Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 193. Vấn đề khoa cử.
Chương 193.
Ngày 9 tháng 5, như mọi buổi chiều bình thường khác hoàng đế làm việc ở Ngự Thư Phòng. Chiều hôm nay Tả Hữu tướng quốc dắt tay nhau mà đến, cùng xin cầu kiến hoàng thượng . Lê Tấn được thông báo liền cho phép bọn họ vào.
Nhị vị tướng quốc đồng thời xuất hiện, cùng nhau hành lễ quân thần, rất nhanh Lê Tấn cho bọn họ miễn lễ, đứng lên nói truyện. Hắn hỏi trước:" Hai vị tướng quốc có chuyện gì mà cùng nhau tới gặp trẫm thế này ?"
Bùi tướng quốc chắp tay tâu :" bẩm bệ hạ, vấn đề khoa cử rất gấp gáp, cần sớm ban hành quy định, vậy nên hai người chúng thần cầu kiến bệ hạ."
Đại thần nhóm định đưa ra vấn đề này sớm hơn nhưng thấy hậu cung của bệ hạ mới xảy ra chuyện nên hoãn lại. Nay việc đã qua mấy ngày, có lẽ bệ hạ đã vượt qua được phần nào vấn để tâm lý, bọn họ lại muốn đem vấn đề này trở lại. Các vị đại thần cử ra nhị vị tướng quốc tiến cung, cùng bệ hạ thương nghị chuyện này. Mục đích rất rõ ràng là không thể để bệ hạ thay đổi quy củ theo ý mình.
Lê Tấn suy nghĩ một hồi, sau đó hỏi:" Nhị vị ái khanh cảm thấy quy định mới mà trẫm nói mấy ngày hôm trước thế nào ?"
Bùi tướng quốc đáp:" bẩm bệ hạ, không thể thay đổi quy định như vậy, nếu không khoa cử sẽ loạn. Thần cho rằng vẫn nên tuân theo quy củ do Thánh Tông đề ra trước kia thì hơn."
Đàm Văn Lễ hùa theo nói:" thần cũng có ý kiến như Tả tướng quốc, xin bệ hạ nghĩ lại mà làm."
Lê Tấn nghe xong thì im lặng, hắn biết ý định cải cách của mình quá cấp tiến, khiến cho mọi người khó chấp nhận. Thời đại này rất coi trọng Nho giáo, quan điểm chung chính là nữ nhân không thể tham gia khoa cử. Nhiều người còn cho rằng con gái không cần học hành, nên ở học nữ công gia chánh, sau này lo chăm chồng, chăm con là được rồi. Vậy nên việc hắn muốn nữ nhân tham gia khoa cử quá khó được chấp nhận.
Còn đám nô lệ lại càng khó, bọn họ chính là không có quyền tự do, bản thân chính là một loại tài sản của người khác, kẻ như vậy sao có thể thi cử, làm quan. Chỉ là Lê Tấn thấy quan điểm này rất sai lầm, trong lịch sử có quá nhiều kẻ có từng là nô lệ có tài năng lớn. Phương tây có Spartacus, Á đông có Thành Cát Tư Hãn, ngay trong lịch sử nước Việt có thể kể đến Ngũ Hổ Tướng dưới tay Hưng Đạo Vương. Vậy nên hắn muốn đãi cát tìm vàng, xem thử trong những kẻ có xuất thân nô lệ đương thời có ai sở hữu tài hoạ đặc biệt hay không.
Đại học sĩ Thân Nhân Trung từng nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia" vậy thì tìm được càng nhiều nhân tài cống hiến cho đất nước thì Đại Việt càng hưng thịnh. Chưa kể có câu một mà hắn rất tâm đắc trong các truyện kiếm hiệp là " anh hùng không kể xuất thân". Chỉ là mong muốn này khó mà thực hiện được, tư tưởng Nho gia ăn sâu vào suy nghĩ của đại đa số người đương thời.
Tính toán một chút, Lê Tấn nói:" Trẫm bỏ bớt hai điều sau, chỉ giữ lại quy định cho phép binh sĩ tại ngũ và hậu nhân phường chèo, hát, tội quan, kẻ phản nghịch có thể đi thi. Hai khanh cảm thấy thế nào ?"
