Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
chương 214. Ngô Hoán.
chương 214.
Ngày 10 tháng 6, đại triều hội diễn ra ở sân Phụng Tiên, bách quan đều tham gia đầy đủ, đặc biệt Công Bộ thượng thư Ngô Minh vừa trở về tối hôm trước cũng lên chầu. Giờ Thìn một khắc, hoàng đế giá lâm bách quan quỳ bái hành lễ, rất nhanh nhà vua cho phép mọi người miễn lễ đứng lên, triều hội chính thức bắt đầu.
Khởi đầu triều hội Nguyễn đại tổng quản hô lớn " có tấu thì dâng lên, không tấu bãi triều". Ngô thượng thư ngay lập tức đứng ra tâu : - bẩm bệ hạ, Công Bộ đã xác định được quy mô mỏ đồng ở Thủy Vĩ, số liệu cụ thể đều trong tấu này, thần xin dâng lên mời bệ hạ ngự lãm.
Ngô Minh tâu xong hai tay dâng lên tấu chương đã chuẩn bị sẵn, đại tổng quản nhanh nhẹn nhận lấy kiểm tra rồi dâng lên vua. Lê Tấn nhận được tấu chương liền mở ra xem, theo đó quy mô khu mỏ đồng rộng tới 15 dặm vuông, độ sâu từng chỗ dao động từ 2 đến 5 trượng. Công Bộ kết luận mỏ đồng này rất lớn, về trữ lượng thì tất cả các mỏ đồng trước đó cộng lại cũng không lớn bằng mỏ này.
Lê Tấn xem xong, gấp lại bản tấu bắt đầu hỏi Ngô Minh : - khanh cho rằng triều đình nên an bài ra sao để có thể khai thác an toàn và đạt được năng suất lớn nhất ở một đồng này ?
Ngô thượng thư suy nghĩ một chút, xong đó đáp : - bẩm bệ hạ, thần cho rằng triều đình nên hợp tác cùng các thủ lĩnh người Thái ở tây bắc để tiến hành khai thác mỏ này. Hiện nay ở tây bắc chủ yếu có ba nhóm dân tộc lớn là người Thái, Mường, Miêu. Trong đó nhóm người Miêu thường sống ở núi cao, bọn họ không mạnh bằng hai dân tộc kia, người Mường thường sống chủ yếu ở phía nam của Hưng Hóa. Vậy cho nên thần cho rằng nên hợp tác với nhóm người Thái bản địa là phù hợp nhất, trong đó nên đặc biệt chú ý đến Hà Gia.
Lê Tấn hỏi tiếp : - vậy khanh cho rằng triều đình có nên đóng một đạo quân lớn bảo vệ khu vực khai mỏ hay không ?
Ngô Minh đáp :- bẩm bệ hạ, thần cho rằng không nên đóng trọng binh ở gần mỏ khai khoáng, thay vào đó nên tăng lên binh lực toàn bộ đô ti Hưng Hoá, mà đặc biệt là Ải Chu Quan thì tốt hơn. Như vậy có thể dễ dàng ứng biến vừa tăng thêm mạnh q·uân đ·ội khu vực tây bắc, vừa bảo vệ tốt vùng mỏ khai thác, khi xảy ra biến loạn có thể nhanh chóng bình định.
Ý kiến của lão thượng thư có phần khác biệt so với những người khác trong cuộc họp lần trước, điều này khiến Lê Tấn rơi vào suy nghĩ. Lúc sau hắn hỏi : - các vị ái khanh cảm thấy ý kiến của Ngô ái khanh như thế nào ?
Bùi tướng quốc lập tức đứng ra tâu : - bẩm bệ hạ, thần cho rằng nên giá tăng quân số cho đô tỉ Hưng Hoá nhưng không đồng tình với ý kiến tăng bình Chu Quan của Ngô thượng thư. Việc gia tăng quân số của Chu Quan sẽ khiến người Minh lo lắng về phía chúng ta, điều đó rất bất lợi cho việc bang giao với phương bắc. Chưa kể Chu Quan mở rộng cần xây dựng rầm rộ ở biên ải, rất tốn hao thời gian và công sức.
Lời Tả tướng vừa xong, Thái Úy Lê Quảng Độ lập tức chắp tay nói : - bệ hạ, thần cho rằng lời Bùi tướng quốc nói có lý, không nên tăng cường quân số của Chu Quan vào lúc này.
Lần lượt Dương Nguyên Trực, Nguyễn Quang Mỹ, Đàm Văn Lễ đứng ra tỏ vẻ đồng tình với ý kiến của Bùi Xương Trạch. Lê Tấn tính toán cẩn thận lại một lần, cuối cùng hắn đưa ra quyết định của mình. Hắn nói :- đã vậy trẫm sẽ cho đóng quân ở huyện lị Thủy Vĩ, các khanh cảm thấy quyết định này thế nào ?
