Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 189. Cùng Chiêm Hồng Cơ tâm sự.
Chương 189.
Màn đêm buông xuống, hoàng đế giá lâm Diên Hoà Cung nơi ở mới của Hồng Phi. Không có sự nghênh đón từ xa, bệ hạ cứ như vậy đi thẳng vào nội điện, nơi Hồng Phi đang ngồi uống trà chờ đợi. Thái độ này của chủ tử mới khiến đám người hầu vô cùng bất an, bọn họ sợ bệ hạ giận dữ thì mình có thể bị liên lụy. Điều đám người hầu lo lắng không hề xảy ra, hoàng thượng không giận giữ trách phạt mà rất bình thản ngồi xuống đối diện Hồng Phi .
Hồng Phi nhìn hắn nói :" Ngài đến rồi, chúng ta có thể bắt đầu nói chuyện rồi chứ ?"
Lê Tấn cầm lên ly trà của nàng, uống một hớp rồi nói :" có thể."
Hành động này của bệ hạ khiến đám người hầu mắt trợn tròn, đó là chén trà nương nương đã uống một nửa, vậy mà bệ hạ không ngại gì mà cầm lên uống luôn. Điều này vượt qua nhận thức của bọn họ, chuyện này chưa từng nghe bói có vị tiên đế nào làm qua.
Hồng Phi thì chả lấy gì làm bất ngờ, hai người bọn họ đã nuốt không biết bao nhiêu nước bọt của nhau, chuyện này quá bình thường. Điều nàng quan tâm là chuyện khác, nàng hỏi:" Ta có thể xin ngài một ân huệ sao ?"
Lê Tấn nhìn nàng nói : " phải xem là chuyện gì mới được ."
Hồng Phi hỏi:" Ngài có thể cho phép ta chôn cất những người Chiêm khác b·ị b·ắt sao ?"
Lê Tấn đáp :" Không thể ."
Hồng Phi buồn bã nói:" ngài không thể để bọn họ nhập thổ vi an sao ."
Lê Tấn cười, hắn nói:" bọn họ chưa c·hết, nàng muốn trẫm đem bọn họ chôn sống sao ?"
Hồng Phi nghe vậy thì giật mình, bệ hạ nói những người trong tổ chức của nàng b·ị b·ắt chưa c·hết, đây là thật sao. Chuyện này rất vô lý, gián điệp b·ị b·ắt được sao có thể không bị xử lý, hay là bọn họ còn bị tra hỏi trong nhà giam của Cẩm Y Vệ. Không đúng, thời gian dài như vậy việc tra hỏi hẳn là kết thúc rồi, kẻ không chịu được t·ra t·ấn đã khai, còn những người cứng cỏi thì đã chịu khốc hình đến c·hết. Bản thân nàng nếu không được cứu ra thì hẳn đ·ã c·hết trong quá trình t·ra t·ấn của Cẩm Y Vệ. Nghĩ một hồi, Hồng Phi hỏi:" Bệ hạ định xử trí bọn họ thế nào?"
Lê Tấn đáp:" Trẫm cho thả hết bọn họ rồi, những kẻ khoẻ mạnh đã rời đi, còn lại trị thương xong sẽ được thả ra."
Hồng Phi nghe vậy thì có chút không tin, hai bên là kẻ thù, không có lý do gì bệ hạ lại thả hết bọn họ đi. Nàng hỏi lại:" Bệ hạ muốn trêu chọc ta nên nói vậy đi ?"
Đáp lại sự hoài nghi của nàng, Lê Tấn chỉ nói bốn chữ :" Quân vô hí ngôn ".
Hồng Phi nghe vậy thì trầm mặc, bây giờ thì nàng có chút tin tưởng rằng những gián điệp người Chiêm khác được thả tự do. Tuy nhiên vẫn còn khó hiểu, nàng hỏi :" Tại sao ngài lại làm như vậy ?"
Lê Tấn hỏi lại nàng :" nàng muốn nghe nói thật hay nói dối ?"
Hồng Phi đáp:" đương nhiên là nói thật."
Lê Tấn nhìn nàng mỉm cười hắn nói:" trẫm muốn cứu nàng ra nhưng gặp rất nhiều sự phản đối, không còn cách nào khác trẫm đành đại xá cho tất cả gián điệp người Chiêm."
Hồng Phi mới không tin lời này, nàng cho rằng bệ hạ trêu đùa nàng. Nghĩ nghĩ một chút nàng lại hỏi:" Vậy còn nói dối thì sao?"
Lê Tấn dùng thái độ nghiêm túc hơn nói:" Trẫm thấy bọn họ đều là anh hùng, không đáng phải c·hết nên đã thả bọn họ đi."
Chiêm Hồng Cơ nghe vậy thì thấy đây càng giống trò đùa, nàng không tin. Tuy nhiên nàng vẫn hỏi lại :" Anh hùng sao ? Tại sao bệ hạ lại cho rằng bọn họ là anh hùng?"
