Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 204. Ba đạo chiếu chỉ 1.
Chương 204.
Ngày 20 tháng 5 đại triều hội diễn ra ở sân Phụng Tiên. Thành phần tham gia triều hội hôm nay có thêm An Vương, người bình thường đều không vào triều. Điều này khiến mấy vị đại thần nghi hoặc, ai nấy thầm đoán xem nguyên do của chuyện này.
Giờ Thìn một khắc, hoàng đế giá lâm, triều hội chính thức bắt đầu. Quân thần hành lễ xong xuôi, một câu nói quen thuộc vang lên từ phía hoàng thượng: - trẫm có chiếu cần tuyên, các khanh đợi chút rồi tấu báo.
Bách quan im lặng chờ nghe chiếu chỉ, trong đầu lại bắt đầu đoán nội dung lần này.
Đại tổng quản Nguyễn Nhữ Vi tiến lên phía trước, phía sau lão là Đoàn Khắc Hải bê lên một chiếc khay để ba đạo chiếu chỉ. Nhìn thấy số lượng chiếu chỉ này bách quan lòng thầm kêu khổ. Tuyên xong chừng này chiếu chỉ, sau đó tranh luận các kiểu, tiếp đó là tấu báo, thương nghị chính sự, vậy phải đến lúc nào mới có thể bãi triều. Trời hôm nay lại nắng nóng như vậy, mọi người đoán được triều hội sẽ kéo dài, tất nhiên vô cùng mệt mỏi.
Nguyễn Nhữ Vi lớn tiếng hô " An Vương tiếp chỉ". Ngay tức khắc An Vương bước ra khỏi hàng, quỳ hành lễ nghe tuyên thánh chỉ.
Nguyễn Nhữ Vi khẽ hắng giọng điều chỉnh một chút thanh điều, tiếp đó mở ra đạo chiếu chỉ đầu tiên bắt đầu tuyên đọc.
" Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết. Trẫm chủ trương khai mở ngoại thương, trong đó có hải thương. Từ đó dẫn đến nhu cầu cần có một hải cảng phục vụ ngoại thương. Sau khi xem xét địa chí, trẫm quyết định mở thương cảng mới ở cửa Hới, xứ Thanh Hoá. Nơi này vốn là giao giới giữa hai phủ Tĩnh Gia và Hoằng Hoá, vậy nên lấy tên cảng mới là Hoằng Tĩnh.
Xét thấy việc xây dựng và quản lý thương cảng cần có người đắc lực phụ trách, nay trẫm phong An Vương làm An Phủ Sứ, chưởng quản toàn bộ quyền quân chính của cảng Hoằng Tĩnh. Khâm thử."
An Vương lãnh chỉ tạ ân, sau đó lui vào hàng. Bách quan nghe xong thì hiểu rõ, hoá ra là nguyên nhân này nên An Vương vào triều.
Các vị đại thần nghe xong chiếu chỉ thì trong đầu rất nhiều suy nghĩ đặt ra. Thái Sư là người đầu tiên đứng ra hỏi: - bẩm bệ hạ, thần nghe không nhầm thì bệ hạ giao toàn bộ quyền quân chính cho An Vương. Điều đó có nghĩa là sẽ có q·uân đ·ội đóng tại thương cảng ?
Lê Tấn đáp : - Đúng vậy, Thái Sư hiểu chính xác rồi.
Thái Sư hỏi tiếp : - bệ hạ, người định cho đóng bao nhiêu binh mã tại hải cảng ? Là bộ binh hay thủy quân ?
Lê Tấn đáp : - Tạm thời sẽ biên chế một vệ binh ở hải cảng. Bởi vì nhiệm vụ chủ yếu là duy trì trị an nơi cảng biển nên trẫm định tổ chức bộ binh. Sau này sẽ huấn luyện thêm một nhánh thủy quân. Thái sư còn gì muốn hỏi thêm sao ?
Thái sư không định hỏi thêm, lão xin phép lui lại. Trong đầu Thái Sư thầm tính toán, một vệ binh tối đa chỉ 2400 người, dù ở rất gần nhưng chừng ấy quân chưa thể gây nguy hiểm cho Gia Miêu. Tuy nhiên từ nay phải gia tăng cảnh giác, tránh trường hợp bị tập kích bất ngờ. Đây chính là lo lắng của Thái Sư, lão sợ chi q·uân đ·ội này chính là con dao bệ hạ kề ngày cổ Nguyễn Gia.
Lại Bộ thượng thư Bùi Minh Viễn đứng ra hỏi : - bẩm bệ hạ, chức An Phủ Sứ của An Vương quy chế như thế nào vậy bệ hạ ?
Đây chính là vấn đề của Lại Bộ, chức An Phủ Sứ vốn là chức quan văn đứng đầu một trấn trước kia. Khi Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính chức này đã bị bãi bỏ. Nay bệ hạ lại phong cho An Vương chức An Phủ Sứ, cái này khiến Lại Bộ lâm vào thế khó.
