Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 161. Quyết Định Của Hoàng Đế.
Chương 161.
Ngày 8 tháng 4 Hoàng Đế dưới sự hộ tống của 500 danh Túc Vệ vào giờ Mùi đến được cửa Nam thành Đông Kinh. Bách quan văn võ trong chiều sớm nhận được tin tức nên đều tập trung ở ngoài cửa thành nghênh đón hoàng đế.
Lê Tấn không để ý đến sự nghênh đón của thần tử hắn cưỡi ngựa vào thành tiến thẳng tới trụ sở Cẩm Y Vệ ở Thành Bắc . Lê Niệm Lê Tử Văn Lê Quảng Độ biết ý cưỡi ngựa từ từ theo phía sau hoàng đế một đoạn . Bách quan cũng theo sau di chuyển tới Thành Bắc.
Sau khi xuống ngựa tiến vào trong trụ sở Cẩm Y Vệ Lê Tấn lớn tiếng :" Gọi Lê Niệm tới đây cho trẫm ."
Không đợi người khác truyền lời Lê Niệm rất nhanh xuất hiện trước mặt hoàng đế . Hắn hành lễ thì bị Lê Tấn cắt ngang Lê Tấn trực tiếp hỏi :" Người đâu ?"
Lê Niệm biết bệ hạ muốn hỏi tới ai thành thật đáp :" bẩm bệ hạ hiện tại Chiêm cô nương đang ở trong phòng giam ở dưới lòng đất ."
Lê Tấn không chút khách khí lớn tiếng ra lệnh :" Dẫn đường."
Lê Niệm tuân mệnh đi trước Lê Tấn theo sau lão phía sau Lê Tấn thì là cả đám người . Chỉ những người có địa vị cao mới có thể theo sau hoàng đế lúc này có thể nhìn thấy Tả Tướng Quốc, Thái Sư Lại Bộ Thượng Thư, Công Bộ Thượng Thư, Binh Bộ Thượng Thư, Kim Ngô Vệ Đại Tướng Quân Thái Uý Hộ Bộ Thượng Thư. Hữu Tướng Quốc Đàm Văn Lễ, Thái Bảo Lê Vĩnh còn chưa có trở về Đông Kinh. Vậy nên đây có thể xem là đội hình thăm ngục hoành tráng nhất có thể tại Đại Kinh lúc này .
Nhà ngục của Cẩm Y Vệ được xây dựng dưới lòng đất cơ bản đều dùng đá và gỗ xây nên . Không khí nơi này khá âm u quanh năm mặt trời không chiếu tới tầm nhìn hoàn toàn được duy trì bằng ánh sáng từ những bó đuốc nhỏ .
Lê Niệm nhanh chân tìm tới một phòng giam tự mình mở khoá kéo cửa ra rồi đứng sang một bên . Lê Tấn không chần chừ tiến thẳng vào phía trong gian phòng nhỏ . Đập vào mắt hắn là hình ảnh một cô gái nằm bất động trên giường gỗ quần áo trên người nàng có nhiều vết đen do máu khô để lại . Lê Tấn lại gần giường nhìn thấy gương mặt có vài vết roi hằn môi nàng còn bầm vết máu đen bên một khoé miệng . Hắn cúi đầu dùng tay sờ lên gương mặt nàng cảm nhận hơi thở yếu ớt của nàng . Nàng không có tỉnh lại nàng vẫn ngủ rất say có thể là nàng đã quá mệt mỏi sau khi trải qua sự dằn vặt của người hỏi cung, cũng có thể nàng là bị thương quá nặng nên không còn sức mà tỉnh lại . Lê Tấn dùng ngón nhẹ quệt một vết máu bầm trên mặt nàng đưa lên miệng mình liếm nhẹ một cái hắn cười nhẹ dùng tay vuốt ve mái tóc rối của nàng . Sau một lúc hắn ngừng lại mặt tỏ ra lạnh lùng bước ra khỏi căn phòng .
Phía ngoài đám đại thần rất yên lặng, họ đang chờ đợi xem bệ hạ sẽ nói gì làm gì tiếp theo. Phá vỡ sự im lặng chính là Lê Tấn, hắn hỏi :" Chuyện tra gián điệp này do ai khởi đầu ?"
Như đã được sắp xếp từ trước Lê Tử Văn bước ra tâu :" Bẩm bệ hạ chuyện này khởi đầu bởi Kim Ngô Vệ chúng thần vô tình phát hiện manh mối ."
Lê Tấn nhìn lão một cái tiếp tục hỏi :" Là ai đã ra lệnh bắt người ?"
