Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 197. Quy định mới đối với người Chiêm.

Chương 197. Quy định mới đối với người Chiêm.


Chương 197.

Ngày 15 tháng 5, triều hội diễn ra ở điện Kính Thiên. Quân thần hành lễ xong xuôi, Lê Tấn lớn tiếng nói:" trẫm có chiếu muốn tuyên, chúng ái khanh chờ chút rồi tấu báo."

Bách quan quá quen thuộc với cách mở đầu triều hội này của hoàng thượng nên không ai ý kiến. Mọi người bắt đầu suy đoán xem bệ hạ lại ban chiếu có nội dung gì.

Đại tổng quản Nguyễn Nhữ Vi đem ra một đạo chiếu chỉ bắt đầu tuyên : " Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết.

Nước Chiêm là một quốc gia có lịch sử ngàn năm, cùng tồn tại song song với nước Việt ta. Trong quá trình lịch sử hai bên có quan hệ qua lại, khi thì hữu nghị, lúc lại mâu thuẫn dẫn đến các cuộc xung đột nhỏ hoặc c·hiến t·ranh quy mô lớn. Hàng ngàn năm nay, hai bên đánh qua đánh lại không biết bao nhiêu lần, dẫn đến tổn hại cho cả hai quốc gia.

Hơn ba mươi năm trước Thánh Tông mang theo đại quân đạp diệt Chiêm Thành, khiến cho nước Chiêm tổn hại nặng nề, không thể tiếp tục sánh ngang với Đại Việt. Cùng với đó cho sát nhập phía bắc Chiêm Thành vào nước ta. Từ đây một bộ phận người Chiêm trở thành con dân nước Việt. Tình trạng xung đột biên giới phía nam cũng được chấm dứt.

Trẫm cho rằng là con dân Đại Việt thì đều như nhau, không nên có sự phân biệt đối xử giữa người tộc Chiêm và tộc Việt. Vì vậy trẫm quyết định ban hành một số chính sách mới đối với dân tộc Chiêm, cụ thể quy định như sau :

Thứ nhất, cho phép người Chiêm được hưởng đầy đủ quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ giống với người Việt.

Thứ hai, xoá bỏ quy định nghiêm cấm người Việt kết hôn với người Chiêm. Theo đó từ nay nam nhân người Chiêm có thể kết hôn với nữ nhân Việt và ngược lại.

Thứ ba, trả tự do cho tất cả nô lệ người Chiêm hiện là công nô do triều đình quản lý. Tiến hành cấp chứng minh thân phận cho những người này, giống với dân chúng nước Việt. Sau khi được trả tự do những người này có quyền đi lại các nơi trong nước, lựa chọn nơi sinh sống, công việc mưu sinh, được đối xử bình đẳng.

Thứ tư, khuyến khích các gia đình sở hữu nô lệ người Chiêm trả tự do cho họ. Mỗi nô lệ được trả tự do triều đình sẽ cấp cho chủ nô 1 quan tiền khuyến khích.

Thứ năm, nghiêm cấm các hành vi h·ành h·ung, c·ướp b·óc, ép hôn, b·ắt c·óc, phân biệt đối xử đối với người dân gốc Chiêm.

Thứ sáu, quy định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm Đoan Khánh thứ nhất. Ngự Sử Đài chịu trách nhiệm giá·m s·át thi hành .

Đông Kinh, ngày 14 tháng 5 năm Đoan Khánh thứ nhất. Người soạn chiếu : Đoan Khánh hoàng đế."

Chiếu chỉ tuyên xong khiến bách quan đều cảm thấy bất ngờ. Bệ hạ đây là định đem người Chiêm coi như dân Việt rồi, điều này sao có thể được. Trong tư tưởng của phần lớn tầng lớp tinh hoa Đại Việt chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đều cho rằng mình giống với Hoa Hạ, là xứ văn minh hơn so với những dân tộc khác ở phía tây và phía nam. Cho nên trong suy nghĩ của bách quan thì dân Chiêm chính là đám man di, không thể nào ngang hàng với người Việt. Chưa kể bọn họ là hậu duệ của bên thua trận, bị nô dịch, bị áp bức là điều đương nhiên.

Tư tưởng này của người Việt đương thời có chút tương đồng với một bộ phận người Hàn Quốc ở thế kỷ 21. Luôn là cho rằng dân tộc mình là văn minh hơn, từ đó có thái độ khinh thường những người những người đến từ Đông Nam Á. Tư tưởng này nôm na vẫn được gọi là người Hàn thượng đẳng.

