Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 191. Đoan Ngọ
Chương 191.
Tết Đoan Ngọ (5-5 âm lịch) cũng là ngày sinh nhật của hoàng đế. Vốn dĩ mọi người đều cho rằng hôm nay bệ hạ sẽ không thượng triều, dù gì hôm qua trong cung đã xảy ra chuyện. Tuy nhiên điều đó không xảy ra, triều hội vẫn được diễn ra ở Điện Kính Thiên.
Quân thần hành lễ xong xuôi, Nguyễn Nhữ Vi lớn tiếng hô :" Ai có tấu thì tâu lên, không tấu bãi triều."
Bách quan đều có thể nhận ra sắc mặt của bệ hạ hôm nay khác lạ, ngài có vẻ u buồn. Mọi người đều không muốn làm phiền ngài mệt nhọc lúc này, tuy nhiên nhiều công việc không thể dừng lại, bắt buộc phải tấu lên.
Người đầu tiên đứng ra tấu trình là Hồng Lư Tự Thiếu Khanh Nguyễn Thuyên hắn tâu :" bẩm bệ hạ, Hồng Lư Tự nhận được liên hệ từ các nước Ai Lao, Chân Lạp, Miến Điện, La Na, Xiêm La, Trảo Oa, Lộ Lạc. Theo đó các nước này chuẩn bị cử sứ đoàn tới nước ta, dự tính khoảng tháng 11 sẽ đến Đại Việt.
Trong đó sứ đoàn của Ai Lao, La Na, Miến Điện xin được nhập cảnh theo đường Trấn Ninh. Sứ đoàn các nước Xiêm La, Chân Lạp, Trảo Oa, Lộ Lạc sẽ đi đường biển, xin phép được nhập cảnh ở đạo Hải Dương. Nay thần tấu lên xin bệ hạ quyết đoán việc này."
Năm xưa Thánh Tông diệt đi Đại Chiêm Thành đã gây tiếng vang rất lớn trong khu vực, tạo ra sự e ngại nhất định của các nước lân bang đối với Đại Việt. Đến khi Thánh Tông cầm quân đánh sang phía tây, một mình q·uân đ·ội Đại Việt đánh bại liên quân các nước cử tới hỗ trợ Ai Lao thì các quốc gia trong khu vực đều công nhận Đại Việt là bá chủ, chấp nhận là nước chư hầu.
Từ đó thường xuyên có sứ đoàn qua lại thực hiện lễ nghi bang giao, lần này các nước đều cử sứ đoàn tới. Chẳng là Hiến Tông và Túc Tông băng hà, tân đế kế vị, sau khi biết được tin tức, các nước với thân phận là chư hầu phái đến sứ thần. Mục đích là chúc mừng vua mới lên ngôi, dâng hương cho nhị vị tiên đế.
Lê Tấn nghe xong Nguyễn Thuyên tấu trình thì không nghĩ nhiều liền đồng ý . Hắn nói :" Chuyện này trẫm chuẩn. Lệnh cho khanh và Hồng Lư Tự chịu trách nhiệm lên kế hoạch đón tiếp sứ đoàn các nước."
Nguyễn Thiếu Khanh chắp tay nói:" tuân chỉ . Sau khi trở về thần và trên dưới Hồng Lư Tự sẽ lập tức bắt tay chuẩn bị việc này."
Không còn chuyện gì khác, Nguyễn Thuyên xin phép lui về hàng. Tiếp theo Khuyến Nông Sứ Chu Do đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, lúa vụ Chiêm đến nay đã vào mùa, trong ít ngày tới sẽ có thể thu hoạch. Nay thần tâu lên để bệ hạ được biết."
Ý của hắn là muốn thông báo để bệ hạ sắp xếp tiến tới điền trang cùng nhà nông tham gia thu hoạch, đây là thông lệ mà các đời tiên đế vẫn hay làm.
Lê Tấn suy nghĩ một chút, hắn biết mình cần phải xuất cung một chuyến, thời đại này nông nghiệp rất quan trọng, đế vương phải tỏ thái độ coi trọng việc nhà nông, dù chỉ là làm màu cũng được. Vậy nên hắn hỏi:" Năm nay mùa vụ thế nào ? Dự kiến ngày nào điền trang có thể thu hoạch ?"
Chu Do đáp:" bẩm bệ hạ, nửa đầu năm nay thời tiết thuận lợi, lúa Chiêm rất tốt, dự là sẽ bội thu một vụ. Bên phía điền trang thần có đi xem qua, dự kiến 5-7 ngày nữa thì lúa chín, có thể thu hoạch."
Đây là tin tốt, vụ Chiêm được mùa dân chúng ấm no, triều đình có thể thu đủ thuế khoá . Lê Tấn liền nói:" Tốt, Ngày 12 trẫm sẽ tới điền trang cùng nông dân thu hoạch."
