nếu không lão chắc sớm đi gặp tổ tiên .

Cái chữ Tĩnh trong phong hào Tĩnh Vương của Lê Tấn cũng có câu chuyện của riêng nó . Chuyện là năm đó Lê Tấn trong cung vô cùng nghịch ngợm, quậy phá lung tung có thể nói là làm gà bay c·h·ó sủa. Hiến Tông mong ước hắn có thể an tĩnh một chút để cho đỡ đau đầu vậy là ngài dùng chữ Tĩnh này làm phong hào cho hắn. Chỉ là ước nguyện của Hiến Tông chỉ mãi là ước nguyện . Tĩnh Vương điện hạ mãi mãi không chịu an tĩnh nếu mà mấy tháng hắn không gây chuyện chứng tỏ thời gian đó hắn đang bị vua cha cấm túc.

Quay lại cuộc trò chuyện, Lê Tấn nói :" Yên ổn là tốt rồi . Ngươi hẳn là được Lê Minh báo cáo lại rồi đi ."

Trịnh Duy Kỳ biết bệ hạ nói đến chuyện rào đất và an trí di dân vùng đó. Lão đáp :" Bẩm bệ hạ thần đã biết rõ những gì cần làm . Thần xin cẩn tuân mệnh lệnh của bệ hạ ."

Lê Tấn lại hỏi :" phủ Tĩnh Gia này có gì đặc sắc hay không ?"

Trịnh Duy Kỳ đáp :" bẩm bệ hạ dân vùng Tĩnh Gia có vài điệu hò khá được nếu bệ hạ thích thần lập tức an bài vài thiếu nữ xinh đẹp đến vì bệ hạ tận hứng."

Lê Tấn nghe vậy thì xua tay hắn nói :" Đại tang chưa tới một năm không thể có lễ nhạc chuyện hát hò tạm bỏ qua đi ."

Lời này của Lê Tấn khiến Trịnh Duy Kỳ cảm thấy rất giả dối . Còn nhớ năm ngoái sau khi Hiến Tông băng hà hơn một tháng Tĩnh Vương điện hạ lén tới Hoan Lạc Viên cùng mỹ nhân Chiêm Hồng Cơ cá nước. Mà nữ nhân họ Chiêm đó chính là ca cơ nhất đẳng chắc chắn ít nhiều có múa hát cho ngài xem đi . Khi đó trong triều Ngự Sử không ít người trước mặt tiên đế kể tội Tĩnh Vương, chỉ là tiên đế nói chuyện này không có bằng chứng tội trạng không thể lập. Nghĩ vậy nhưng vẫn phải dối lòng mà nói : " Là thần lời nói suy nghĩ có sai lầm xin bệ hạ trách phạt."

Có người giơ mặt cho đánh Lê Tấn không có khách khí hắn nói :" phạt ngươi nửa năm bổng lộc trong vòng 3 năm không được thăng chức. Ngươi phục hay không phục."

Trịnh Duy Kỳ đáp :" bẩm bệ hạ, thần phục . Bệ hạ xử phạt nghiêm minh thần khâm phục từ tận đáy lòng ."

Lê Tấn quá chán cái trò sáo lộ này, hắn hỏi :" Phủ Tĩnh Gia của ngươi có đặc sản gì không ? Kiểu như thức ăn ngon đồ vật hiếm lạ ?"

Trịnh Duy Kỳ suy nghĩ một lát rồi nói : "phủ Tĩnh Gia đặc sản ăn uống thì có nem chua mắm tôm và dưa hấu . Ngoài ra còn có thuốc lào chiếu cói là sản vật tiêu biểu. Ven biển thì có hải sản nhưng không có gì nổi bật bệ hạ muốn ăn Mực ngon thì phải vào Nghệ An . Mực tươi ở Huyện Chân Phúc chính là trân phẩm chỉ là phải tươi sống mới ngon thần khuyến nghị bệ hạ nên tới đó một chuyến."

Lê Tấn nghe vậy thì nói :" Được rồi, trẫm không tiện đi xa . Dưa hấu thì trẫm đã ăn rồi, Lê Minh đã có chuẩn bị không ít thậm chí có phần đem về Lam Kinh . Ngươi chuẩn bị cho trẫm vài hủ mắm tôm loại ngon chuyển về hoàng cung . Khi nào quay lại Đông Kinh trẫm sẽ cân nhắc dùng nấu thịt c·h·ó . Thêm ít nem chua là được."

Trịnh Duy Kỳ nghe vậy thì nói :" tuân mệnh bệ hạ, thần lập tức đi an bài ."

Lê Tấn nói :" Được rồi trẫm cho ngươi lui."

