Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 199. An Vương cầu kiến.

Chương 199. An Vương cầu kiến.


Chương 199.

Buổi chiều An Vương tới Ngự Thư Phòng cầu kiến Lê Tấn, rất nhanh huynh đệ gặp mặt. Hành lễ xong xuôi, An Vương vào vấn đề chính:" Bệ hạ nói để bản vương phụ trách việc xây dựng cảng ở Thanh Hóa nhưng mãi vẫn chưa hạ chiếu. Đám thương nhân ngày nào cũng có người đến hỏi khi nào thì bản vương xuôi nam."

Chuyện này chính là phiền toái gần đây của An Vương, sau khi biết hắn phụ trách quản lý thương cảng thì nhà nào cũng mang theo quà đến tìm hắn. Không nhận thì khó coi, nhận thì lại có chút phiền. Lấy người khác tiền tài phải giúp họ cái gì đó, mà mục đích của đám người kia rất rõ ràng, đó là việc làm ăn ở thương cảng mới, khởi đầu chính là việc mua bán đất nền.

An Vương cũng muốn nhanh chóng đi Thanh Hóa để chủ trì việc này. Sau khi trở về từ Làm Kinh hắn đã ra lệnh cho gia nhân thu dọn đồ đạc. Chỉ chờ chiếu chỉ ban xuống là hắn đi liền. Nhưng mà chờ mãi không thấy chiếu chỉ ban xuống, trong cung lại xảy ra vài chuyện nên không tiện đi hỏi. Đến hôm nay hắn mới mạnh dạn tiến cung nhắc bệ hạ về chuyện này.

Lê Tấn nghe vậy thì mới nhớ ra, có quá nhiều chuyện đã xảy ra, nhiêu vấn đề đang chờ hắn giải quyết. Vậy nên hắn quên mất chuyện này, không kịp thời ban chiếu cho An Vương. Tuy nhiên không thể nhận mình quên, hắn nói:" đợi mấy hôm nữa, sau giỗ đầu của phụ hoàng trẫm sẽ xuống chiếu. Ngươi ở lại cùng tham gia tế bái phụ hoàng rồi hãy xuôi nam."

An Vương nghe vậy liền cho rằng đây là lý do bệ hạ chậm trễ ban chiếu, dù gì đây cũng là ngày quan trọng, lão nhị hẳn là muốn có đầy đủ thân nhân cùng tham gia tế bái. Vương nói:" Được, ta ở lại kinh thành, chờ thêm ít ngày vậy ."

Dừng một chút, Vương lại hỏi:" bệ hạ bao giờ thì xuống chiếu cho thương nhân tham gia ngoại thương."

Không chỉ An Vương mà còn có rất nhiều thương nhân muốn biết vấn đề này. Chủ trương khai mở ngoại thương đã được truyền ra, thương cảng cũng được quy hoạch . Chỉ là hiện tại triều đình vẫn chưa cho phép thương nhân buôn bán qua lại với nước khác, các quan ải vùng biên giới vẫn được q·uân đ·ội canh giữ nghiêm ngặt.

Lê Tấn đáp :" đợi cuối năm nay hoặc đầu năm sau đi, bây giờ cứ tập trung phát triển công thương nghiệp trong nước, xây dựng thương cảng trước đã."

Lê Tấn có tính toán rồi, đợi cuối năm khi sứ đoàn các nước phía tây và phía nam đến hắn sẽ đưa ra chuyện mở cửa giao thương. Thời điểm đó ban ra chính sách ngoại thương là thích hợp nhất, để cho sứ thần các nước trở về báo lại với vua nước bạn, cùng với đó là truyền tin đến thương nhân các nước về việc này. Còn một lý do nữa mà bây giờ chưa thể mở ngoại thương ngay được, đó là kế hoạch b·uôn l·ậu muối qua biên giới kiếm lợi của hắn chưa hoàn thành. Lúc này khai mở ngoại thương ngay thì chả khác gì mở đường cho đám thương nhân giành ăn với hắn. Đợi đến cuối năm là hợp lý, khi đó hắn đã bán được số lớn muối lậu qua biên giới rồi, có thể kiếm một khoản kha khá.

An Vương nghe được đáp án thì thoả mãn lòng hiếu kỳ, cũng là có được cây trả lời cho đám thương nhân kia mỗi khi chúng đến dò hỏi.

Đắn đo một chút, An Vương lại hỏi:" bệ hạ, bản vương có thể dẫn theo gia quyến cùng xuôi nam hay không ?"

Đây chính là chuyện hắn mong mỏi, dù vậy vẫn cảm thấy yêu cầu này của mình có chút quá phận. Hắn cho rằng chuyện này bệ hạ sẽ không đồng ý, dù sao vẫn cần phải đề phòng . Dù hắn không có lòng tạo phản nhưng thân là đế vương lão nhị không thể không phòng trước.

