Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 198. Tấu.
Chương 198.
Triều hội tiếp tục, các quan viên bắt đầu tấu báo. Đàm tướng quốc đứng ra tâu :" Bẩm bệ hạ, quy chế của khoa cử năm nay Lễ Bộ đã hoàn thiện. Nay thần xin dâng lên cho bệ hạ ngự lãm ." - Nói xong lão dâng lên một bản tấu.
Nguyễn Nhữ Vi nhanh nhẹn làm việc, tấu chương đến tay Lê Tấn hắn liền mở ra xem. Đọc một lượt thì nội dung cơ bản là khớp với những gì hắn đã thương nghị với tả hữu tướng quốc mấy ngày trước. Cảm thấy không có gì sai, Lê Tấn chuẩn tấu, cho phép Lễ Bộ ban bố quy chế khoa cử để thiên hạ sĩ tử cùng biết.
Đàm tướng quốc lui lại, đến lượt Lại Bộ thượng thư Bùi Minh Viễn đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, Lại Bộ đã lựa chọn được người bổ nhiệm vào chức huyện lệnh Hội Ninh. Đây là tấu chương ghi rõ thông tin người được chọn, xin mời bệ hạ ngự lãm."
Nói xong lão hai tay dâng lên một bản tấu chương. Nguyễn Nhữ Vi lấy tới, Lê Tấn mở ra xem cho có lệ, cơ bản hắn không biết người này. Chuyện này không có nhiều vấn đề để nói, nhanh chóng được thông qua.
Tiếp theo Bùi Minh Viễn lại tâu:" bẩm bệ hạ, Hải Dương đạo Hiến Sát Sứ Trương Luân dâng tấu xin trí sĩ. Thần xin bệ hạ quyết đoán việc này." - đây không nằm trong thẩm quyền Lại Bộ thượng thư có thể quyết định, Bùi Minh Viễn chỉ có thể tấu lên xin ý chỉ của hoàng đế.
Lê Tấn lại nhận lấy một bản tấu chương mở ra đọc. Nội dung cơ bản là Trương Luân tuổi đã ngoài lục tuần, tự thấy sức khoẻ không tốt, gần đây lại hay đau ốm . Vậy nên lão xin trí sĩ . Chuyện này không có gì bất thường, cơ bản người qua lục 60 cũng nên nghỉ hưu, thời hiện đại cũng là như vậy.
Lê Tấn ra lệnh cho Lại Bộ tìm nhân tuyển thích hợp thay thế vị trí của Trương Luân, sau đó sẽ cho phép lão trí sĩ. Chuyện này giải quyết ổn thoả, Bùi Minh Viễn lui trở về hàng.
Binh Bộ thượng thư Nguyễn Quang Mỹ đứng ra tâu :" Bẩm bệ hạ, việc thay phiên binh sĩ đã tiến hành hoàn tất. Đây là báo cáo tổng hợp, xin bệ hạ ngự lãm."
Lê Tấn nhận được tấu chương mở ra xem xét, trong này thông tin rất đầy đủ. Xem qua một lượt là rõ, Binh Bộ làm báo cáo rất dễ hiểu. Cụ thể cả nước tiến hành thay phiên hơn 93 ngàn quân, cụ thể từng quân phủ thay bao nhiêu quân đều được ghi chú đầy đủ.
Gấp lại tấu chương, Lê Tấn nói:" Nguyễn ái khanh còn chuyện gì khác cần tấu nữa không ? Nếu không trẫm cho khanh lui."
Nguyễn Quang Mỹ tâu:" bẩm bệ hạ, quân đã thay phiên hoàn tất, tuy nhiên trang bị có chút thiếu thốn."
Lê Tấn nghe vậy thì hỏi lại:" Cụ thể thế nào ? Khanh trình bày xem ?"
Nguyễn Quang Mỹ đáp:" bẩm bệ hạ, năm nay Bách Tác Cục giao quân khí thiếu mất số lượng lớn hoả thương ( s·ú·n·g). Vậy nên việc thay mới trang bị khó đảm bảo ."
Lê Tấn nghe vậy liền quay qua hỏi :" Chuyện này là thế nào, sao không có ai tấu lên cho trẫm vậy."
Công Bộ tả thị lang Nguyễn Thu là người đứng ra tâu :" bẩm bên hạ, tháng 10 năm ngoái xưởng luyện thép Trại Cau xảy ra vấn đề, phải ngừng sản xuất một thời gian. Mấy tháng liên tiếp không thể sản xuất nên thiếu hụt lượng lớn thép tốt dành đúc s·ú·n·g. Thép tồn trong kho lại không nhiều, cho nên không thể đúc đủ hoả thương theo yêu cầu."