Lê Quảng Độ nghe vậy thì hiểu bệ hạ muốn biết điều gì lão bước ra tâu :" bẩm bệ hạ là thần quyết định bắt người . Lê Niệm và Lê Tử Văn vốn ngầm điều tra cho đến khi phát hiện liên quan đến Hoan Lạc Viên thì bọn họ không dám tự quyết . Sau khi thần được bọn họ báo cáo đã cho xác minh sự việc cuối cùng thần quyết định ra lệnh bắt người."
Lê Tấn lại liếc nhìn Lê Quảng Độ một cái tiếp tục hỏi :" Là ai đã quyết định dùng hình ?"
Lần này Lê Niệm đứng ra tâu :" Bẩm bệ hạ là thần đã quyết định dùng hình hỏi cung."
Lê Tấn lại một cái liếc mắt quét qua lão tiếp tục hỏi :" Là ai đã hành hình ?"
Lê Niệm đáp :" bẩm bệ hạ là hai nhân viên của Cẩm Y Vệ chúng thần . Một người tên Phùng Nghĩa một người tên Đỗ Quân ."
Lê Tấn hỏi tiếp :" Lần này tổng cộng bắt được bao nhiêu người ? Trong đó có bao nhiêu gián điệp người Chiêm ? Bao nhiêu nội gián người Việt ?"
Lê Niệm đáp :" Bẩm bệ hạ tổng cộng bắt được 1539 người trong đó có 117 người Việt làm nội gián còn lại đều là gián điệp người Chiêm."
Lê Tấn ra lệnh :" Tất cả nội gián người Việt đem ra Đông Thành chém treo đầu thị chúng 3 ngày vợ con đều bị sung làm công nô tịch biên tài sản sung vào quốc khố . Đối với người Chiêm ai còn khoẻ mạnh lập tức thả đi ai bị thương thì trị thương cho họ sau khi khoẻ lại thì thả đi ."
Lời này của Lê Tấn khiến đại thần nhóm vô cùng khó hiểu tại sao lại có sự đối đãi khác biệt đến vậy . Tả Tướng Quốc lập tức đứng ra hỏi :" Bẩm bệ hạ nguyên nhân làm sao bệ hạ quyết định như vậy ?"
Lê Tấn nói :" Chuyện đơn giản vậy mà đường đường Tả Tướng Quốc như ngươi cũng không hiểu sao ?"
Lời này của Lê Tấn rõ ràng là đang chửi người ngài hoàn toàn không cho Bùi tướng quốc mặt mũi. Mấy vị đại thần khác cũng bất giác cúi đầu bọn họ cảm thấy lời này không chỉ chửi Bùi Xương Trạch mà còn chửi cả bọn họ bọn họ cũng không hiểu được tại sao bệ hạ lại quyết định như vậy.
Tả tướng quốc trong lòng có giận nhưng mặt ngoài vẫn cung kính nói :" bệ hạ thứ cho thần ngu dốt không đoán đươc thánh ý . Xin bệ hạ giảng cho thần được rõ nguyên nhân sâu xa trong này ."
Lê Tấn nói :" Rất đơn giản người Chiêm bọn họ chống đối Đại Việt là đương nhiên . Còn đám nội gián người Việt tiếp tay cho bọn họ thì chính là tội p·h·ả·n· ·q·u·ố·c đều phải g·i·ế·t để răn chúng."
Lời này của Lê Tấn khiến Bùi Xương Trạch lâm vào suy nghĩ lão muốn biết chân ý trong này.
Quan Thái Sư Nguyễn Hữu Vĩnh đứng ra hỏi :" bệ hạ một bên là kẻ p·h·ả·n· ·q·u·ố·c một bên là kẻ thù của Đại Việt, tại sao lại đối xử khác biệt quá lớn như vậy ?"
Lê Tấn nhìn lão nói :" Người mà tiếp tay cho ngoại bang chống lại đất nước mình dân tộc mình thì chính là kẻ đáng khinh loại người này nên g·i·ế·t . Còn kẻ vì quốc gia vì dân tộc của bọn họ mà chống lại Đại Việt thì là đối thủ đáng kính trẫm tôn trọng loại người này nên không g·i·ế·t mà thả bọn họ đi ."
Thái Sư nghe vậy thì hiểu bệ hạ xét tính chất sự việc nhân phẩm con người mà làm ra quyết định . Lão lại hỏi :" Bệ hạ hai loại người này đều gây tổn hại cho Đại Việt như nhau, có phải nên đối xử tương đồng một chút ?"
Lê Tấn không trả lời mà hỏi lại :" Thái Sư từng đọc qua Tam Quốc Diễn Nghĩa chứ ?"
Thái Sư nghe vậy thì khó hiểu chuyện này với việc có đọc qua tác phẩm của La Quán Trung thì có liên quan gì ? Dù không hiểu nhưng lão vẫn thành thật đáp :" Bẩm bệ hạ, thần đã đọc qua Tam Quốc, không chỉ đọc qua mà còn đọc lại khá nhiều lần."
