Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 166. Quy định lãi vay.
Chương 165.
Ngày 10 tháng 4 năm Đoan Khánh thứ nhất, đại triều hội diễn ra ở sân Phụng Tiên đây chính là lần triều hội đầu tiên kể từ khi hoàng đế trở về từ Lam Kinh. Hôm nay sẽ là một buổi triều hội kéo dài với rất nhiều vấn đề cần thương nghị giải quyết . Bách quan văn võ đều có mặt đầy đủ trừ những người theo bệ hạ xuôi nam và ba vị Thái Uý Kim Ngô Vệ đại tướng quân, Cẩm Y Vệ chỉ huy sứ. Đám người theo bệ hạ xuôi năm chưa trở về theo lộ trình ắt hẳn phải 7, 8 ngày nữa bọn họ mới về tới Đông Kinh. Còn ba vị kia thì hình như bị bệ hạ phạt trượng nghe đâu thương thế không nhẹ cần 10 ngày mới có thể lành lặn.
Như thường lệ giờ Thìn một khắc hoàng đế giá lâm sân Phụng Tiên triều hội chính thức bắt đầu.
Đô Ngự Sử Nguyễn Quang Bật chỉ chờ đợi bệ hạ cho phép bắt đầu tấu báo thì sẽ đứng ra tấu . Tuy nhiên hoàng đế lại khởi đầu triều hội bằng một câu quên thuộc :" trẫm có chiếu muốn tuyên các ái khánh đợi một chút rồi tiến hành tấu báo."
Mọi người đều im lặng, chuyện này đã quá quen thuộc, bọn họ tò mò muốn biết chiếu chỉ này có nội dung gì.
Không để mọi người đợi lâu nội quan Đỗ Khắc Hải bưng lên một đạo chiếu chỉ . Lão chính là người tuyên đọc chiếu chỉ này Nguyễn Nhữ Vi hôm qua lại bị phạt trượng bây giờ còn nằm trên giường dưỡng thương. Đỗ Khắc Hải đúng là phục đại tổng quản không hiểu sao lão giỏi chọc giận quý nhân như vậy . Đỗ nội quan có dò hỏi nguyên nhân lần này đại tổng quản ăn trượng, chỉ là đại tổng quản miệng kín như bưng lão chỉ nói mình phạm sai đáng bị phạt . Quay lại triều hội Đỗ Khắc Hải mở ra chiếu chỉ đọc lớn :
" Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết . Trong đời người ít ai có thể luôn sung túc việc lúc thiếu lúc đủ là khó mà tránh khỏi. Từ đó nhu cầu vay mượn luôn tồn tại trong đời sống, đây cũng là vấn đề được luật lệ chú trọng điều chỉnh . Triều ta có quy định về việc vay và cho vay khá chi tiết tuy nhiên trẫm thấy còn có vài điểm chưa được quy định đầy đủ . Nay trẫm quyết định ban hành thêm quy định về việc vay và cho vay cụ thể như sau :
Thứ nhất đối với vay mượn có thế chấp thì lãi suất mỗi năm tối đa không quá hai thành khoản vay ban đầu . Bất kỳ khoản cho vay có thế chấp nào có lãi suất vượt quá mức này thì đều là b·ất h·ợp p·háp.
Thứ hai đối với vay mượn không thế chấp (tín chấp) thì lãi suất mỗi năm tối đa không quá ba thành khoản vay ban đầu. Bất kỳ khoản vay nào có lãi suất vượt quá mức này thì đều là b·ất h·ợp p·háp.
Thứ ba, đối với hoạt động cho vay theo hình thức cầm đồ thì thời hạn cho vay không quá 45 ngày lãi suất tối đa không quá một thành tiền cầm cố . Vượt quá mức lãi suất này chính là b·ất h·ợp p·háp.
Thứ tư quy định này áp dụng cho tất cả các khoản vay mượn cầm cố trên lãnh thổ Đại Việt. Dù vay mượn cầm cố có khế ước hay không có khế ước đều phải tuân thủ quy định này.
Thứ năm, đối với các trường hợp cố tình vi phạm tiếp tục cho vay với mức lãi suất cao thì khoản vay đó bị tính là vô hiệu . Trong trường hợp này bên đi vay không cần thực hiện nghĩa vụ chi trả khoản vay đối với bên cho vay. Ngoài ra người vay còn có thể cáo người cho vay đã có hành vi trái luật.
Thứ sáu trong trường hợp bị cáo trạng vi phạm quy định này và được xác định có tội thì người cho vay sẽ bị phạt tiền . Cụ thể số tiền phạt tương đương với số tiền đã cho vay trái quy định.
Thứ bảy quy định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm Đoan Khánh thứ nhất. Tất cả khoản vay trước ngày 1 tháng 5 không nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy định này.