Đúc s·ú·n·g cần phải dùng loại thép tốt, yêu cầu tạp chất ít, trước đây đều không dùng sắt trong nước mà nhập sắt từ vùng Mân Chiết của Đại Minh về luyện thép. Đến thời Thánh Tông, ngài chủ trương dùng hàng nội địa nên hiện nay đều phụ thuộc chủ yếu vào thép tinh luyện trong nước. Nơi đảm nhiệm chủ yếu nhiệm vụ sản xuất thép dùng cho đúc s·ú·n·g chính là xưởng tại mỏ Trại Cau ở đạo Ninh Sóc.
Lê Tấn nghe xong Công Bộ trình bày liền hỏi:" Tại sao Công Bộ và Bách Tác Cục không báo lên chuyện này ?"
Nguyễn Thu đáp:" bẩm bệ hạ, chuyện này đã được báo lên tiên đế từ tháng 11 năm trước, chúng thần chờ chỉ ý của tiên đế nhưng không đạt được. Công Bộ chỉ có thể tự tìm cách xoay sở, dùng mọi cách nhanh chóng khôi phục sản xuất ở Trại Cau. Tuy nhiên sản lượng thiếu hụt thép là không thể tránh khỏi, vậy nên năm nay hoả thương giao cho Binh Bộ chỉ bằng một nửa so với yêu cầu."
Lê Tấn nghe xong thì hiểu đây là do quá phụ thuộc vào một nguồn cung nguyên liệu, khi bên cung ứng xảy ra vấn đề thì sản xuất bị đình trệ. Muốn tránh điều này xảy ra thì chỉ có cách đa dạng hoá nguồn cung cấp. Đã đến lúc cần ban hành chính sách mới để thúc đẩy sự phát triển của ngành khai khoáng và luyện kim.
Lê Tấn biết rõ mọi chuyện, hắn nói:" Đã như vậy thì tiếp theo gia tăng sản xuất, phải nhanh nhất bổ sung số hoả thương còn thiếu cho Binh Bộ trong năm nay, để q·uân đ·ội còn tiến hành huấn luyện."
Nguyễn Thu nhíu mày, lão cảm thấy chuyện này có chút khó làm, lão tâu : " bẩm bệ hạ việc gia tăng sản xuất hoả thương yêu cầu cần có điều kiện.
Đầu tiên là phải có đầy đủ nguyên liệu đầu vào, trong đó quan trọng nhất là thép tốt. Sản lượng thép loại này trước nay luôn rất hạn chế, muốn tăng cao sản lượng trong thời gian ngắn là rất khó. Chưa kể bệ hạ vừa hạ lệnh phóng thích nô lệ Chiêm, ở Trại Cau đây chính là lực lượng khai mỏ chính. Nếu tất cả đám nô lệ khai mỏ đều rời đi thì trong thời gian ngắn khó mà có đủ nhân lực thay thế, vậy nên trong ngắn hạn sản lượng hẳn sẽ sụt giảm.
Thứ hai, sản xuất hoả thương yêu cầu công tượng lành nghề, số lượng người có tay nghề như vậy trong Bách Tác Cục có hạn. Trong thời gian ngắn ko thể tăng lên, khó mà tăng ca sản xuất. Nếu để công tượng tăng khối lượng công việc thì sẽ dẫn đến tổn hại sức khoẻ của họ. Việc đào tạo người mới rất khó khăn, đối với Bách Tác Cục mỗi một thợ đúc s·ú·n·g đều là bảo. Nếu vì lợi ích trước mắt khiến bọn họ xảy ra chuyện thì có thể nói lợi bất cập hại."
Ngừng một chút Nguyễn thị lang tiếp tục nói:" bệ hạ, chuyện gia tăng sản lượng hoả thương trong thời gian ngắn, thần e là khó mà làm được. Mong bệ hạ minh xét."
Lê Tấn nghe vậy thì nhíu mày, cả hai vấn đề này không phải đơn giản có thể giải quyết ngay được. Hắn nói:" Được rồi, chuyện gia tăng sản lượng tạm gác lại, trẫm sẽ cùng Công Bộ và Bách Tác Cục cùng tìm kiếm giải pháp sau. Trước mắt cứ đảm bảo duy trì sản lượng như hiện tại đã."
Nguyễn Thu đáp:" Vâng thưa bệ hạ, Công Bộ sẽ nỗ lực để duy trì sản lượng ổn định như hiện tại ." - Đây là cảm kết lớn nhất mà lão có thể nói bây giờ, hy vọng tình hình ở Trại Cau có thể ổn định, nếu không việc ổn định sản lượng hoả thương cũng khó mà làm được.