Bách quan bắt đầu suy tính trong lòng, họ cảm thấy phương án này tạm ổn. Huyện lị chỉ cách nơi có mỏ đồng khoảng hai mươi dặm đường, lại cách Chu Quan khoảng năm mươi dặm, phù hợp là nơi đóng quân.
Lê Tấn thấy không ai phản đối, tiếp đó hắn nói : - vậy thì quyết định đóng quân ở huyện lị Thủy Vĩ đi. Tiếp theo trẫm quyết định sẽ xây dựng ở đó hai đại doanh Tả Hữu, mỗi doanh bao gồm 1 vệ binh. Tả doanh thì sẽ chiêu mộ dân bản sứ tòng binh, doanh này do các thổ ti người Thái mà cầm đầu là Hà Gia quản lĩnh. Hữu doanh thì điều Hữu Vệ trong Phụng Trực quân tới đóng ở đó.
Bách quan nghe xong thì dồn hết sự chú ý về phía Lữ Côi Vương, Hữu Vệ chính là đội quân duy nhất dưới trướng của hắn. Bây giờ hoàng đế điều Hữu Vệ đi tây bắc, đây rõ ràng là muốn tước bỏ lực lượng của đối thủ. Lữ Côi Vương hẳn là cảm thấy rất khó khăn đi, hắn đơn giản là phải lựa chọn tiếp tục ở lại kinh thành thì quyền kiểm soát q·uân đ·ội bị xói mòn, ai cũng không chắc đội quân của mình rời xa còn có thể khống chế hay không. Hắn theo Hữu Vệ di chuyển đi tây bắc thì quyền nói chuyện trong triều lại mất đi, phải biết rằng rất cố gắng hắn mới có được chức Thái Bảo, một vị trí có tiếng nói khá lớn trong triều đình. Mọi người đều muốn biết Lữ Côi Vương sẽ ứng đối như thế nào trước tính toán này của bệ hạ.
Trái với suy nghĩ của mọi người, Lữ Côi Vương đang mừng thầm trong lòng . Sự tính toán này của bệ hạ chẳng khác nào đang hỗ trợ cho kế hoạch ngầm xây dựng lực lượng của hắn ở tây bắc. Sau này tây bắc chính là địa bàn của hắn và Hà Gia, với sự liên minh của hai bên thì có thể thoải mái tiến hành luyện quân ở đó. Đương nhiên để tránh nghi ngờ thì hắn trưng cái bộ mặt khó ở, cứ thế im lặng không phản kháng chút nào trước quyết định của hoàng đế.
Lê Tấn thấy vậy thì có chút bất ngờ, hắn không rõ vị hoàng thúc này của mình lại phản ứng như vậy. Tuy nhiên mục đích đã đạt được, hắn liền nói : - Chuyện này cứ quyết định như vậy đi, tiếp tục tấu báo.
Ngô thượng thư biết ý lui về hàng, người tiếp theo đứng ra là Dương Nguyên Trực, hắn tâu : - bẩm bệ hạ, việc thành lập quỹ dự trữ bắt buộc đang được tiến hành rất tích cực, các tiền trang đều rất phối hợp đưa lên sổ sách kế toán. Tuy nhiên có một điều khó khăn là phần lớn tiền trong tiền trang đều được cho vay ra ngoài, trong thời gian ngắn khó mà đưa ra đủ 3 thành tổng tiền vốn lưu thông, các tiền trang kiến nghị triều đình thư thả cho bọn họ nửa năm để tiến hành thu hồi dòng tiền trở về rồi sẽ góp vào quỹ dự trữ.
Lê Tấn nghe xong thì biết trong đây có một phần là sự thật, một phần là các tiền trang muốn kéo dài thời gian để cân đối lại dòng tiền, cùng với đó là thu lấy chút lợi ích nhỏ trong khoảng thời gian này. Cân nhắc một chút, hắn nói : - không thể kéo dài nửa năm, cho bọn họ ba tháng phải thu xếp xong, nếu không thì theo luật mà làm.
Dương Nguyên Trực tính toán một chút, ba tháng là khoảng thời gian khá gấp gáp, tuy nhiên từng đó vẫn là đủ để thu xếp dòng tiền nếu như các tiền trang nỗ lực hết sức đi làm. Hắn thấy bệ hạ đúng tính toán không bỏ xót, ngài không cho các tiền trang có cơ hội trục lợi, dù chỉ là món lợi nhỏ. Đạt được chỉ ý của hoàng thượng, biết tiếp theo cần làm thế nào, hắn xin phép lui lại.