Chỉ là An Vương không thể ngờ được Lê Tấn lại trả lời:" Đương nhiên là có thể, trẫm không định chia tách gia đình ngươi. Ngươi cứ mang theo họ cùng đi, điền trang của trẫm ở Tĩnh Gia cũng ban cho gia đình ngươi làm nơi an gia."

An Vương vốn dĩ mang tâm lý cầu may nên mới hỏi câu này, việc Lê Tấn dễ dàng đồng ý khiến hắn bất ngờ, cả người ngẩn ra. Sau khi bình tĩnh suy nghĩ trở lại, hắn lập tức chắp ta hành lễ nói:" tạ ơn bệ hạ, bản vương thề đời này kiếp này sẽ không bao giờ làm phản. Nếu như làm trái lời thề sẽ bị thiên tru địa diệt."

Lê Tấn thấy vậy cũng hơi giật mình, lão đại tại sao lại thề rồi, còn là lời thề khá nặng. Ở thời đại này dùng trời đất làm lời tuyên thệ có thể xem như là nặng, bởi vì người dân vẫn rất tin vào ma quỷ, thánh thần. Nghĩ kỹ một chút thì hắn cũng hiểu rõ nguyên nhân lão đại làm vậy, Lê Tấn nói:" Được rồi, trẫm ghi nhận lòng trung của ngươi."

An Vương tạ ơn chờ đợi xem bệ hạ có hỏi thêm gì không . Đúng như hắn đoán, Lê Tấn hỏi: " Kỵ nhi bắt đầu đi học rồi chứ ?"

Được nhắc tới là con trai của An Vương tên là Lê Kỵ, đứa nhỏ này năm nay lên 5 tuổi, là con trưởng của An Vương và vương phi Trịnh Thị. Thông thường trẻ con 5 tuổi (theo cách tính hiện đại là 4 tuổi) chưa được cho đi học. Nhưng con cháu hoàng gia được giáo d·ụ·c rất sớm, từng này tuổi đã bắt đầu học vỡ lòng rồi.

An Vương nghe hỏi tới con trai liền đáp:" Từ đầu năm đã tìm cho nó một thầy dạy vỡ lòng, đến nay cũng đã bắt đầu học được mấy tháng rồi."

Lê Tấn hỏi tiếp:" Là mời ai dạy vậy ? Việc học của Kỵ nhi thế nào ? Nó học tốt chứ ?"

An Vương đáp:" Trong phủ mời tới một vị phu tử có kinh nghiệm trong thành Đông Kinh . Chỉ là đứa nhỏ này có chút lười biếng, không chuyên tâm học hành. Gần đây bị mẹ nó phạt roi không ít."

Lê Tấn nghĩ đến đứa cháu trai Lê Kỵ của mình thì mỉm cười. Thằng nhóc vốn rất thích hắn, trước đây hay tìm hắn đòi kể chuyện cho nghe. Ban đầu Lê Tấn kể cho nó nghe chuyện cổ tích, chỉ là nhiều lần bị đòi hỏi có chút phiền. Vậy là một lần hắn bất ngờ kể chuyện kinh dị, trong đó có tình tiết ăn thịt trẻ con, doạ thằng nhỏ sợ khóc rống lên, chưa hết nó còn tè ra quần. Đứa nhỏ hơn 3 tuổi bị Lê Tấn doạ sợ, từ đó không còn dám tìm hắn đòi kể chuyện nữa. Về sau thỉnh thoảng khi gặp mặt nó còn trốn sau lưng mẹ không muốn cho Lê Tấn nhìn thấy.

Nghĩ cho sự nghiệp học hành của đứa cháu trai, Lê Tấn hỏi An Vương:" Ngươi muốn tìm cho Kỵ nhi một thầy dạy tốt sao?"

An Vương hơi lo lắng, tại sao bệ hạ lại hỏi như vậy, chẳng nhẽ ngài định giữ Kỵ nhi lại Đông Kinh học tập ư. Việc này chính là biến tướng giữ con tin, nếu như Kỵ nhi bị giữ lại thì hắn cũng không mang vợ đi cùng được. Nàng phải ở lại chăm sóc con trai, dù sao nó còn quá nhỏ. Sở dĩ hắn nghĩ như vậy là vì việc học vỡ lòng không yêu cầu thầy dạy phải có trình độ quá cao . Ở thời điểm này chỉ chủ yếu là tập đọc, tập viết cho quen mặt chữ, chưa học cái gì cao siêu mà cần tới thầy giỏi.

Tuy nhiên bệ hạ đã ngỏ ý tốt thì An Vương vẫn đáp:" bẩm bệ hạ, bản vương đương nhiên là muốn." - hắn chờ xem ý bệ hạ tiếp theo nói là thế nào.

Lê Tấn nghe vậy liền nói:" Vậy ngươi đến Hàn Lâm Viện chọn cho nó một người làm thầy dạy. Chọn được rồi thì đến báo với trẫm, trẫm sẽ cử hắn theo gia đình ngươi xuôi nam."