Thứ tám Hàn Lâm Viện phụ trách sao chiếu chỉ ra nhiều bản phân phát xuống dưới . Phải đảm bảo chiếu chỉ này được chuyển tới tất cả các châu huyện. Sau khi nhận được chiếu chỉ châu huyện phải yết chiếu công khai trong vòng 45 ngày cho dân chúng được xem rõ quy định trong chiếu.
Đông Kinh ngày 9 tháng 4 năm Đoan Khánh thứ nhất. Người soạn chiếu: Đoan Khánh hoàng đế."
Đỗ Khắc Hải đọc xong thì khép lại chiếu chỉ trong lòng lão đầy cảm xúc phức tạp . Năm xưa nhà lão chính là vay lãi cao không trả được mà gặp khó khăn chồng chất . Cuối cùng để giải quyết lão đành chấp nhận tịnh thân vào cung làm thái giám kiếm tiền phụ giúp gia đình. Giá mà bệ hạ xuất hiện sớm hơn 50 năm giá mà quy định này có từ 50 năm trước thì có lẽ đời lão đã khác rất khác.
Đâu ai tự nhiên lại từ bỏ quyền làm nam nhân trở thành người khiếm khuyết đó là nỗi đau cả về thể xác lẫn linh hồn . Càng nghĩ Đỗ Khắc Hải càng nhớ nhà nhớ cha mẹ già đã khuất núi của lão . Đôi mắt Đỗ Khắc Hải có chút ươn ướt lão muốn khóc lớn muốn gào lên với Lê Tấn. Nếu được lão sẽ hỏi: " Tại sao bây giờ ngài mới xuất hiện ? Tại sao không thể xuất hiện sớm hơn ? Tại sao cái quy định này không có từ mấy chục năm trước ? tại sao tại sao chứ ?" Tuy nhiên những cảm xúc, câu hỏi này lão chỉ có thể giấu trong lòng.
Sự xúc động trong lòng Đỗ Khắc Hải không có mấy ai để ý đám quần thần đều đang bị chấn động bởi nội dung vừa nghe. Cái quy định này của bệ hạ chính là muốn làm sập đổ cả một hệ thống ngài đây là đụng tới lợi ích của toàn thể tầng lớp quan lại quý tộc cường hào địa chủ tăng lữ giáo phái . Xưa nay việc cho vay lãi cao luôn là cách thức kiếm lời phổ biến nhất của người có quyền thế . Đây cũng là thủ đoạn chính để bọn họ tiến hành vơ vét của cải từ tầng lớp dưới từ đó gom góp tiền của ruộng đất về tay mình.
Bách quan đương nhiên không chịu để yên như vậy đụng tới lợi ích sát sườn thì bọn họ phải đoàn kết mà chống lại . Lúc này không có phe phái nào hết tất cả là một phe cùng chống lại hoàng đế. Tuy nhiên có vài người sẽ chấp nhận chịu nhịn đó là những người hiệu trung với Lê Tấn. Bọn họ chịu thiệt hại giống người khác nhưng phải cố ủng hộ bệ hạ lúc này bọn họ tin mình sẽ được đền bù bằng cái khác.
Người đầu tiên đứng ra là Đô Ngự Sử, lão tâu :" bẩm bệ hạ thần cho rằng quy định này không hợp lý xin bệ hạ nghĩ lại mà sửa đổi cho phù hợp ."
Lê Tấn nhìn Nguyễn Quang Bật hỏi :" Nguyễn ái khanh cho rằng không hợp lý cụ thể là không hợp lý chỗ nào ?"
Đô Ngự Sử đáp :" bẩm bệ hạ vay mượn tính lãi chính là một loại làm ăn mà đã là làm ăn thì phải theo nguyên tắc thuận mua vừa bán. Trong quan hệ này thì việc thoả thuận giữa các bên phải được đặt lên trên hết vậy nên lãi suất vay mượn nên do hai bên tự thương lượng với nhau thì hơn. Triều đình không nên quy định cụ thể mức lãi suất điều này gây khó khăn cho hoạt động vay mượn trong dân gian. Đó là ý kiến của thần mong bệ hạ suy xét."
Lê Tấn nhìn Nguyễn Quang Bật lạnh lùng hỏi : " Ái khanh đã từng đi vay 3 quan tiền mà sau nửa năm tiền lời 12 quan chưa ?" Dừng một chút hắn nói :" Đó mà là vay mượn sao trẫm thấy đó là ăn c·ướp thì đúng hơn ."
Đô Ngự Sử nghe vậy thì sửng sốt lão đúng là chưa từng trải qua cảnh đó, nào có ai ngu chấp nhận mức lãi suất kinh khủng đến như vậy . Lão đáp :" Bẩm bệ hạ thần chưa từng vay mượn lãi suất cao như vậy thần cũng cho rằng không ai chấp nhận khoản vay với lãi suất kinh khủng đó. Tuy nhiên nếu có người vay mượn như vậy thì cũng là do hai bên thoả thuận người vay có thể vay hoặc không . Nếu chấp nhận mức lãi suất cao thì đó là do người vay kẻ đó phải chấp nhận hậu quả từ quyết định của mình."
