Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 210. Trong Cần Chính Điện Thương Nghị.
Chương 210.
Sáng ngày 3, tháng 6 trong Cần Chính Điện hoàng đế triệu tập đại thần nhóm thương nghị chính sự. Chủ đề của ngày hôm nay là vấn đề giữ sự ổn định của huyện Thủy Vĩ để tiến hành khai thác mỏ đồng vừa mới phát hiện.
Khởi đầu cuộc thảo luận, Lê Tấn nói: - Tình hình mọi người đều đã biết, các khanh nói xem nên làm như thế nào ?
Binh Bộ thượng thư Nguyễn Quang Mỹ lập tức đứng ra tâu : - bệ hạ, thần cho rằng nên đóng trọng binh ở Thủy Vĩ, bảo vệ và tiến hành khai mỏ.
Hộ Bộ thượng thư Dương Nguyên Trực nghe vậy lập tức đứng ra phản bác : - bệ hạ, thần cho rằng không thể làm như Nguyễn thượng thư đề xuất.
Ngay khi bắt đầu đã xuất hiện hai luồng ý kiến trái chiều đến từ hai thượng thư theo phe hoàng đế. Điều này khiến mọi người có chút bất ngờ, tuy nhiên nghĩ lại cũng hợp lý. Nguyễn Quang Mỹ mong muốn mở rộng q·uân đ·ội ở tây bắc nhằm kiểm soát tốt hơn khu vực này, đương nhiên lão có tính toán nhỏ, nếu đóng trọng binh ở gần mỏ đồng thì khi khai thác không thể thiếu lợi ích chảy vào túi q·uân đ·ội. Dương Nguyên Trực phản đối là xuất phát trên lập trường Hộ Bộ, đóng trọng binh ở tây bắc nghĩa là phải tăng quân số, mà tăng quân số thì phải tăng lên tiền lương chi tiêu cho q·uân đ·ội hàng năm, không thể để bọn họ hít khí trời bảo vệ biên cương đi.
Lê Tấn nhìn qua hai người Dương- Nguyễn khẽ nhíu mày, hai người này lại làm hắn đau đầu vì sự đối nghịch của bọn họ. Nghĩ một chút, hắn hỏi : - Nguyễn ái khanh, khanh nói xem tại sao khanh lại đề nghị như vậy ?
Nguyễn Quang Mỹ tâu: - bẩm bệ hạ, tây bắc xưa nay chưa bao giờ yên bình, các thổ ti địa phương luôn tiềm ẩn nguy cơ gây chiến với nhau vì tranh giành lợi ích, địa bàn. Thỉnh thoảng vùng đó cũng có vài cuộc phản loạn quy mô mô nhỏ của các thủ lĩnh người Thái . Nay lại tìm thấy một mỏ đồng lớn ở xứ ấy, lợi ích trong này khó mà đong đếm, chuyện các thổ ti địa phương có người gây chuyện là khó tránh khỏi, có thể họ không công khai làm phản nhưng sẽ ngầm cản trở, làm loạn. Vì vậy thần cho rằng nên đóng trọng binh ở đó để răn đe các tộc thiểu số tây bắc, cũng là đề phòng ngoại bang xâm lấn.
Lê Tấn nghe xong ý lão, quay qua hỏi: - Dương ái khanh, khanh đã nghe xong ý của Nguyễn thượng thư, giờ khanh nói xem tại sao khanh phản bác ?
Dương Nguyên Trực đáp: - bẩm bệ hạ, thần phản đối là vì thần cho rằng làm như vậy là lãng phí mà không hiệu quả. Sở dĩ nói là lãng phí vì bây giờ muốn đóng quân ở tây bắc yêu cầu lượng lớn tài nguyên đổ vào tổ kiến đội quân này, chưa kể hàng năm phải cấp tiền lương duy trì. Con số này không nhỏ, trong khi quốc khố nguy cơ vẫn chưa hoàn toàn qua đi, tiến hành việc đóng quân này không hợp lý.
Đương nhiên thần phản đối còn là vì cho rằng nó không hiệu quả. Từ xưa đến nay các triều đại nước Việt ta đều để các tộc tây bắc tự trị là chính, bọn họ giống như từng chư hầu nhỏ phụ thuộc vào triều đình trung ương. Các đời đế vương đều dùng bọn họ như lực lượng bảo vệ biên cương nước ta. Vậy nên chưa bao giờ có chuyện triều đình trung ương đóng một đạo quân lớn ở tây bắc. Bây giờ cho đóng quân sẽ phá vỡ truyền thống này, làm cho tây bắc chư tộc lo lắng bất an, gây ra tâm lý chống đối triều đình trong lòng họ. Nếu như bọn họ vì vậy mà bị ngoại bang xúi d·ụ·c đứng lên phản loạn thì sẽ làm tây bắc bất ổn. Nơi đó là địa thế hiểm trở phức tạp, đi lại khó khăn, quân chính quy triều đình không thông thạo bằng người bản xứ, khi xảy ra chiến loạn e là sẽ rất vất vả mới dẹp được . Chưa kể việc vận chuyển quân lương, v·ũ k·hí đến tây bắc sẽ rất tốn hao sức người sức của. Nhìn từ góc độ kinh tế thì việc này có thể tốn kém hơn nhiều so với lợi ích đạt được từ khai thác mỏ đồng.