Lê Tấn quay sang nói với Nguyễn Quang Mỹ :" Binh Bộ có thể ban xuống công văn để q·uân đ·ội chuyển qua tăng cường luyện tập cung nỏ trong thời gian ngắn. Huấn luyện hoả thương có thể giảm bớt một chút."
Đây là giải pháp duy nhất mà Lê Tấn có thể nghĩ ra lúc này. Thực ra hoả thương uy lực mạnh nhưng trên chiến trường năng lực thực chiến chưa chắc mạnh bằng quân nỏ, cung tên. Thứ nhất là vì tầm bắn hiệu quả không bằng, thứ hai là do nạp đ·ạ·n chậm, chỉ bắn được vài phát thì nóng nòng không thể tiếp tục sử dụng, độ chính xác khi bắn cũng không bằng cung nỏ.
Nguyễn Quang Mỹ không phục cách xử lý này, lão tâu:" bẩm bệ hạ, trong q·uân đ·ội hầu như mỗi vệ đều có một sở chuyên về hoả thương, quân nỏ. Bây giờ cắt giảm hoả thương e là khiến kết quả huấn luyện không đạt được như ý muốn."
Lê Tấn nghe xong thì biết lão già cứng đầu này không phục, liền lớn tiếng quát:" Nguyễn khanh, ngươi không nghe Công Bộ nói sao ? Bọn họ không thể sản xuất đủ hoả thương ngay được. Trẫm cũng không biết biến ra hoả thương, ngươi nói không làm vậy thì phải thế nào ?"
Nguyễn Quang Mỹ thấy hoàng thượng lớn tiếng thì biết sự cố chấp của mình khiến vị này có chút nổi nóng rồi. Vậy là lão đành cúi đầu, nhỏ giọng tâu lên:" bẩm bệ hạ, thần biết là chuyện thiếu hoả thương không thể giải quyết ngay được. Tuy nhiên thần lo lắng việc huấn luyện năm nay không đạt được hiệu quả như mọi năm. Khi đó xin bệ hạ có thể châm chước cho Binh Bộ và q·uân đ·ội."
Lê Tấn nghe vậy thì hiểu rồi, từ đầu đến cuối mục đích của lão chính là tìm trước lý do để thoái thác trách nhiệm sau này. Nếu vấn đề thiếu hoả thương không thể giải quyết thì việc chất lượng huấn luyện sử dụng loại binh khí này không đạt yêu cầu là đương nhiên. Về sau không thể đổ lỗi cho q·uân đ·ội huấn luyện không cố gắng, Binh Bộ vận chuyển quân khí chậm trễ, đây là trách nhiệm của Bách Tác Cục và Công Bộ.
Hiểu rõ vấn đề ở đâu, Lê Tấn nói:" Khanh yên tâm đi, trẫm không trách tội Binh Bộ và q·uân đ·ội."
Đạt được mục đích Nguyễn Quang Mỹ xin phép lui lại . Công Bộ tả thị lang Nguyễn Thu cũng biết ý xin lui. Tuy nhiên lòng lão có chút không thoải mái, lão nhìn ra rồi Binh Bộ là muốn quăng nồi cho Công Bộ. Chỉ là thượng thư không tại, lão chỉ có thể trước tiên chịu nhịn, đợi lão thượng thư trở về sẽ tìm Binh Bộ nói chuyện.
Tiếp theo là Tông Nhân Lệnh Lê Năng Nhượng đứng ra tâu:" bẩm bệ hạ, còn vài ngày nữa là đến giỗ đầu của Hiến Tông. Tông Nhân Phủ đã chuẩn bị chu tất cho việc tế bái. Chương trình của ngày hôm đó đã được thần viết cả trong tấu này, xin bệ hạ ngự lãm." - lão hai tay nâng lên bản tấu.
Nguyễn Nhữ Vi tiếp tục kiểm tra rồi dâng lên cho vua. Lê Tấn mở ra xem một lượt, rồi gật đầu biểu thị hài lòng. Tiếp đó nói:" Tốt, cứ theo kế hoạch này mà làm. Chuyện này định như vậy, bốn ngày sau tiến hành tế bái Hiến Tông. Trẫm sẽ chủ trì tế lễ, các thành viên hoàng gia và bách quan đều phải tham dự ."
Lê Năng Nhượng hoàn thành tấu trình, lão xin phép lui về. Triều hội tiếp tục tấu báo, cho đến giờ Ngọ thì bãi triều. Hoàng đế trở lại hậu cung, bách quan thì tán đi.