Nhiệm vụ hoàn thành, Chu Do xin phép lui về . Người tiếp theo đứng ra là Quốc Sư Lý Phong, lão tâu :" bẩm bệ hạ, tuân theo chỉ lệnh của bệ hạ, thần đã làm phép cầu xin Ngọc Hoàng đại đế chỉ điểm. Cuối cùng không làm nhục mệnh, Ngọc Hoàng ban xuống bốn chữ Sin Quyền, Thủy Vĩ. Sau khi tra xét địa chí Đại Việt, thần được biết đạo Hưng Hoá có một huyện là huyện Thủy Vĩ. Thần mạn phép suy đoán ý Ngọc Hoàng là ở nơi đó có mỏ đồng . Nay thần xin tấu lên bệ hạ việc này."
Bách quan nghe xong lời của Lý Phong đều giật mình, bọn họ có nghe qua việc bệ hạ xuống chiếu ra nhiệm vụ này cho Quốc Sư. Tuy nhiên không ai tin lão có thể hoàn thành, nào ngờ lão lại trình tấu như vậy. Mọi người rất nghi hoặc, chẳng lẽ Quốc Sư thực sự có thể câu thông thần tiên xin chỉ điểm này kia, hay là lão biết trước ở nơi đó có mỏ đồng nên lợi dụng việc này thần thánh hoá khả năng của bản thân. Không nhiều người cho rằng lão nói bừa, bởi vì ai cũng biết chuyện này rất dễ kiểm chứng. Nếu như ở Thủy Vĩ không tìm được mỏ đồng thì Lý Phong chính là khi quân, chờ đón lão chính là án tử. Khi triều đình bỏ ra lượng lớn nhân lực, vật lực đến nơi đó tìm kiếm mà không thấy mỏ đồng thì bắt buộc phải có người chịu trách nhiệm cho sự lãng phí đó.
So với mọi người, Công Bộ thượng thư Ngô Minh càng nghi hoặc hơn. Chính bệ hạ đã ra lệnh cho lão về chuẩn bị nhân lực tìm mỏ trước, sau đó mới ban chiếu ra nhiệm vụ cho Quốc Sư. Điều này chứng tỏ bệ hạ chắc chắn Lý Phong có thể làm được, nghĩ đi nghĩ lại cảm thấy có gì đó không đúng.
Trong khi bách quan còn rất hoài nghi thì Lê Tấn nói:" Tốt, trẫm tạm nhớ ngươi một công, đợi sau khi tìm được mỏ đồng sẽ ban thưởng sau ."
Lý Phong:" Tạ ơn bệ hạ khen ngợi. Tuy nhiên đây là là trách nhiệm của thần, nào dám nhận bệ hạ ban thưởng."
Lê Tấn nói:" Quân vô hí ngôn, trẫm nói thưởng sẽ thưởng, ngươi yên tâm lui xuống đi."
Lý Phong nghe vậy thì tạ ơn lui lại, lão cảm thấy an tâm phần nào, có vẻ như bệ hạ rất chắn chắn chuyện lần này. Hơn ai hết Lý Phong hiểu rõ, xong chuyện này danh tiếng của lão sẽ lên cao, từ đó được lợi rất nhiều.
Lê Tấn sau khi cùng Lý Phong diễn xong một màn thì quay sang nhìn Ngô thượng thư nói:" Ngô ái khánh, trẫm lệnh ngươi chủ trì việc tìm kiếm mỏ đồng ở Thủy Vĩ."
Ngô Minh đáp:" thần tuân chỉ ." - Việc này đã được chuẩn bị sớm, chỉ cần vài ngày nữa là có thể xuất phát, lần này Ngô thượng thư quyết định đích thân dẫn người đi Thủy Vĩ. Công Bộ chuyến này sẽ huy động tất cả những người có năng lực trong việc tìm mỏ tham gia nhiệm vụ tìm kiếm. Ngô thượng thư quyết tâm đào bới một lượt đất Thủy Vĩ, cho đến khi tìm ra mỏ đồng mới thôi.
Tấu báo tiếp tục, người tiếp theo đứng ra là Hà Đê Sứ Lê Bội, lão tâu :" bẩm bệ hạ, gần đây kiểm tra phát hiện có một đoạn đê sông dài khoảng 50 dặm ở Kinh Bắc có vẻ hơi yếu . Chúng thần muốn tiến hành tu sửa nhưng ngặt nỗi kinh phí không đủ. Nay thần báo lên chuyện này, xin bệ hạ quyết đoán."