Trịnh Duy Kỳ lập tức tạ ơn mà đi lão đi an bài người chuẩn bị đồ vật bệ hạ yêu cầu. Thực ra Lê Tấn chỉ tính lấy mắm tôm mắm tôm xứ Thanh chính là nức tiếng gần xa có thể nói là ngon nhất đất Việt. Mà thịt c·h·ó không có mắm tôm ngon thì mất đi vài phần ngon miệng. Nem chua thì hắn không ăn hắn không thích mùi hăng hăng của lá đinh lăng cùng với mùi tỏi hoà quện vào nhau. Kiếp trước kiếp này hắn đều không ăn được nem chua có người yêu thích thì thấy nó ngon người không thích thì thấy nó dở. Giống hệt sầu riêng vậy, ai mê thì nghiện ai ghét thì chạy xa cả dặm khi thấy mùi. Hắn yêu cầu nem chua là cho lão ma rượu lão thích món này một tên bợm nhậu chính hiệu đương nhiên yêu thích nem chua.

***

Sau khi Trịnh Duy Kỳ đi nửa canh giờ đại tổng quản Nguyễn Nhữ Vi trở về. Cùng về với lão là huyện lệnh Hoằng Hoá Trương Kỷ Trung và Tri Phủ Hà Trung Nguyễn Hoàng Ân.

Trương Kỷ Trung tuổi ngoài 40 xuất thân hàn môn nỗ lực khoa cử . Cuối cùng trời không phụ lòng người lão đỗ tiến sĩ sáu năm trước được bổ nhiệm làm tri huyện Hoằng Hoá. Lão làm quan thanh liêm xử lý chính vụ rất có năng lực xử án lại nghiêm minh được dân chúng trong huyện hết mực yêu quý. Đây có thể xem là quan huyện tốt điển hình của Đại Việt thời này. Chỉ là phủ Hà Trung là địa bàn của Miêu Gia-Nguyễn Thị. Bao nhiêu năm nay chức tri phủ Hà Trung luôn được các đời hoàng đế ngầm mặc định dành cho nhà họ Nguyễn. Vậy nên Trương Kỷ Trung không có không gian thăng tiến hắn muốn lên chức chỉ có thể điều đi nơi khác chức tri phủ Hà Trung là không thể chạm tới.

Tri Phủ Hà Trung tên là Nguyễn Hoàng Ân, năm nay ngoài năm mươi đúng vậy lão là người của Gia Miêu-Nguyễn Thị. Trong tộc lão thuộc vào phe cánh của tộc trưởng, cũng chính là quan Thái Sư Nguyễn Hữu Vĩnh. Vậy nên lão mới có thể ngồi cái ghế tri phủ Hà Trung này đến nay cư vị cũng gần 7 năm tạm thời chưa có ý định đổi người. Nghe tin bệ hạ xuôi nam tới vùng cửa biển lão cho người chú ý động tĩnh khi nhận tin thì lập tức chạy tới kiến giá. Lão rất muốn xem bệ hạ định làm gì ở vùng này chuyện này có liên quan mật thiết đến lợi ích của Nguyễn gia.

Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Nhữ Vi hai vị họ Trương, Nguyễn vào yết kiến hoàng đế . Lễ quân thần xong xuôi, trò chuyện bắt đầu .

Trương Kỷ Trung tâu ;" bẩm bệ hạ người cho gọi vi thần đến đây là có gì sai bảo ?"

Lê Tấn trả lời :" trẫm muốn một khu đất ven cửa biển bên phía huyện Hoằng Hoá. Ngươi đi an bài rào vây di dân trong vùng cho trẫm."

Lê Tấn trực tiếp nói rõ ý đồ không ngần ngại ra lệnh cho Trương huyện lệnh làm việc . Không có chút khách sáo chào hỏi hay xem ý kiến gì hết chính là đế vương ra lệnh cho ngươi đi làm . Trương Kỷ Trung không có núi dựa chức quan lại bé nào dám trái lời .

Trương Kỷ Trung hỏi :" bẩm bệ hạ cụ thể cần rào rộng bao nhiêu ? Di dân an trí như thế nào ?"

Lê Tấn nói :" chuyện này ngươi đi tìm Lê Minh hỏi hắn sẽ nói cụ thể cho ngươi biết phải làm thế nào . Hai phía nam bắc đều làm như nhau công việc của các ngươi tương đồng có thể học hỏi hỗ trợ lẫn nhau."

Trương Kỷ Trung không nhiều lời, lão đáp :" tuân mệnh thần xin phép cáo lui."