Người tiếp theo đứng ra là Nguyễn Thu, lão tâu :- bẩm bệ hạ, thần đã cho triển khai kế hoạch phổ biến lưỡi cày kiểu mới, kế hoạch cụ thể được viết cả trong tấu này, xin dâng lên mời bệ hạ ngự lãm.
Nguyễn Nhữ Vi lại tiếp tục làm việc, rất nhanh tấu chương đưa tới tay Lê Tấn, hắn xem qua một lượt rồi gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Tiếp đó nói : - kế hoạch này rất tốt, cứ như vậy mà làm, không còn chuyện gì khác thì trẫm cho khanh lui.
Nguyễn Thu tuân lệnh lui xuống, nhiệm vụ trông coi Công Bộ khi thượng thư không tại của lão coi như hoàn thành, tiếp theo sẽ do thượng thư chủ trì cục diện của Công Bộ.
Triều hội tiếp tục, đến lượt Lại Bộ thượng thư Bùi Minh Viễn đứng ra tấu : - bẩm bệ hạ, Hiến Sát Sứ Thanh Hoá xin được trí sĩ, thần xin bệ hạ quyết đoán việc này.
Lê Tấn trong lòng cảm thấy có gì đó không ổn, lần lượt quan lớn địa phương xin trí sĩ, trước là ở An Bang, tiếp đó là Hải Dương, bây giờ lại đến Thanh Hoá. Hắn biết Hiến Sát Sứ Thanh Hoá, lão là Đỗ Hoè một người xuất thân hàn môn, làm quan rất thanh liêm. Năm xưa Thánh Tông vì kiềm chế hai họ Trịnh-Nguyễn nên điều lão về Thanh Hóa giữ chức Hiến Sát. Xét ra lão cũng đã gần đến tuổi thất tuần, đúng là nên nghỉ ngơi rồi. Điều khiến Lê Tấn gặp khó là tìm ai để thay thế lão, không thể ném chuyện này cho Lại Bộ, Thanh Hoá là trọng trấn cần phải cân nhắc rất nhiều. Nghĩ rất cuối cùng Lê Tấn nhớ tới một người, cũng là xuất thân hàn môn, tính cách ngay thẳng, làm quan thanh liêm. Để người này đảm nhiệm chức Hiến Sát Thanh Hoá có thể tiếp nối những gì Đỗ Hoè đang làm.
Nghĩ liền làm, Lê Tấn nói: - Chuẩn tấu. Lệnh triệu Ngô Hoán ra làm quan, điều hắn làm Hiến Sát Đạo Thanh Hoá thay cho Đỗ Hoè.
Mọi người nghe xong có chút giật mình, họ bắt đầu lục tìm trí nhớ về Ngô Hoán . Lão xuất thân tiến sĩ dưới thời Hồng Đức, ở Hàn Lâm Viện đảm nhiệm chức Đông Các Hiệu Thư, nhưng vì phạm lỗi không giữ miệng nên bị bãi chức. Khoa thi lần trước Ngô Hoán đi thi và lại đỗ, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được bổ dụng. Lần này bệ hạ lôi người này ra, cất nhắc làm Hiến Sát Sứ Thanh Hoá, đây chính là đại ân điển, Ngô Hoán có thể xem như nhất phi trùng thiên. Điều này nằm ngoài dự đoán của bất kỳ ai, hỏi làm sao mà bách quan không bất ngờ cho được.
Bùi Minh Viễn vốn cho rằng bệ hạ lại giao cho Lại Bộ chọn lựa nhân tuyển bổ nhiệm như hai lần trước, nào ngờ lại có biến số. Điều này khiến tính toán xếp người vào vị trí này của vị quý nhân kia bị phá sản hoàn toàn. Điều này cũng không thể trách lão, bệ hạ đây là không theo lẽ thường làm việc, lão không thể làm gì được. Đây không phải là lão không ra sức mà là không có cơ hội trong chuyện lần này.
Bùi thượng thư tiếp vào ý chỉ của hoàng thượng, sau đó xin phép lui về hàng. Công việc tiếp theo sẽ do Lại Bộ bộ đi làm, chiếu chỉ bổ nhiệm sẽ do bên Hàn Lâm Viện phụ trách soạn thảo và đưa tới.
Triều hội tiếp tục, lần lượt có người đứng ra tấu trình. Hầu hết các vấn đề đều không lớn, rất nhanh được giải quyết. Đầu giờ Ngọ thì bãi triều, bách quan tản đi, hoàng đế trở lại hậu cung cùng Quý Phi dùng thiện.