Tu sửa đê điều là việc quan trọng, đặc biệt là mùa m·ưa l·ũ sắp tới. Sau khi suy nghĩ một chút, Lê Tấn ra lệnh:" Lập tức huy động q·uân đ·ội tiến hành tu bổ những nơi xung yếu, chuyện này Binh Bộ hỗ trợ Hà Đế Sứ tiến hành. Ngoài ra lệnh cho Hộ Bộ xuất 5 vạn quan tiền làm kinh phí, đợi sau khi cấy hái kết thúc huy động dân phu ở Kinh Bắc, Hải Dương tham gia đắp lại đoạn đê sông này."
Nguyễn Quang Mỹ, Dương Nguyên Trực lập tức chắp tay nói " tuân mệnh". Chuyện này coi như được giải quyết, Lê Bội xin phép lui về.
Tiếp theo đó tấu báo tiếp tục, hầu hết đều là vấn đề nhỏ nhanh chóng được thương nghị giải quyết. Chính Tỵ, hoàng đế tuyên bố bãi triều sớm, bách quan tản đi.
***
Buổi chiều, trong Minh Điện một chiếc quan tài lớn được ở giữa, nằm bên trong là một t·hi t·hể cháy xém, đã không còn nhận ra được nhân dạng. Tuy nhiên mọi người trong cung đều biết đó là di thể Hồng Phi, người hôm qua gặp chuyện.
Lê Tấn tiến vào trong điện, nhìn ngắm quan tài rất lâu như thể đang hồi ức điều gì đó. Hồi sau hắn bỗng thở dài, sau đó lại gần nắp quan nói:" Nàng thật là ngốc, sao phải vậy chứ. Trẫm đã nói sẽ để nàng tự do lựa chọn đi hay ở, nếu cảm thấy không vui vẻ trong hoàng cung này nàng có thể rời đi. Hẳn có lẽ nàng nghĩ c·hết là cách giải thoát, là sự tự do mà nàng mong muốn có được đi. Trẫm nợ nàng một điều gì đó, vậy nên trẫm sẽ vì nàng giải thoát cho đồng bào của nàng, những người Chiêm khốn khổ đó.
Nên trách ai đây, trách trẫm hay trách Thánh Tông . Cũng có thể nên trách tên khốn kiếp đã gây ra thảm cảnh của thôn nàng, trách đám nam nhân người Chiêm vô dụng đã lợi dụng nàng cho mục đích phục quốc. Thật khó mà nói rõ ai nên chịu trách nhiệm cho sự đau khổ của nàng, có lẽ nên trách số mệnh nghiệt ngã đi. Sau khi xuống dưới đó, nàng nhớ hỏi Diêm Vương xem tại sao kiếp này lại khổ như vậy. Yên tâm đi, lão sẽ nói cho nàng biết, trước đây trẫm từng thử rồi."
Dừng lại một chút, Lê Tấn vuốt ve nắp quan nói :" Tạm biệt nàng Bô Mễ. Tạm biệt Chiêm Hồng Cơ của trẫm, nàng mãi mãi là một phần của cuộc đời ta."
Hồi lâu sau, Lê Tấn gọi người tới ra lệnh mang quan tài tới Quảng Nam, chọn một nơi phong thủy tốt tiến hành chôn cất. Mệnh lệnh này lập tức được thi hành, một đoàn hơn trăm túc vệ đi theo hộ tống xe tang.
Lê Tấn tự mình đưa tiễn đoàn người xuất cung, hôm nay là tết Đoan Ngọ, cũng là ngày sinh nhật của hắn. Với hắn ngày này luôn gắn với kỷ niệm buồn, bởi nhẽ hôm nay là cũng là ngày mất của mẹ đẻ hắn ở kiếp này. Sau khi tiễn đưa xe tang khỏi hoàng thành, hắn trở lại chuẩn bị cúng giỗ mẹ đẻ. Như mọi khi mẹ nuôi hắn đã chuẩn bị mọi chuyện xong xuôi, chỉ chờ hắn tới chủ trì cúng bái
***
Đêm xuống, phủ Trình Quốc Công đang cùng nhau đón tết Đoan Ngọ . Ở hậu viện, đại quản gia nhận được một mật thư từ trong cung truyền ra. Lão lập tức đem thư trình lên cho lão gia xem.
Thái sư đọc xong mật thư thì trầm ngâm suy tính một hồi. Tiếp theo lão ra lệnh :" ngươi lập tức cho người tản ra tin tức bệ hạ dự định cho g·iết hết nô lệ người Chiêm."
Đại quản gia không biết nội dung mật thư, tuy nhiên có thể đoán được một chút, càng hiểu mục đích lão gia làm như như vậy. Lão là người hiểu chuyện, không hỏi nguyên do mà lập tức tuân lệnh đi làm.