Lê Tấn đáp lại:" bọn họ vì dân tộc mà chiến đấu, vì khát vọng phục quốc mà sẵn sàng hy sinh tất cả, người như vậy chắc chắn là anh hùng. Dù Chiêm-Việt là kẻ thù nhưng trẫm kính trọng bọn họ, vì đó nên trẫm thả bọn họ đi."
Đây là lời thật lòng của Lê Tấn, những gì mà Chiêm Hồng Cơ và nhiều người trong tổ chức của nàng đang làm chính là đấu tranh vì độc lập dân tộc. Bọn họ không có làm gì sai, những người như vậy chính là anh hùng dân tộc, đáng được kính trọng, cả bởi đồng bào dân tộc Chiêm hay kẻ thù của bọn họ.
Điều mà bọn họ làm không khác là bao so với những anh hùng dân tộc Việt đã làm cách đây gần trăm năm. Những cuộc chiến đấu của Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Dung nhà Hậu Trần hay khởi nghĩa Lam Sơn do Thái Tổ Lê Lợi dẫn đầu đều là đấu tranh cho độc lập dân tộc. Không thể vì bọn họ là người Chiêm, hai bên có xung đột lợi ích mà không kính trọng họ. Lê Tấn luôn cho rằng anh hùng chính là anh hùng, không phân biệt dân tộc, màu da, tuổi tác.
Chiêm Hồng Cơ nghe được lời này từ Lê Tấn, người đứng đầu Đại Việt- kẻ thù của dân tộc Chiêm các nàng thì có chút tự hào. Nàng cảm thấy những gì mình và những người Chiêm khác đã làm được công nhận, một sự công nhận đến từ kẻ thù. Giờ đây nàng có thể tin tưởng hoàn toàn rằng Lê Tấn đã thực sự ra lệnh thả người. Dù nàng ở trong cung không thể nào kiểm chứng nhưng chuyện này đã rất đáng tin.
Với tư cách một người Chiêm, Hồng Phi nói:" Cảm ơn bệ hạ, cảm ơn ngài vì tất cả."
Lê Tấn lại cười, hắn nói:" không có gì, trẫm chỉ làm theo điều mình cho là đúng mà thôi."
Hồng Phi trầm ngâm suy nghĩ một hồi, sau đó nàng ném ra một vấn đề . Nàng nói:" Bệ hạ, ngài thấy chuyện năm đó Thánh Tông đem quân đánh phá Đại Chiêm Thành là đúng hay sai ? Hai bên chung sống hoà bình không phải rất tốt sao ?"
Lê Tấn nhìn nàng nói:" Thánh Tông không có làm sai, ngài là vì lợi ích của dân tộc Việt mà làm. Còn chuyện hai bên chung sống hoà bình là không thể nào, xung đột là không thể tránh khỏi. Chỉ là tùy theo mạnh yếu mà bên nào đánh bên nào, bên nào diệt bên nào mà thôi.
Hơn trăm năm trước khi nhà Trần suy yếu, người Chiêm các nàng cũng mang quân đánh sang Đại Việt mấy lần. Chế Bồng Nga có tham vọng tiêu diệt Đại Việt, sát nhập Đại Việt vào lãnh thổ Đại Chiêm Thành. Chỉ là sức mạnh của nước Chiêm khi ấy vẫn chưa đủ, Chế Bồng Nga thì lại không đủ kiên nhẫn phát triển lực lượng. Hắn đánh mấy lần không đạt được mục đích, cuối cùng lại c·hết ở Đại Việt.
Thánh Tông thì khác, ngài lựa chọn được thời cơ thích hợp khi mà thế và lực của Đại Việt đầy đủ để một lần phá tan nước Chiêm."
Hồng Phi nghe vậy chỉ biết thở dài, kết cục đúng là không thể tránh khỏi. Đến hai nhà hàng xóm bình thường còn thỉnh thoảng xảy ra mâu thuẫn hai quốc gia liền kề làm sao có thể không xung đột lợi ích. Biết trách ai bây giờ, chỉ có thể trách trời đã không giúp người Chiêm. Tuy nhiên nàng vẫn có điều trong lòng muốn nói.
" Bệ hạ, chuyện Thánh Tông năm đó tàn sát hàng vạn dân Chiêm không phải quá tàn nhẫn sao. Dù sao chúng ta đã thua rồi, sao còn phải làm như vậy. Chưa kể sau đó còn bắt mấy vạn người Chiêm b·ị b·ắt làm nô lệ, dân Chiêm ở lại phía nam thì bị đối xử tàn tệ. Chuyện của quê nhà ta không phải là cá biệt, rất nhiều nơi khác chứng kiến người Việt làm ác đối với những người Chiêm vô tội."