An Vương lập tức chắp tay tạ ơn, đây là niềm vui ngoài ý muốn. Việc hoàng đế cử tiến sĩ của Hàn Lâm Viện đến dạy vỡ lòng cho con trai hắn là một đặc ân . Theo lệ thì chỉ có hoàng tử hoặc con của Thái Tử mới có được đãi ngộ này. Các gia đình thân vương, phiên vương khi có con cái đều là mời thầy bên ngoài về dạy, lớn rồi thì gửi tới Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán học tập.

Chuyện này coi như xong, tiếp theo Lê Tấn nói :" Ngươi có điều gì muốn hỏi hay không ? Nếu không thì trẫm cho phép ngươi lui ."

An Vương nghĩ nghĩ, hắn hỏi:" Bệ hạ có thể tăng một chút bổng lộc cho phủ Thiên Nguyên và Lệ Bình hay không ?"

An Vương nói đến là hai công chúa, em của hai người bọn họ. Xuất thân của mẫu phi hai công chúa không cao, trong tay không có sản nghiệp gì. Vậy nên từ khi ra ở riêng chỉ có thể dựa vào số bổng lộc ít ỏi để chi tiêu. An Vương thấy vậy có chút không nỡ nên đã giúp một chút tiền, tuy nhiên hắn vẫn mong bệ hạ có thể chiếu cố bọn họ một chút.

Đối với chuyện này Lê Tấn nghĩ rất khác An Vương, hắn muốn hai phủ công chúa ở bên ngoài có thể tự túc. Hoặc là chấp nhận tiết giảm chi tiêu cho phù hợp với tiền mình có, hoặc là phải tự nghĩ cách kiếm tiền. Không thể mãi trông chờ vào sự hỗ trợ từ trong cung, như vậy sẽ làm hại bọn họ. Trước sau gì bọn họ đều phải lập gia đình, không thể mãi dựa dẫm vào hắn . Hai công chúa phải học cách làm sao để thích nghi được trong hoàn cảnh sống mới, như vậy tương lai mới có thể sống yên ổn ở nhà chồng. Đối với những công chúa có nhà mẹ đẻ mạnh mẽ hậu thuẫn thì không nói, hắn không quản được. Tuy nhiên nếu được hắn cũng muốn bọn họ có thể rèn luyện khả năng chịu khổ một chút .

Lê Tấn không muốn chiều hư mấy đứa em gái để sau này bọn họ cậy thế hoàng gia, khi lập gia đình không tôn trọng phò mã và nhà thông gia. Trong lịch sử có không ít vị công chúa bởi vì được chiều hư mà khi về nhà chồng có thái độ không tốt, thậm chí làm ra chuyện hoang đường gây mất thể diện hoàng gia.

Quan điểm rõ ràng nên Lê Tấn đáp lại An Vương:" Trẫm sẽ không tăng thêm ưu đãi gì cho bọn họ . Ngoài ra ta hy vọng ngươi không cho bọn họ tiền.

Lão đại à, bọn họ cần phải học cách tự lo liệu cuộc sống, chúng ta không thể mãi bao bọc bọn họ. Nếu ngươi cứ mãi hỗ trợ thêm cho bọn họ sẽ khiến bọn họ ỷ lại, đây là hại bọn họ.

Chưa kể cứ giúp mãi khiến cho trong đầu bọn họ hình thành tư tưởng ngươi bắt buộc phải chu cấp cho họ. Một ngày nào đó ngươi gặp khó khăn hay vì lý do nào đó mà không cho bọn họ tiền nữa, bọn họ sẽ oán hận ngươi .

Lão đại, ngươi có chắc mình có thể mãi mãi chu cấp cho bọn họ sao? Trẫm nói thật trẫm không thể đảm bảo mãi mãi chu cấp cho bọn họ, vậy nên ngay từ đầu trẫm quyết định không làm vậy."

An Vương nghe xong thì lặng yên suy nghĩ, sau một hồi hắn xin phép rời đi. Trên đường hồi phủ trong đầu hắn cứ mãi suy nghĩ về những lời Lê Tấn nói. Hắn cảm thấy lời lẽ của em trai theo phương diện lý trí là đúng. Nhưng như vậy có vẻ hơi thiếu tình thân, không phải người cùng một nhà là phải luôn bảo bọc, giúp đỡ nhau vô điều kiện sao, tại sao phải lý tính như vậy.

Hoàng gia vốn rất thiếu tình thân giữa các anh em trai, hắn cảm thấy phải dành cho các em gái nhiều tình yêu thương. Cơ bản quan hệ giữa bọn họ không có khúc mắc lợi ích, dù ngai vàng để trống thì mấy đứa em gái không thể cạnh tranh, bọn họ không phải là uy h·iếp với bất kỳ ai. Trong lòng An Vương vô cùng mâu thuẫn, hắn không nghĩ thông rốt cuộc là suy nghĩ của mình hay nhị đệ mới đúng.

Chương 199. An Vương cầu kiến.