Hai vị tướng quốc im lặng cân nhắc, bọn họ có thể chấp nhận truyện cho phép binh sĩ tại ngũ tham gia thi cử. Tuy nhiên q·uân đ·ội sẽ không đáp ứng, bọn họ không thể đồng ý chuyện này, nếu không Lê Quảng Độ sẽ không chịu để yên. Còn phường chèo, con hát chính là lớp người bị coi khinh trong xã hội, họ không thể chấp nhận con cháu chúng ngang hàng với tầng lớp sĩ phu. Con cháu tội quan, kẻ phản nghịch lại cũng khó chấp nhận, bọn họ không muốn. Hơn tất thảy, nguyên do lớn nhất là khoa cử lấy đỗ có hạn, miếng bánh chỉ có từng ấy, không ai muốn có thêm kẻ đến chia phần.
Vậy nên Bùi tướng quốc đáp:" bẩm bệ hạ, chuyện này e là thần vẫn khó mà đồng tình, xin bệ hạ cân nhắc lại." - Đàm tướng quốc cũng dùng thái độ tương tự trả lời Lê Tấn.
Lê Tấn cảm thấy khó khăn, quy định mới này bị đại thần nhóm phản đối quá mãnh liệt, chuyện này phải cân nhắc lại. Hắn biết rằng chuyện khoa cử, làm quan là lợi ích cốt lõi của thế gia và quý tộc, bọn họ khó mà chịu nhượng bộ. Việc mở khoa cử ban đầu mục đích là tuyển chọn người có tài từ tầng lớp dưới, nguồn quản lại triều đình không bị lệ thuộc vào thế gia. Tránh để triều đình bị lũng đoạn do quan lại đều xuất thân có liên quan đến thế gia. Nhưng thực tế hàn môn sĩ tử thi đỗ không nhiều, con em thế gia phần lớn được hưởng điều kiện giáo d·ụ·c tốt hơn, tỷ lệ bọn họ thi đậu nhiều hơn hàn môn sĩ tử rất nhiều. Chỉ có một số ít hàn môn sĩ tử sở hữu kinh tài tuyệt diễm mới có thể vượt lên, đỗ đạt ra làm quan.
Tính toán một hồi lâu Lê Tấn quyết định từ bỏ việc thay đổi này, đợi ngày sau sẽ tìm cách thực hiện . Lúc này đây hắn phải lùi lại mưu cầu chuyện khác, hắn nói:" Được rồi, trẫm sẽ không thay đổi quy định về thành phần tham gia khoa cử. Tuy nhiên trẫm muốn thay đổi nội dung đề thi. Hai vị ái khanh cảm thấy thế nào ?"
Hai vị tướng quốc cảm thấy có chút khó khăn, bọn họ không rõ bệ hạ muốn thay đổi những gì nên khó mà đồng thuận. Ai cũng biết vị này có năng lực sửa đổi đáng sợ như thế nào, họ không dám gật bừa. Bùi tướng quốc hỏi:" bẩm bệ hạ, người định thay đổi những gì ?"
Lê Tấn nói:" Trẫm muốn tăng thêm nội dung đề thi hương. Ngoài thi kinh thư, chế biểu, văn thơ thì thêm vào đề thi về vương pháp, phép toán. Ngoài ra đề thi hội sẽ do trẫm ra. Hai vị ái khanh cảm thấy thế nào?"
Việc thêm nội dung về vương pháp, phép toán thì chính là nâng cao độ khó cho kỳ thi hương. Tuy nhiên chuyện này nhị vị tướng quốc thấy vẫn có thể chấp thuận, chỉ là chuyện đề thi hội do bệ hạ đích thân ra tiềm ẩn biến số quá lớn. Bọn họ đều biết sự nghiệp học hành của bệ hạ có phần bất ổn, để ngài tự ra đề có khi nào trở thành trò cười hay không.
Vậy nên Đàm Văn Lễ hỏi:" bệ hạ, chuyện người đích thân ra đề thần cảm thấy không cần thiết. Vẫn nên để Quốc Tử Giám và Hàn Lâm Viện phụ trách thì hơn, bệ hạ chính sự bận rộn, không cần thêm phần vất vả." - Bùi tướng quốc đứng im không nói, lão có chung ý nghĩ như lão Đàm.
Lê Tấn nhíu mày, hắn muốn thông qua chuyện ra đề lần này làm ra thay đổi một chút. Từ đó thúc đẩy sự phát triển giáo d·ụ·c Đại Việt theo hướng toàn diện hơn, không còn quá phụ thuộc vào kinh sách Nho gia. Khi đề thi yêu cầu thay đổi thì nội dung giảng dạy cũng phải thay đổi, không thì người học không có cơ hội đỗ đạt công danh. Hắn cảm thấy chuyện này rất quan trọng cho sự phát triển trong tương lai của Đại Việt, vậy nên kiên định nói:" Đề thi hội chắc chắn phải do trẫm ra, không thì không cần tổ chức khoa cử."