Lê Tấn rất bình thản hỏi lại nàng:" Nàng nghĩ nếu người Chiêm giành chiến thắng và sáp nhập Đại Việt vào Chiêm Thành thì người Chiêm các nàng sẽ đối xử tử tế với người Việt sao ?"
Câu hỏi này của Lê Tấn khiến Chiêm Hồng Cơ im lặng, nàng lâm vào trầm tư, chuyện bệ hạ nói đã không xảy ra. Tuy nhiên nàng biết rằng nếu người Chiêm thắng thế thì có lẽ những gì xảy ra với người Việt khi đó không khác gì so với người Chiêm đã trải qua, thậm chí có thể còn tệ hơn. Nàng hỏi:" không có cách nào khác sao ? Chẳng nhẽ bên chiến thắng cứ phải tàn sát, nô dịch, bóc lột nặng nề dân chúng bên thua trận mới được ư ? Có cách nào để dân chúng bên thua trận bớt khổ sở hơn không ? Nếu là ngài thì ngài sẽ làm như thế nào ?"
Lê Tấn nói :" Chuyện này là không thể tránh khỏi, đó là cách tốt nhất mà bên chiến thắng có thể lựa chọn."
Trầm ngâm một lúc hắn giảng giải:" Bên thắng trận muốn xoá sổ hoàn toàn quốc gia của bên thua trận thì chỉ có ba cách:
Thứ nhất là đồ sát toàn bộ, không để lại bất kỳ người nào của bên thua trận, sau đó di chuyển dân cư nước mình tới đó sinh sống. Điều này chỉ áp dụng được ngay khi bên thắng là một nước lớn, nhân khẩu đông đảo, còn bên thua trận là nước nhỏ dân ít.
Thứ hai là tàn sát một phần dân chúng của bên thua trận, khiến cho họ không có khả năng phản kháng. Nô dịch bọn họ, làm hao mòn ý chí độc lập dân tộc của đối phương. Sau đó từ từ g·iết chóc, đồng hoá để cho dân tộc thua trận trở thành dân tộc thiểu số hoặc biến mất. Đây chính là cách mà bên thắng thường hay làm để hoàn toàn xoá sổ quốc gia thua trận, từ đó củng cố sự thống trị của mình trên lãnh thổ chiếm được. Phương pháp này là tốt nhất, có hiệu quả nhất, có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức.
Thứ ba là khiến cho đại bộ phận dân tộc bị thua trận ủng hộ sự cai trị của bên thắng trận. Để làm được điều này rất khó, cần bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian. Đa phần bên thắng sẽ không chấp nhận làm như vậy. Cách này có quá nhiều mạo hiểm, có quá nhiều nguy cơ dẫn đến thất bại về sau."
Chiêm Hồng Cơ nghiền ngẫm rất lâu về những điều mà Lê Tấn vừa giảng giải . Cuối cùng nàng hỏi:" Bệ hạ vẫn chưa trả lời ta rằng ngài sẽ chọn làm thế nào ? Là cách thứ nhất, thứ hai hay thứ ba?"
Lê Tấn dùng tay sờ sờ tay nàng, sau đó ghé đầu nói nhỏ vào tai nàng " trẫm thích làm việc khó ".
Chiêm Hồng Cơ lại lâm vào suy nghĩ, nàng không rõ cách thứ ba mà đối phương nói thì cần làm những gì, rất muốn hỏi cho biết nhưng lại thôi.
Sau hồi lâu im lặng, nàng bất ngờ lên tiếng hỏi:" đêm nay ngài có thể ở lại đây cùng ta ân ái không ?"
Lê Tấn nghe vậy thì híp mắt lại hỏi :" nàng còn chưa khoẻ hẳn, có thể chịu được giày vò sao ?"
Chiêm Hồng Cơ đáp:" Ta được, chỉ sợ ngài không được." - ngữ điệu của nàng đầy thách thức.
Lê Tấn nghe vậy thì không chần chừ mà mạnh mẽ đáp lại :" vậy thì theo ý nàng, đến lúc đó nàng đừng có mà cầu xin tha thứ." - Nam nhân không chịu được nhất là nữ nhân nói mình lên giường không được, đây chính là sỉ nhục. Hắn quyết định hôm nay sẽ cho nàng biết thế nào là lễ độ.
Chiêm Hồng Cơ không yếu thế chút nào, nàng lập tức cho người đi lấy dầu hạt cải tới . Nàng dùng chính cái trò tăng thêm kích thích mà Lê Tấn dạy nàng để khiêu chiến hắn.
Cứ như vậy một đêm hoan lạc trong Diên Hoà Cung giữa Lê Tấn và Chiêm Hồng Cơ diễn ra. Suốt đêm người hầu bên ngoài nghe thấy tiếng thở dốc, rên rỉ, thỉnh thoảng là gào thét từ trong nội điện truyền ra. Nước nóng cũng được đưa vào mấy bận, cùng với đó là đồ ăn đêm được mang tới hai lần, hoàng thượng đêm nay có chút tốn sức.