Quay trở lại triều hội, Tả tướng quốc Bùi Xương Trạch đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, quy định đầu tiên của bệ hạ có thể hiểu ra sao vậy ?"

Lê Tấn đáp:" Rất đơn giản, từ nay người Chiêm sẽ có quyền được bảo vệ như người Việt, họ có thể làm ăn, buôn bán, đi lại. Cao hơn một chút họ có quyền tham gia khoa cử, nếu đỗ đạt có thể làm quan. Đương nhiên quyền lợi đi liền với nghĩa vụ, dân Chiêm cũng sẽ phải đi lính, thực hiện lao dịch, đóng thuế giống người Việt. Có thể hiểu đơn giản từ nay triều đình sẽ xem bọn họ chính là một bộ phận dân chúng nước ta, không có sự phân biệt đối xử nào cả ."

Bùi tướng quốc nghe vậy thì ngẫm nghĩ, lão cảm thấy điều này có rất nhiều điểm không ổn. Chuyện đối xử tử tế với dân Chiêm cũng thôi đi, đường này lại cho phép bọn họ làm quan và gia nhập q·uân đ·ội, hai điều này tiềm tàng rất nhiều nguy cơ . Nếu như có một lượng lớn người Chiêm tham gia q·uân đ·ội rồi bất ngờ làm phản, họ lại được lãnh đạo hay hỗ trợ của một nhóm quan văn gốc Chiêm vậy thì xong rồi, công lao phá Chiêm của Thánh Tông coi như đổ sông đổ bể.

Xuất phát từ lo lắng, Bùi tướng quốc tâu:" bẩm bệ hạ, chuyện cho phép người Chiêm tham gia khoa cử và q·uân đ·ội có chút không ổn. Mong bệ hạ nghĩ lại điểm này."

Lê Tấn nói:" Có gì không ổn chứ, bọn họ bây giờ đều là con dân của trẫm, đương nhiên có thể cống hiến cho Đại Việt, không thể vì họ là người Chiêm mà bỏ qua nguyện vọng chính đáng này của họ.

Năm xưa khi người Minh sang nước ta cũng dùng người Việt làm quan lại, xây dựng q·uân đ·ội người Việt. Lực lượng ngụy quan, ngụy quân đó giúp sức cho người Minh rất nhiều trong quá trình cai trị nước ta. Trẫm tự hỏi tại sao chúng ta không thể học theo, làm điều tương tự với người Chiêm."

Bùi tướng quốc hiểu điều bệ hạ nói, chuyện dùng lực lượng người Chiêm làm quan, làm binh có điểm có lợi . Tuy nhiên cũng có nhiều nguy cơ phát sinh, Bùi tướng quốc cho rằng chuyện này lợi không bằng hại. Lão tâu:" bẩm bệ hạ, thần biết chuyện này có lợi ích nhất định. Tuy nhiên nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thù hận của hai dân tộc Việt-Chiêm trong quá khứ khắc sâu trong tâm trí dân Chiêm. Thần lo sợ khi người Chiêm có lực lượng q·uân đ·ội, quan lại nhất định thì bọn họ sẽ phản lại triều ta."

Lê Tấn nghe xong liền chậm dãi nói:" đối xử bất công với dân Chiêm chỉ khiến mâu thuẫn ngày càng gia tăng. Trẫm vẫn cho rằng nếu chúng ta đối đãi công bình với họ thì người Chiêm sẽ bớt thù hận triều đình. Từ đó giảm đi sự ủng hộ của dân Chiêm đối với các nhóm phản loạn có m·ưu đ·ồ khôi phục Đại Chiêm Thành ."

Bùi tướng quốc thấy bệ hạ rất cố chấp giữ ý của mình, lão khó mà thuyết phục được ngài nên đành thối lui.

Tiếp theo đến lượt Thái Phó đứng ra tâu:" bẩm bệ hạ, chuyện cho phép kết hôn giữa người Chiêm và người Việt có chút không ổn. Trước đây Hiến Tông đã ban ra quy định nghiêm cấm lấy đàn bà Chiêm làm thê th·iếp. Bây giờ bệ hạ lại dỡ bỏ quy định này, đây là đảo nghịch quy củ của Hiến Tông. "

Dụng ý của Lữ Côi Vương rất rõ ràng, hắn muốn chụp cho Lê Tấn cái mũ nghịch ý tiên đế, thể hiện ra bệ hạ không tôn trọng Hiến Tông. Lê Tấn biết vậy liền nói:" Năm xưa Hiến Tông thấy tình trạng đàn bà người Chiêm thường bị người Việt dùng nhiều cách bắt ép làm thê th·iếp . Nên người mới đưa ra quy định cấm người Việt nạp thê th·iếp người Chiêm. Dụng ý của Hiến Tông là muốn bảo vệ phụ nữ Chiêm trước nguy cơ đến từ những người Việt có ý đồ xấu. Nay trẫm nghiêm cấm tình trạng ép hôn, nỗi lo này đã không còn. Thiết nghĩ nên cởi bỏ quy định này, tránh để cho những nam nữ hai tộc Chiêm-Việt nguyện ý tiến tới hôn nhân lại bị pháp luật ngăn cấm."