Lê Tấn xua tay nói :" Được rồi, trẫm cho ngươi lui . "

Trương Kỷ Trung rời đi Lê Tấn rời tầm mắt đến Trị Phủ Hà Trung. Hắn hỏi :" Nguyễn ái khánh đến thật là nhanh trẫm còn tưởng phải đến tối ngươi mới chạy tới đây kia ."

Nguyễn Hoàng Ân đáp :" bẩm bệ hạ thần hôm nay đi thị sát ven sông vậy nên may mắn nhận được tin tức. Biết thánh giá ở gần thần lập tức chạy đến yết kiến."

Đây chỉ là lời ma quỷ lừa gạt cả lão và Lê Tấn đều biết đây là giả. Làm gì có chuyện trùng hợp như vậy sự thật là có người ở Lam Kinh đã báo tin trước cho Gia Miêu -Nguyễn Thị. Nhờ biết trước tin tức mà lão đã an bài trước chuyện sẽ đi tuần ven sông đúng vào hôm nay . Người ngoài nhìn vào thì cảm thấy chỉ là tình cờ nhưng thực chất Nguyễn Hoàng Ân đang chờ sẵn bệ hạ thánh giá. Với năng lực của nhà họ Nguyễn thì đoàn thuyền vua đi đến đâu ăn nghỉ lúc nào bọn họ đều nằm lòng trong tay. Chỉ là việc này có thể làm không thể nhận không thì giải thích làm sao về việc theo dõi việc di chuyển của hoàng đế . Đây chính là đại tội, ngươi là muốn hành thích quân vương hay sao mà làm vậy . Trong bóng tối không ít thế lực làm việc này chỉ là không ai dám công khai thừa nhận.

Biết nhưng không nói phá Lê Tấn khen :" Ái khanh thật là có lòng tiếc là sự xuất hiện của trẫm hại ái khanh không thể hoàn thành việc tuần tra ven sông. Đây là lỗi của trẫm thật là trẫm xuất hiện không đúng lúc rồi ."

Nguyễn Hoàng Ân biết bệ hạ đang thầm nói mỉa lão nhưng mặt không đỏ tim không loạn . Lão đáp :"Bệ hạ chính là thiên tử sự xuất hiện của người chính là vinh hạnh của chúng thần làm sao lại có thể nói là không đúng thời điểm. Việc tuần ven sông kiểm tra đê điều là vấn đề lâu dài chuyện này không gấp được, thần định dùng nửa tháng cho công tác này. Vậy cho nên sự gián đoạn công việc là không đáng kể về sau thần sẽ bù thêm một ngày là được. Dù sao mùa m·ưa b·ão còn mấy tháng nữa mới tới thời gian còn rất dư dả."

Lê Tấn nghe vậy thì cười nói :" Nguyễn ái khanh đúng là chuyên cần công tác thật đáng khen . Khanh xứng đáng là tấm gương cho quan lại các địa phương khác noi theo ."

Nguyễn Hoàng Ân đáp :" bẩm bệ hạ đây chỉ là việc trong phận sự của thần . Vậy nên thần không dám nhận bệ hạ khen ngợi ."

Lê Tấn nghe vậy thì nói :" gặp cũng gặp rồi Khanh có thể trở về tiếp tục làm việc . Trẫm không có nhiệm vụ gì muốn giao cho khanh dù sao khanh đang vất vả tuần tra đê sông, trẫm không nỡ làm khanh khó nhọc thêm ."

Lời này của Lê Tấn khiến Nguyễn Hoàng Ân trở tay không kịp . Lão không ngờ bệ hạ ngay lập tức hạ lệnh đuổi khách . Lão vội vàng nói :" Bệ hạ người có nhiệm vụ gì cứ giao cho thần đi làm . Được vì bệ hạ ra sức là vinh hạnh của thần việc tuần tra đê điều thực sự không gấp ." Dừng chút lão nói :" thần vừa nghe bệ hạ định quy hoạch vùng ven cửa biển nếu có việc gì cần thần ra sức xin bệ hạ cứ sai bảo ."

Lê Tấn đáp :" Không cần chuyện đó chỉ cần Trương Kỷ Trung là đủ dù sao không phải việc lớn gì . Ái khanh cứ trở về tuần tra đê điều đi ."

Nguyễn Hoàng Ân biết mình không còn cơ hội tiếp tục dò la tin tức . Lão lập tức cáo lui trên đường rời đi lão luôn tự hỏi bệ hạ định làm gì ở đây. Còn chuyện Huy Gia Thái Hậu để trong nhà làm có khi nào bị bệ hạ phát hiện hay không ? Chuyện đó làm rất kín người biết chuyện rất ít tuy nhiên không ai dám đảm bảo tin tức không lộ ra.

Chương 156. Tiếp kiến quan địa phương.