Bùi thượng thư muốn biết chức An Phủ Sứ này có giống chức An Phủ Sứ trước kia hay không ? Tại sao lại có chuyện một chức quan văn nắm hết quyền quân chính ? Tại sao lại để một vị thân vương giữ chức An Phủ Sứ ?
Đáp lại câu hỏi của Bùi thượng thư, Lê Tấn nói: - Trẫm định xây dựng cảng biển này thành một trấn, vậy nên dùng chức An Phủ Sứ này phong cho An Vương. Cơ bản thì đây chính là chức quan văn hàm chánh ngũ phẩm, kiêm thêm võ giai hàm chính ngũ phẩm chức tổng lĩnh.
Bùi Minh Viễn đạt được đáp án muốn biết, lão xin phép lui về. Lại Bộ đã rõ cần phải cấp những gì cho vị trí mới của An Vương.
Người tiếp theo đứng ra là Thái Uý Lê Quảng Độ, lão hỏi : - bẩm bệ hạ, vệ binh đóng tại hải cảng sẽ được thuyên chuyển từ nơi nào đến vậy ?
Lê Tấn đáp: - Không thuyên chuyển từ nơi nào. An Vương sẽ tự mình chiêu mộ, huấn luyện một vệ binh mã. Triều đình sẽ cung cấp quân lương, khí giới cần thiết cho chuyện này.
Nghe đến đây không ít người nhíu mày, bệ hạ đây là để An Vương xây dựng một nhánh q·uân đ·ội của riêng mình. Điều này rất nguy hiểm, ẩn tàng mầm hoạ lớn nếu như An Vương lòng có dã tâm. Quan trọng hơn nữa việc nắm giữ quyền quản lý thương cảng sẽ có lợi ích rất lớn chảy vào túi An Vương. Tương lai hắn là một vị thân vương vừa có quyền lực, tài lực lại có quân lực. Các bên sẽ phải cân nhắc lại vị thế của An Vương, hắn đã không còn là một vương gia nhàn tản, mà là một thế lực lớn thực sự.
Thái Uý cảm thấy điều này có chút không ổn, trên địa bàn của Trung Quân Phủ bỗng nhiên lại có thêm một đội quân khác đóng giữ. Tuy nhiên thiên hạ là của hoàng đế, ngài muốn cho ai đóng quân ở đâu lão không thể thay đổi. Lão chỉ có thể đợi khi hạ triều sẽ đi tìm bệ hạ phân tích chuyện này, để ngài hiểu được những vấn đề chiến lược trong đó. Còn quyết định sau cùng vẫn phải phụ thuộc vào tâm ý của bệ hạ. Xác định xong việc cần làm tiếp theo, Thái Uý xin phép lui về vị trí.
Phong ba của đạo chiếu chỉ thứ nhất tạm thời quá đi, Lê Tấn ra hiệu cho Nguyễn Nhữ Vi tiếp tục tuyên đọc đạo chiếu chỉ tiếp theo.
Đại tổng quản thụ ý, tiếp tục lấy đạo chiếu chỉ thứ hai bắt đầu tuyên đọc.
" Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết. Từ xưa đến nay sắt nói riêng và kim loại nói chung có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống xã hội. Triều ta từ khi lập quốc luôn chú trọng nâng cao quản lý đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản và luyện kim, có rất nhiều quy định đã được đưa ra đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên trẫm cảm thấy còn có nhiều điểm chưa hợp lý, nay ban chiếu này quy định lại như sau :
Thứ nhất, tất cả các mỏ kim khoáng đều thuộc về sở hữu của triều đình. Quan phủ các nơi có trách nhiệm tạo sách các mỏ khoáng sản trong địa bàn của mình quản trị.
Thứ hai, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia khai thác khoáng sản, tinh luyện, rèn đúc kim loại. Tuy nhiên bất kỳ tổ chức, nhân nào muốn tham gia lĩnh vực này đều phải xin cấp phép từ tri huyện, tri châu tại địa phương . Được cấp phép xong mới được phép tham gia khai thác khoáng sản, tinh luyện và rèn đúc kim loại. Trong quá trình thậm gia những lĩnh vực này phải đóng thuế cho triều đình.
Thứ ba, hộ tào cấp huyện chịu trách nhiệm thu thuế từ các đơn vị tham gia khai thác khoáng sản, tình luyện và rèn đúc kim loại trên địa bàn huyện mình quản lý. Thuế suất tính bằng 1 thành sản lượng, triều đình còn quyền lựa chọn thứ thuế bằng tiền đồng hoặc vật phẩm đồ đơn vị sản xuất ra. Cứ sáu tháng sẽ tiến hành thu thuế khai thác khoáng sản một lần, định là tháng 5 và 11 hàng năm.
