Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 172. Tính toán trăm năm.
Chương 172.
Phạm thiên sư lên tiếng hỏi :" Bệ hạ có thể cho chúng ta biết kế hoạch của ngài cụ thể như thế nào? Cần phải mở bao nhiêu lớp học miễn phí ?"
Lê Tấn biết lời này của mình khiến đối phương động tâm, các tôn giáo đều muốn nâng cao sức ảnh hưởng trong xã hội, thậm chí mong muốn chi phối quyền lực chính trị. Có thể kể đến việc giáo hội Anh từng chi phối quyền phế lập quân vương hay ở Trung Đông thì Đạo hồi chi phối đời sống chính trị. Tại Trung Đông các đế chế đều xây dựng xung quanh giá trị cốt lỗi là Hồi Giáo . Điều này bắt nguồn từ nhà tiên tri Mohammed đem theo giáo đồ lập ra nhà nước hồi giáo đầu tiên . Tiếp đó các vị vua sau đó đem quân mở mang bờ cõi dần dần đế chế hồi giáo trải rộng khắp Trung Đông và Bắc Phi.
Tại Trung Hoa thì Nho giáo dưới sự nỗ lực của Đổng Trọng Thư đã chi phối đời sống chính trị của nhà Hán và các triều đại sau này. Hầu hết đế vương đều dựa vào tư tưởng Nho gia để trị quốc, điều này dần lan sang các nước Á đông khác trong đó có Đại Việt. Đạo môn cũng từng mong muốn có được địa vị tôn sùng, có thể chi phối đời sống chính trị quốc gia nhưng không thành công. Cuối thời Tây Hán khởi nghĩa khăn vàng chính là do một bộ phận người của Đạo môn tổ chức nhằm lật đổ chính quyền trung ương, từ đó xây dựng vương triều lấy tư tưởng Đạo gia thống trị thiên hạ. Thời Tùy mạt, Đạo môn lại không ngại dùng hết sức mình để hỗ trợ Lý gia giành thiên hạ với hy vọng Lý Uyên, kẻ tự nhận mình là hậu nhân của Lão Tử sẽ tôn sùng Đạo môn. Kết quả cả hai cuộc đầu tư này của Đạo môn đều thất bại, khởi nghĩa khăn vàng bị chư hầu của nhà Hán tiêu diệt, nhà Đường lập quốc thì sau đó Lý Nhị lại tiếp tục trọng dụng thế gia Nho học.
Tại Đại Việt thì có thể kể đến việc Thiền Sư Vạn Hạnh đã dùng mọi khả năng để giúp Lý Thái Tổ chiếm được thiên hạ. Đền đáp điều này chính là sự tôn sùng Phật giáo của triều Lý. Dưới triều Lý ảnh hưởng của Phật môn lên đời sống chính trị là rất lớn. Có giả thuyết cho rằng trong vụ án hồ D·â·m Đàm, việc Thái Sư Lê Văn Thịnh bị kết án hành thích vua thực ra là sự sắp xếp của Phật môn nhằm áp chế Nho giáo. Lý Nhân Tông khi ấy biết Lê Văn Thịnh bị oan nhưng vẫn phải nhắm mắt xử lý ông, đơn giản vì thế lực của Phật môn quá mạnh, hoàng tộc nhà Lý lại có quan hệ đặc biệt thân thiết với Phật môn.
Quay lại cuộc nói chuyện, Lê Tấn đáp lại câu hỏi của Phạm thiên sư :" Trẫm cho rằng nên xây dựng ở mỗi châu, huyện một toà thư viện cho phép dân chúng vào học chữ, đọc sách miễn phí. Ngoài ra nếu có thể thì mỗi xã nên mở một lớp học vỡ lòng cho trẻ nhỏ. Chỉ là như vậy sẽ tốn kém nhiều lắm, mở mỗi huyện một thư viện đã là rất tốt rồi."
Trong đầu Phạm thiên sư, Nhất Minh đại sư bắt đầu tính toán, cơ bản thì sẽ cần mở 173 cái thư viện ở các huyện, khoảng hơn sáu ngàn lớp học vỡ lòng tương đương với số xã trong toàn quốc. Đây là vụ đầu tư rất lớn, tiêu hao rất nhiều tiền của và nhân lực. Tuy nhiên lợi ích về sau là thấy rõ, cách này có thể làm, đầu tiên nên thử nghiệm trước ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng ra toàn quốc.
Nhất Minh đại sư nói:" Phật môn năng lực hạn chế không đủ sức giúp bệ hạ nâng cao dân trí toàn cõi nước Việt. Tuy nhiên chúng ta nguyện ra sức ở phủ Từ Sơn, xây vài toà thư viện, mở vài chục lớp học vỡ lòng tại đây."