Lê Tấn nghe xong ý kiến của hai người thì nhìn sang trái hỏi: - Bùi tướng quốc, khanh nghĩ thế nào ?
Bùi Xương Trạch được hỏi nhanh chóng đáp: - bẩm bệ hạ, thần thấy hai vị thượng thư nói đều có lý. Thần kiến nghị bệ hạ dùng chính sách dung hoà ý kiến của hai người họ.
Lê Tấn nghe xong liền hỏi : - Khanh nói trẫm nghe xem dung hoà như thế nào ?
Bùi tướng quốc đáp : - bệ hạ, chúng ta sẽ đóng trọng binh ở tây bắc nhưng không dùng q·uân đ·ội miền xuôi mà chiêu mộ người bản địa tòng binh. Có thể tổ kiến một đạo quân gồm toàn người miền núi tây bắc, dùng chính các thủ lĩnh dân tộc làm tướng lĩnh. Như vậy vừa có thể đảm bảo an toàn của mỏ đồng lại không sợ gây ra phản loạn.
Còn việc khai thác mỏ đồng thần cũng kiến nghị dùng người bản địa, để chính bọn họ tham gia vào việc này. Triều đình có thể cùng các thổ ti miền núi chia sẻ lợi ích của mỏ đồng theo tỷ lệ nhất định. Chỉ có như vậy mới có thể gắn chặt lợi ích hai bên lại với nhau, không cần lo lắng tây bắc chư tộc làm loạn, càng không sợ ngoại bang xâm lấn. Khi có ngoại xâm chính chư tộc tây bắc sẽ là lực lượng hăng hái nhất chiến đẩu bảo vệ biên cương, đơn giản là lợi ích thúc đẩy họ làm vậy.
Lê Tấn nghe xong gật gù, cảm thấy cách này không tệ. Hắn quay sang hỏi : - Thái Uý, khanh cảm thấy ý kiến của Bùi ái khanh như thế nào ?
Lê Quảng Độ nghĩ một chút rồi nói : - bẩm bệ hạ, thần thấy lời của Bùi tướng quốc nói rất có lý, đáng để xem xét làm theo. Tuy nhiên thần có một lo lắng nhỏ trong lòng, đó là người Thái tây bắc từng có ý muốn tự lập nước riêng, trong quá khứ bọn họ từng được người Ai Lao ủng hộ việc này. Đương nhiên sau những chiến công của Đại Việt dưới thời Thánh Tông thì ý tưởng lập quốc của bọn họ đã bị lòng kính sợ che lấp. Nhưng thần tin rằng tư tưởng muốn tự lập một vương quốc riêng vẫn có tồn tại trong đầu một bộ phận người Thái. Bây giờ chúng ta tổ kiến q·uân đ·ội tây bắc mà người Thái chiếm đa số vậy thì có thể xảy ra biến số. Thần sợ ngày nào đó đội quân này mất khống chế sẽ chống lại triều đình. Một đội quân do triều đình huấn luyện, trang bị v·ũ k·hí, cấp cho tiền lương, cuối cùng lại trở thành kẻ thù của Đại Việt thì không phải là trò đùa sao.
Nói đến đây Lê Quảng Độ dừng lại chờ xem phản ứng của hoàng thượng và các đồng liêu.
Lê Tấn nghe xong thì cảm thấy rất khó, làm như thế nào để hoàn mỹ xử lý được những vấn đề này đây. Hắn liếc nhìn Nguyễn Hữu Vĩnh, sau đó hỏi: - Thái Sư, khanh nghĩ thế nào ?
Thái Sư đáp : - bẩm bệ hạ, thần cho rằng nên dùng phương án của Bùi tướng quốc. Đương nhiên không thể không đề phòng tây bắc chư tộc nổi loạn. Thần đề nghị cử đến tây bắc một giám quân, cùng với một vệ binh mã làm giám binh. Như vậy tây bắc sẽ có một vệ binh của triều đình đóng ở Chu Quan, cùng một vệ binh đóng ở khu vực mỏ đồng, lực lượng vừa đủ để kiềm chế mà không khiến chư tộc tây bắc bất an. Ngoài ra có thể dùng các thủ đoạn chính trị khác như yêu cầu các thủ lĩnh dân tộc để con trai vào kinh học tập, gả các công chúa tới tây bắc tạo quan hệ liên hôn.