Hai vị tướng quốc cảm thấy thái độ của bệ hạ quá cứng rắn thì cúi đầu, cả hai đều im lặng suy nghĩ. Họ biết việc khoa cử quan trọng thế nào, không thể nói bỏ là bỏ, bất kỳ đế vương nào đều phải cân nhắc lợi hại trong chuyện này. Tuy nhiên đương kim hoàng đế tính cách, suy nghĩ không giống người thường, ngài nói bỏ là thực sự dám bỏ. Hai vị tướng quốc dùng mắt trao đổi với nhau, cuối cùng họ đồng ý, cảm thấy đề thi có thể sẽ có vấn đề nhưng vẫn hơn là không có khoa cử.
Vấn đề này coi như qua, tiếp theo Đàm tướng quốc tâu:" bẩm bệ hạ, vậy còn số lượng tiến sĩ lấy đỗ năm nay người định là bao nhiêu ?" - Đây chính là vấn đề đáng quan tâm khác. Việc lấy đỗ bảo nhiêu sẽ quyết định rất nhiều vấn đề . Trong đó có việc Lễ Bộ cần chuẩn bị mũ áo, tổ chức thiết tiệc ban thưởng cho tân khoa tiến sĩ. Lại Bộ cần sớm chuẩn bị sắp xếp vị trí để an bài cho tân khoa tiến sĩ.
Lê Tấn nghĩ một hồi rồi đáp:" Năm nay là ân khoa, trẫm quyết định sẽ lấy đỗ nhiều một chút. Cứ định là lấy 108 người đỗ tiến sĩ đi."
Lời này của Lê Tấn khiến Bùi Xương Trạch, Đàm Văn Lễ giật mình. Từ trước tới nay chưa bao giờ có khoa thi số tiến sĩ phá trăm, thông thường chỉ vài chục người, thậm chí có nhiều năm chỉ lấy đậu hơn hai mươi người. Bây giờ bệ hạ muốn lấy 108 tiến sĩ, vậy thì sẽ gây áp lực rất lớn lên Lại Bộ, trong vòng một năm bọn họ cần phải tìm cách an bài thế nào để có thể sắp xếp đủ chức quan cho số tân khoa tiến sĩ này. Phải biết bộ máy quan lại của Đại Việt đã phình rất to, dưới thời Thánh Tông từng phải tìm cách thải loại một số quan viên, tránh cho áp lực lên quốc khố.
Bùi tướng quốc thấy rất không ổn, lão tâu: bẩm bệ hạ, nếu lấy nhiều tiến sĩ như vậy e là không tốt. Thần sợ Lại Bộ sẽ rất khó đảm đương."
Lê Tấn biết Tả tướng quốc lo lắng điều gì, hắn nói:" Bùi ái khánh yên tâm, trẫm sẽ có cách giải quyết chuyện khanh lo lắng. Lại Bộ sẽ không gặp áp lực gì đâu ."
Cả Đàm Văn Lễ và Bùi Xương Trạch đều rất hoài nghi, bệ hạ định giải quyết chuyện này như thế nào chứ. Ngài định đặt thêm nhiều chức quan mới ư, điều này rất không ổn, ngân sách sẽ có vấn đề. Hay bệ hạ định thải loại lượng lớn quan viên, vậy thì vấn đề sẽ có chút phức tạp rồi đây. Không phe phái nào mong muốn chuyện người của mình sẽ bị mất chức hàng loạt, khi đó lợi ích của các bên khó đảm bảo.
Đàm Văn Lễ hỏi: " bệ hạ, cụ thể người định giải quyết chuyện này như thế nào ?"
Lê Tấn nói:" Thiên cơ bất khả lộ, đến lúc đó ái khanh sẽ biết ". - Hắn có một ý tưởng nho nhỏ, định sẽ đem ra xử dụng sau lần này.
Thấy bệ hạ không có ý định tiết lộ thì hai vị tướng quốc không cố hỏi thêm. Hai người cùng Lê Tấn trao đổi thêm vài điều rồi quyết định xin phép cáo lui.
Đến đây vấn đề liên quan đến khoa cử cơ bản được quyết định. Hoàng đế nhượng bộ sẽ không thay đổi quy định về thành phần được phép dự thi. Đổi lại ngài có quyền thay đổi nội dung đề thi cùng với đó là quyết định lấy một số lượng lớn tiến sĩ trong khoa thi lần này.