Đây chính là nói Phật môn nguyện thử, nơi được Nhất Minh đại sư chọn chính là phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc.
Phạm Thiên Sư cũng lên tiếng:" Đạo môn cũng không đủ năng lực giúp bệ hạ làm điều này trên toàn Đại Việt . Chúng ta nguyện giúp phủ Quốc Oai xây vài toà Thư Viện, mở trăm lớp học vỡ lòng."
Đây chính là thái độ rõ ràng Đạo môn cũng muốn thử nơi được Phạm thiên sư lựa chọn là phủ Quốc Oai của xứ Sơn Tây.
Lê Tấn nghe vậy thì trong lòng vui mừng, chỉ cần bọn họ chịu thử là tốt rồi. Đợi hai ba năm khi thấy được lợi ích thực tế thì bọn họ sẽ đẩy mạnh chuyện này. Tương lai không xa nền giáo d·ụ·c Đại Việt không còn là lĩnh vực mà chỉ có Nho gia chiếm lĩnh. Lớp học do các nhà Nho mở ra hầu hết đều là thu tiền không thấp, trẻ con nhà nghèo khó mà theo học. Sau này có lớp học miễn phí của Phật môn, Đạo môn thì sẽ có nhiều trẻ em được học chữ hơn, từ đó nâng cao dân trí. Đương nhiên để con cái có thể đi học thì các gia đình phải đánh đổi không ít, vậy nên không thể kỳ vọng nhờ đây phổ cập giáo d·ụ·c. Lê Tấn chỉ hy vọng sau hai mươi, ba mươi năm nữa thì cứ 10 người có khoảng 2-3 người biết chữ đã tốt lắm rồi.
Lê Tấn nói :" Vậy thì trẫm thay mặt dân chúng hai phủ Từ Sơn, Quốc Oai đa tạ nhị vị. Hy vọng đây là khởi đầu tốt đẹp cho quá trình nâng cao dân trí của Đại Việt."
Đạt được mục đích, tiếp theo Lê Tấn cùng Phạm thiên sư và Nhất Minh đại sư nói vài chuyện trong thiên hạ, hỏi vài vấn đề liên quan đến Đạo giáo, Phật Giáo. Khoảng nữa canh giờ sau thì cuộc trò chuyện kết thúc, hai vị thủ lĩnh hai nhà Phật-Đạo rời đi.
***
Trong Ngự Thư Phòng chỉ còn lại Lê Tấn đang làm việc không có nội quan được triệu vào hầu cận. Nguyễn Nhữ Vi chưa khỏi hẳn v·ết t·hương đang còn xin nghỉ, dù lão khỏi rồi cũng chưa vội xuất hiện trước mặt Lê Tấn. Nguyễn Nhữ Vi đủ khôn khéo để biết mình nên tránh một thời gian chờ bệ hạ phai mờ ấn tượng không tốt về mình. Đỗ Khắc Hải thì được Lê Tấn phái xuất cung nhiệm vụ của lão là đi mời những thương nhân có máu mặt ở Đông Kinh ngày mai vào cung cùng bệ hạ uống trà.
Lê Tấn đang loay hoay làm một bản kế hoạch sơ bộ cho cảng biển xứ Thanh, đây chính là thứ hắn cần cho ngày mai. Trên xà nhà Lão Hoạ Sĩ bổng lên tiếng:" Tiểu tử, chuyện mượn tay Phật môn, Đạo môn tăng lên dân trí này có nguy hại rất lớn . Ta không hiểu lắm tại sao ngươi lại làm như vậy ?"
Lê Tấn không hề nhìn lên đáp lại:" Ta biết có nguy hại nhưng chuyện này cần thiết vậy nên ta làm."
Lão Hoạ Sĩ hỏi :" Cần thiết ở điểm nào?"
Lê Tấn đáp :" Nho giáo quá mạnh, gần như chi phối chính trị Đại Việt, ta cần tạo ra thêm đối trọng cho Nho giáo."
Lão Hoạ Sĩ vẫn không hiểu cho lắm, tư tưởng của Nho giáo rất có lợi cho duy trì sự cai trị của vương triều. Tại sao Lê Tấn lại muốn giảm sức ảnh hưởng của Nho giáo lên chính trị. Lão hỏi :" Ngươi định để Phật môn, Đạo môn vào triều sao?"
Lão hoạ sĩ liên tưởng đến các triều đại trước của nước Việt từng xuất hiện Tăng quan . Không nhẽ tiểu chủ nhân lại định tái hiện chuyện này hay sao .