Lê Tấn cười, hắn nói :" Đại bộ phận dân chúng Đại Việt đều không biết chữ . Vậy cho nên trong hoạt động vay mượn có nhiều kẻ dùng thủ đoạn lừa gạt. Theo trẫm được biết từng có một tên phú hộ cấu kết với thư sinh biết chữ lừa gạt người dân trong thôn ký khế vay với lãi suất cao khủng kh·iếp, một năm tiền lời gấp 8 lần tiền gốc. Đương nhiên lúc đó bọn họ chỉ nói lãi suất là 8 thành điều đó dẫn đến dân chúng trong thôn mất sạch ruộng đồng thế chấp vào tay địa chủ. Đô Ngự Sử có suy nghĩ gì về việc này."
Nguyễn Quang Bật suy nghĩ một chút lão đáp :" Bẩm bệ hạ chuyện xảy ra lừa gạt trong quá trình vay mượn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong trường hợp đó người vay có thể đến nha môn cáo trạng việc mình đã bị lừa gạt . Đối với hành vi lừa gạt, luật pháp triều ta có quy định xử phạt rất nghiêm khắc."
Lê Tấn nhìn Nguyễn Quang Bật bằng ánh mắt nhìn kẻ thiểu năng hắn nói :" Giấy trắng mực đen khế ước rành rành thì người dân làm sao kiện . Bọn họ toàn là kẻ yếu thế chữ nghĩa không biết luật pháp không thông người như thế có thể tự mình cáo kiện sao ? Chưa kể, người cho vay toàn là kẻ có quyền có thế có quan hệ . Đám dân đen bọn họ dám kiện, có thể kiện thắng sao ?"
Nguyễn Quang Bật bị hoàng đế nói cho á khẩu đây chính là sự thật một sự thật trần trụi về đời sống của người tầng lớp thấp. Nghĩ một chút Lão hỏi :" Bệ hạ vậy quy định mới này có thể ngăn cản việc xảy ra lừa gạt trong hoạt động cho vay sao ?"
Lê Tấn lắc đầu :" Không thể ngăn cản hoàn toàn việc lừa gạt vẫn sẽ diễn ra . Tuy nhiên quy định này sẽ hạn chế số lượng dân chúng bị lừa gạt cũng như hạn chế mức độ thua thiệt trong trường hợp bị lừa. Có mức trần lãi suất sẽ khiến cho kẻ cho vay phải cân nhắc hơn trước khi có ý định lừa gạt trong việc cho vay. Lãi quá cao chính là phạm pháp khi đó tiền lời không có còn thành kẻ phạm tội đây chính là sự đe doạ trẫm và triều đình dành cho những kẻ có ý định lừa gạt."
Lời của Lê Tấn mang ý nghĩa rất rõ đây là vì dân chúng thiên hạ mà ban quy định này . Đô Ngự Sử hiểu rõ ý tứ bên trong bách quan cũng là hiểu rõ . Bọn họ trong lòng có ý muốn phản đối quy định này nhưng lại không dám . Ai cũng biết rằng chỉ cần mình đứng ra bệ hạ sẽ dùng đại nghĩa thiên hạ lấy lý do vì lê dân bá tánh đè sập mọi lý lẽ bản thân nói ra . Đứng ra phản đối vô ích lại còn có thể bị quy chụp không biết thương xót bách tính ai ngu mà đứng ra.
Dương Nguyên Trực nghiền ngẫm rất lâu hắn biết đây là đối sách mà bệ hạ đưa ra nhằm cứu vãn kế hoạch vay tiền bằng trái phiếu. Lãi suất cho vay bắt buộc phải giảm xuống thì lãi suất tiền gửi mà các tiền trang chi trả cũng phải giảm theo . Việc chênh lệch giữa lãi suất của trái phiếu và lãi suất gửi tiền vào tiền trang trong tương lai hơn kém không nhiều . Trong một vài tháng tới dân chúng có tiền dư thừa sẽ phải cân nhắc lại xem mình có nên gửi tiền vào tiền trang hay là nên mua trái phiếu của triều đình. Đây là mục đích chính của bệ hạ còn việc tạo phúc cho dân nghèo hẳn chỉ là tiện tay.
Lê Tấn mà biết được ý nghĩ của Dương Nguyên Trực hẳn sẽ chửi tên này một trận. Hắn rõ ràng là vì dân chúng trong thiên hạ mà làm còn mưu lợi chỉ là tiện thể. Hắn vẫn nhớ như in câu chuyện của gia đình Tiểu Hắc Tử, thân làm hoàng đế Lê Tấn không muốn thiên hạ của hắn có thêm nhiều gia đình như vậy không muốn lại có thêm nhiều đứa trẻ lâm vào tình cảnh như Tiểu Hắc Tử từng trải qua.