Đối với lời giải thích của bệ hạ, bách quan có người đồng ý, có người thì không. Lữ Côi Vương muốn chính là điều này, hắn muốn chỉ là tạo ra sự ngầm phản đối của một số quan viên đối với hoàng đế trong chuyện này. Càng nhiều vấn đề nhỏ mà bách quan không đồng ý với cách làm của hoàng đế càng tốt, đợi khi số lượng chuyện nhỏ này đủ lớn thì giống như góp gió thành bão có thể lật đổ hoàng đế. Cơ bản Lữ Côi Vương không hy vọng có thể dùng mỗi chuyện này làm khó được Lê Tấn . Bởi vậy hắn nhanh chóng lui lại khi đã đạt được mục đích.

Người tiếp theo đứng ra là Hộ Bộ thượng thư Dương Nguyên Trực, hắn tâu:" bẩm bệ hạ, chuyện thả đi số lớn công nô người Chiêm sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ . Chưa kể bệ hạ còn quy định dùng tiền khuyến khích người khác trả tự do cho nô lệ người Chiêm, cái này cũng tốn kém không ít. Chiếu chỉ này của bệ hạ sẽ gây áp lực lên quốc khố ."

Sở dĩ Dương Nguyên Trực nói vậy là vì đám nô lệ đó làm việc trước nay không cần trả công, cho họ ăn uống cũng chỉ tiết kiệm. Nay bệ hạ lại trả tự do cho bọn họ, nếu bọn họ rời đi thì những công việc họ đang làm cần người khác đến làm thay, cái này phải bỏ tiền thuê. Dù những người Chiêm đó vẫn ở lại làm tiếp thì chế độ đãi ngộ không thể giống trước, phải bỏ thêm tiền trả lương, nâng cao khẩu phần ăn uống. Tất cả chuyện này đều ảnh hưởng trực tiếp đến thu chi của quốc khố. Còn cả khoản chi khuyến khích đám chủ nô trả tự do cho nô lệ người Chiêm nữa, cũng cần quốc khố chi tiền. Với tư cách là người trưởng quản thu chi thiên hạ, Dương Nguyên Trực đương nhiên là lo lắng.

Lê Tấn nhìn thẳng Dương Nguyên Trực nói:" Dương ái khánh không cần lo lắng, trẫm có tính toán rồi, chuyện này ảnh hưởng không lớn, cứ vậy mà làm."

Dương thượng thư nghe vậy thì biết bệ hạ quyết ý áp đặt ý mình lên hắn, với tư cách kẻ hiệu trung bệ hạ hắn không thể lại đưa ra ý kiến phản đối. Vậy nên Dương Nguyên Trực rất biết điều lui lại, dù trong lòng không cho rằng cách làm này của bệ hạ là đúng đắn.

Đến đây bàn luận trên triều về đạo chiếu chỉ vấn đề người Chiêm của hoàng đế tạm thời đi qua. Dù rất nhiều người không thực sự đồng ý với cách làm của hoàng đế nhưng không thể làm gì.

Trong lòng mọi người đều có suy đoán khác nhau về nguyên nhân bệ hạ ban ra đạo chiếu chỉ . Có vài người thầm suy đoán bệ hạ đây là vì c·ái c·hết của Hồng Phi mà ban ra quy định này.

Thái sư nãy giờ đứng im không nói gì, lão đoán sở dĩ có đạo chiếu chỉ này là vì mình sai người tung tin bệ hạ định g·iết hại nô lệ Chiêm. Chỉ với một đạo chiếu chỉ này, bệ hạ đã phá hủy toàn bộ m·ưu đ·ồ của lão. Vốn dĩ Thái sư còn chờ nô lệ người Chiêm hoảng loạn chạy xuống phía nam, tiếp đó lão có thể âm thầm thu lấy lực lượng này cho mình dùng. Tiện thể gây ra chút phiền toái cho hoàng đế, dù sao cả chục vạn nô lệ Chiêm chạy trốn sẽ gây ra hỗn loạn nhất định trong xã hội.

Chương 197. Quy định mới đối với người Chiêm.