Lê Tấn ban đầu nghe Thái Sư nói thì cảm thấy ý kiến này rất tốt, chỉ là đến đoạn dùng công chúa liên hôn chính trị thì không hài lòng. Hắn cảm thấy như vậy không được công bằng với các em gái của hắn, dù không quá thân thiết nhưng hắn vẫn muốn bọn họ có được hạnh phúc. Từ khi lên ngôi Lê Tấn chưa bao giờ định dùng hôn nhân của các em gái cho mục đích chính trị, hắn cảm thấy điều đó rất sỉ nhục. Bởi ảnh hưởng của tư tưởng kiếp trước, Lê Tấn luôn cho rằng nam nhân bất lực mới dùng hạnh phúc của nữ nhân trong nhà m·ưu đ·ồ lợi ích. Chưa kể lịch sử đã chứng minh khi có t·ranh c·hấp lợi ích quan trọng việc hai bên là thông gia chả có ý nghĩa gì, khi đó người cầm quyền hai bên sẽ không ngần ngại lựa chọn lợi ích thay vì tình thân.
Quay lại cuộc họp, Lê Tấn hỏi: - còn ai có ý kiến gì khác hay không ?
Lữ Côi Vương lúc đến giờ đều rất lo lắng, hắn vừa mới đạt được thoả thuận với Hà Gia ở tây bắc. Tương lai không xa sẽ âm thầm luyện binh tại đây, bây giờ triều đình lại dồn chú ý tới nơi đó, bảo hắn làm sao cho phải. Từ bỏ kế hoạch thì không cam lòng, tiếp tục tiến hành thì quá nguy hiểm, nếu bị lộ ra thì xong đời, đó là hàng vạn q·uân đ·ội, mục đích không cần nói thì ai cũng rõ.
Nghĩ một hồi Lữ Côi Vương đứng ra tâu : - bẩm bệ hạ, thần cho rằng việc đóng thêm quân ở tây bắc không ổn. Theo thần nên dùng chính lực lượng của người dân tộc tây bắc bảo vệ biên cương nơi này. Ngoài ra tăng cường phát triển lực lượng cơ động có thể chi viện cho nơi đó bất kỳ lúc nào, ví dụ như kỵ binh, thủy quân.
Ý kiến này của Lữ Côi Vương khiến mọi người rất bất ngờ, không thể tin hắn lại phản bác ý kiến của Thái Sư. Hôm nay quả thật là kỳ lạ, vì một vấn đề mà trước tiên những người thuộc phe hiệu trung hoàng đế là Dương Nguyên Trực và Nguyễn Quang Mỹ bất đồng ý kiến, tiếp sau đó thì xảy ra chuyện Lữ Côi Vương phản bác lại lời Thái Sư, người ủng hộ lớn nhất của hắn.
Lê Tấn nghe xong ý kiến của Lê Bình, có chút suy nghĩ, tiếp đó hỏi tiếp: - còn có ai có ý kiến gì khác hay không ?
Bùi Minh Viễn, Đàm Văn Lễ giữ thái độ im lặng, phần vì việc quân sự bọn họ không quá giỏi, phần vì các ý kiến có thể nghĩ ra mọi người đều đã nói cả rồi. Vì vậy trong điện Cần Chính bỗng chốc im lặng, mấy vị đại thần chờ xem bệ hạ sẽ quyết định như thế nào.
Khiến bọn họ thất vọng là Lê Tấn nói : - đã không ai có ý kiến gì thêm thì các khanh có thể đi rồi. Trẫm sẽ cân nhắc lại ý kiến của từng người rồi quyết định việc này sau.
Mấy vị đại thần nghe xong thì biết bệ hạ lại đuổi người, ai nấy biết ý không hỏi gì thêm chắp tay xin cáo lui. Trên đường về mỗi người không ngừng suy đoán trong lòng xem bệ hạ sẽ nghe theo ý kiến của người nào, hay là ngài sẽ dung hoà ý kiến của những ai.
Đợi mọi người đi rồi, Lê Tấn ngồi rất lâu trong Cần Chính Điện suy nghĩ về vấn đề này. Đám người hầu như Nguyễn Nhữ Vi, Đỗ Khắc Hải, Tiểu Hắc Tử cứ thấy bệ hạ ngồi đó gõ tay lên bàn, lông mày lúc nhíu chặt, lúc giãn ra. Không ai dám lên tiếng làm phiền lúc này, cứ vậy nửa canh giờ sau hoàng thượng mới thở dài một tiếng, sau đó đứng dậy rời đi.