Lê Tấn nghe vậy thì nói :" Đọc qua thì tốt rồi, trẫm hỏi ngươi - tại sao Tào Tháo lại không g·i·ế·t Quan Vũ mà để hắn quay trở lại bên cạnh Lưu Bị."
Thái Sư nghĩ một chút thì đáp :" Thần cho rằng Tào Tháo nể phục tài năng, sự trung nghĩa của Quan Vũ nên đã không g·i·ế·t mà thả hắn đi ."
Lê Tấn gật đầu rồi lại lắc đầu hắn nói :" Mục đích của Tào Tháo là dùng hình ảnh về sự trung nghĩa của Quan Vũ để làm gương cho thuộc hạ của mình . Sau sự việc đó đám văn võ dưới trướng Tào Tháo sẽ cho rằng chỉ cần mình trung thành với chủ công thì có là kẻ thù cũng giành cho mình sự kính trọng. Thậm chí dù có thua trận bị đối phương bắt được cũng không c·h·ế·t kẻ thù vì kính trọng sự trung nghĩa của bản thân mà tha mạng cho mình."
Dừng một chút hắn tiếp tục :" trẫm bây giờ cũng muốn học Tào Tháo tha c·h·ế·t cho đám người Chiêm trung với dân tộc trung với quốc gia Chiêm Thành. Từ đó cổ vũ tinh thần trung nghĩa của người Đại Việt. G·i·ế·t những tên nội gián người Việt để thế nhân đều có thể thấy được kết cục của những kẻ phản bội quốc gia dân tộc của mình là như thế nào . Đây chính là tạo dựng điển hình có được sự so sánh giữa hai bên người Đại Việt hẳn đều rõ mình nên lựa chọn đi con đường nào ."
Đám đại thần nghe vậy thì như thể hồ quán đỉnh mọi người đều nghỉ thông thấu hàm ý của bệ hạ trong chuyện này . Đây rõ ràng là tạo ra bài học tiêu biểu về trung nghĩa cho toàn bộ trên dưới Đại Việt.
Thái Sư còn có băn khoăn lão nói :" bệ hạ, sự nhân từ của bệ hạ có thể khiến cho đám người Chiêm không biết sợ bọn họ sẽ không ngừng nổi lên chống phá Đại Việt. Điều này gây nguy hại khôn cùng có câu nhân từ với kẻ địch là tàn nhẫn với chính mình chuyện này bệ hạ nên suy tính thêm."
Lê Tấn cười nhẹ hắn nói :" Trẫm không sợ bọn họ Đại Việt càng không sợ . Năm xưa khi Chiêm Thành còn là một nước có binh hùng tướng mạnh nhưng vẫn bị Thánh Tông dẫn theo quân đội Đại Việt đạp diệt . Bây giờ chỉ là đám tàn binh bại tướng trốn trong chỗ tối không dám đứng ra thì có gì đáng lo chỉ cần chúng dám làm loạn trẫm sẽ lập tức diệt chúng . Trẫm nói mình không thua Thánh Tông thì đương nhiên tự tin có thể tiêu diệt tất cả thế lực người Chiêm dám làm loạn ."
Lời này của Lê Tấn thể hiện ra bá khí ý hắn rất rõ ràng Thánh Tông có thể diệt Chiêm Thành thì hắn cũng có thể . Chỉ là đám tàn binh hắn không coi vào đâu kẻ nào dám nhảy ra tất bị tiêu diệt .
Sự tự tin này của Lê Tấn khiến cho những kẻ vẫn có dã tâm phải cân nhắc lại một hai đặc biệt là Bùi Xương Trạch và Nguyễn Hữu Vĩnh hai vị này lâm vào trầm ngâm . Lê Quảng Độ thấy phản ứng của hai lão thì trong lòng thầm cười lão chê cười hai lão già này vô tri . Lê Quảng Độ biết rõ đây chưa là gì lão không quên bệ hạ từng tính toán g·i·ế·t sạch kẻ chống đối trong nước bao gồm cả Thái Sư Tướng Quốc trong đó. Vậy nên lời này không chỉ đơn giản là bệ hạ không sợ người Chiêm mà còn là không sợ mấy lão già có ý đồ xấu như bọn họ chỉ cần ai dám nhảy ra làm loạn bệ hạ liền g·i·ế·t kẻ đó .
Không còn ai có ý kiến gì thêm mệnh lệnh của hoàng đế lập tức được thi hành rất nhanh người của Cẩm Y Vệ hành động . Nội gián người Việt bị đem ra Thành Đông chém bêu đầu thị chúng gián điệp người Chiêm được thả ra được chữa trị .