Lê Tấn lắc đấu nói :" Không phải, cái mà ta muốn là tạo ra một đám quan lại có tư tưởng khác so với Nho giáo. Không nhất thiết phải là tư tưởng hai nhà Phật Đạo. Ta chỉ muốn bọn họ giúp chút sức lực tạo ra một tầng lớp người biết chữ không in dấu ấn tư tưởng Nho gia."
Lão hoạ sĩ lại hỏi :" Vậy ngươi muốn bọn họ mang theo tư tưởng gì?"
Lê Tấn đáp:" Cái gì cũng được Phật môn, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, vân vân. Thậm chí nếu có kẻ nào đó sáng tạo ra hệ tư tưởng mới thì càng tốt."
Lão Hoạ Sĩ vẫn rất khó hiểu lão hỏi :" Rốt cuộc ngươi muốn trong triều đình có những tư tưởng nào?"
Lê Tấn nói :" Nếu được ra muốn dưới sự trị vì của ta sẽ xuất hiện thật nhiều hệ tư tưởng khác nhau. Cái ta muốn là bách gia tề xuất cùng nhau khai mở tư tưởng giống như thời Tiền Tần vậy."
Lão Hoạ Sĩ hỏi lại :" Như vậy không phải sẽ hỗn loạn sao ? Không nhẽ ngươi muốn Đại Việt chia năm xẻ bảy giống như phương bắc thời Xuân Thu Chiến Quốc?"
Lê Tấn đáp :" Yên tâm sẽ không loạn, ta sẽ khống chế mức độ vừa đủ, ngoài ra ta sẽ thay đổi một vài vấn đề về thể chế để phù hợp cho tương lai ."
Dụng ý của Lê Tấn rất rõ ràng, hắn muốn tạo ra nhiều hệ tư tưởng cùng tranh phong sau hơn trăm năm nữa. Khi đó hắn đã thúc đẩy thành công thay đổi từ thể chế quân chủ chuyên chế sang thể chế quân chủ lập hiến. Mỗi hệ tư tưởng chính là một đảng phái cứ đảng phái nào chiếm ưu thế trong bầu cử thì sẽ được phép thành lập chính phủ, nắm quyền điều hành đất nước. Làm không tốt thì lại bị thay thế .
Con cháu đời sau của hắn chỉ cần nắm giữ những quyền là: quyền phát hành tiền, quyền phủ quyết dự luật, quyền giải tán quốc hội, chính phủ. Việc điều hành đất nước giao vào tay người khác, hoàng gia sẽ đóng vai trò như một thanh kiếm treo trên đầu chính phủ. Ngoài ra việc nắm quyền phát hành tiền sẽ đảm bảo vị thế trường tồn của hoàng gia định hướng của hắn là biến Lê thị hoàng tộc thành FED phiên bản Việt. Đây là một kế hoạch trăm năm, cần nhiều thế hệ cùng tiến hành Lê Tấn chỉ là người mở đầu, con cháu của hắn tiếp nối.
Lão Hoạ Sĩ nói :" Ta vẫn không hiểu được ngươi có tính toán gì ? Nhưng mà ta hy vọng tính toán của ngươi là đúng, ngươi sẽ không phá nát quốc gia này."
Lê Tấn đáp:" Phải thay đổi thì mới phát triển được. Việc này là cần thiết, dù có nguy hiểm vẫn phải tiến hành. Nói chuyện này với ngươi rất khó dù sao ngươi cũng không hiểu. Lão Quỷ ngươi cứ tập trung vẽ tranh sách là được rồi."
Lão Hoạ Sĩ nghe vậy thì gãi đầu gãi tai, lão đúng là cảm thấy mình đúng là không đủ sức nghe hiểu. Có lẽ trí tuệ hoặc tầm hiểu biết của lão và tiểu chủ nhân có khác biệt quá nhiều. Cơ bản suy nghĩ của Lê Tấn quá khác thường, có chút quái đản, sự quái đản này không giống với bọn lão . Mấy lão quỷ là do trải qua nhiều chuyện trong đời nên tâm lý có vấn đề, còn Lê Tấn thì giống như hoàn toàn khác biệt đối với phần còn lại của thế giới này vậy.
Ngay lúc này, Lão Quỷ Lười mở mắt ra nói:" ngươi thật là lắm chuyện, cứ im lặng là được, kệ hắn làm gì thì làm, nhiệm vụ của chúng ta là hộ vệ, suy nghĩ làm gì cho mệt đầu." - Hoạ Sĩ nghe vậy thì học theo im lặng lão cảm thấy lời này của Quỷ Lười có lý.