Thứ tư, đối với hành vi khai thác khoáng sản, tinh luyện và rèn đúc kim loại không phép, triều đình sẽ xử phạt nghiêm khắc. Bị phát hiện lần đầu sẽ bị phạt giao nộp lại toàn bộ số sản phẩm sản xuất trái phép hoặc số tiền tương đương giá trị, phạt trượng 40 đối với tất cả người tham gia khai thác. Bị phát hiện lần thứ hai sẽ tiến hành tịch biên gia sản, phạt trượng 80 đối với những người tham gia khai thác. Nếu vẫn cố tình vi phạm lần thứ ba thì xử chém đầu thị chúng, tài sản bị tịch biên, vợ con b·ị b·ắt làm nô.
Thứ năm, khuyến khích dân chúng tố giác những trường hợp trốn nộp thuế khai thác khoáng sản, tinh luyện và rèn đúc kim loại. Trong trường hợp tố cáo chính xác, việc t·rốn t·huế được quan phủ xác minh thì người tố cáo nhận được tiền thưởng bằng một nửa số tiền triều đình thu hồi từ người t·rốn t·huế.
Thứ sáu, các nha môn nhận được tố cáo người t·rốn t·huế phải tổ chức điều tra xác minh vi phạm. Trong quá trình điều tra phải giữ bí mật thân phận của người tố cáo, tiến hành bảo hộ nhân chứng. Bất kỳ quan lại nào vi phạm hay điều này sẽ bị cách chức điều tra. Trong trường hợp có dấu hiệu cấu kết người phạm tội, che giấu hành vi phạm tại sẽ bị tịch biên gia sản, chém đầu.
Thứ bảy, quy định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm Đoan Khánh thứ nhất. Tất cả các vi phạm trước đó không áp dụng quy định này để xử lý.
Đông Kinh, ngày 17 tháng 5 năm Đoan Khánh thứ nhất. Người soạn chiếu : Đoan Khánh hoàng đế."
Bách quan nghe xong thì biết bệ hạ lại áp dụng những quy định tương tự quy định về muối vào lĩnh vực khai thác khoáng sản, tinh luyện và rèn đúc kim loại. Điều này dẫn đến sự dễ dàng hơn rất nhiều cho những người muốn tham gia vào lĩnh vực này. Từ đó tăng lên sản lượng sản xuất trong lĩnh vực này, có thể giá cả của các mặt hàng kim loại sẽ giảm xuống rõ rệt giống như muối ở hiện tại. Lợi ích là thấy rõ, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tả tướng quốc Bùi Xương Trạch đứng ra tâu : - bẩm bệ hạ, quy định này có điều không ổn.
Lê Tấn hỏi lại : - Bùi ái khanh cảm thấy điều gì không ổn ?
Bùi tướng quốc đáp : - bẩm bệ hạ, quy định mới của bệ hạ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành khai khoáng và luyện kim rất nhiều. Đây là làm lợi nước lợi dân, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ. Đơn cử như đối với ngành sắt, việc nới lỏng quản lý như vậy có thể dẫn đến việc có thể bị kẻ xấu lợi dụng tiến hành sản xuất quân khí.
Đây chính là vấn đề của các vương triều phong kiến, vua quan lo lắng dân chúng dễ dàng có được binh khí sẽ phản loạn, vậy nên luôn quản lý nghiêm ngặt đối với ngành sắt. Từ xa xưa các nhà chiến lược đều cho rằng chỉ cần nắm chặt nguồn sản xuất muối và sắt trong tay là có thể khống chế thiên hạ. Đơn giản không ăn muối con người và chiến mã sẽ không có sức mạnh, không có đồ sắt thì tay không làm sao mà chiến đấu chống lại q·uân đ·ội trang bị quân khí.
Lê Tấn thì không cho là dùng cách khống chế trong tay mình, hạn chế sản lượng sản xuất là phương pháp tốt. Lịch sử đã chỉ rõ, dù các vương triều cố gắng khống chế ngành sắt nhưng việc này không thể làm triệt để. Chỉ cần là lĩnh vực có thể kiếm ra lợi nhuận cao sẽ có kẻ sẵn sàng mạo hiểm đi làm. Vậy nên hắn quyết định thay vì hạn chế thì mở rộng sản xuất, khiến cho mọi người đều có thể tiếp cận đồ kim loại rẻ hơn. Cùng với đó là thúc đẩy ngành luyện kim và cơ khí phát triển, từ đó thúc đẩy kỹ thuật tiến bộ.
Quay lại câu hỏi của Bùi tướng quốc, Lê Tấn tự tin đáp : - Ái khánh không cần lo lắng, chuyện này đã nằm trong tính toán của trẫm.
Cả triều đều không hiểu bệ hạ đây là tính toán cái gì, ngài trả lời rất chung chung, quá thiếu trách nhiệm rồi. Bùi tướng quốc thấy bệ hạ rõ ràng là qua loa mình thì xin phép lui xuống. Trong lòng lão có chút tức giận, lão là lo nghĩ vì nước nhưng bệ hạ chẳng để tâm.