Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 216. Sứ đoàn tại Yên Kinh.

Chương 216. Sứ đoàn tại Yên Kinh.


Chương 216.

Tháng 6 năm 1505, ở Đại Việt Đoan Khánh hoàng đế lên ngôi được nửa năm, phương bắc xảy ra một sự kiện lớn, Hoằng Trị Đế ( tức Minh Hiếu Tông ) băng hà, hoàng thái tử Chu Hậu Chiếu tuổi vừa 14 kế thừa hoàng vị trở thành hoàng đế tiếp theo của Đại Minh. Cùng thời điểm này sứ đoàn Đại Việt do Lương Đắc Bằng dẫn đầu vừa tới Yên Kinh ( Bắc Kinh ) do thời điểm rối ren nên được Hồng Lư Tự nước Minh sắp xếp nơi ở lại, chờ đợi được triệu kiến.

Nơi ở của sứ đoàn, trong một phòng khách lớn Lương Đắc Bằng ngồi chính giữa, bên trái là phó sứ Trịnh Duy Sản và Nguyễn Kim, bên phải là Khương Chủng. Lương Đắc Bằng lên tiếng hỏi : - tình hình bây giờ mọi người đều đã biết, chúng ta nên làm những gì, các vị nêu ra ý kiến của mình xem sao ?

Khương Chủng nhanh miệng lên tiếng : - hạ quan cho rằng việc trước mắt là nên vào viếng Minh đế, chúng ta là sứ đoàn có thể đại diện quốc gia làm việc này, đây là lễ nghi bang giao nên có.

Trịnh Duy Sản không cho là vậy, hắn nói: - ta phản đối, hiện tại người Minh đang r·ối l·oạn sau khi Minh đế băng hà, chúng ta không nên làm phiền họ, vẫn nên ngoan ngoãn chờ đợi được triệu kiến thì hơn, tránh để người Minh khó chịu với chúng ta.

Nguyễn Kim phát biểu :- thực ra chuyện này không do chúng ta quyết định, theo tại hạ thấy chúng ta cứ đề đạt nguyện vọng được vào viếng Minh đế với Hồng Lư Tự nước Minh, được hay không được thì là do người Minh quyết định. Như vậy vừa thể hiện được sự hiểu biết lễ nghi bang giao của nước ta, lại không đường đột khiến người Minh chê trách.

Lời này của Nguyễn Kim rất phù hợp với ý nghĩ của Lương Đắc Bằng, hắn gật đầu nói : - ta cho rằng ý kiến của Nguyễn thống lĩnh rất hợp lý, hai vị cảm thấy thế nào?

Khương Chủng và Trịnh Duy Sản cảm thấy phương án này khá tốt liền đáp :- tại hạ đồng ý với ý kiến của Nguyễn thống lĩnh (x2).

Chuyện này coi như được quyết định, Lương Đắc Bằng chuyển qua vấn đề thứ hai: - chuyện tiếp theo là quốc thư do bệ hạ tự tay viết là để dâng lên Hoàng Trị đế, nay ngài ấy đã băng hà, tân đế lên ngôi. Mọi người nói xem chuyện này phải làm sao cho phải ?

Đây là vấn đề mà Lương Đắc Bằng rất đau đầu, không lẽ lại quay trở về xin bệ hạ soạn một bản quốc thư mới rồi quay trở lại. Như vậy rất không hợp lệ nghi bang giao, lại tốn thời gian, cả đi cả về có khi phải một năm trời. Quốc thư không đổi, xưng hô trong quốc thư không đúng thì khi gặp tân đế của Đại Minh sẽ rất lúng túng.

Trịnh Duy Sản nêu ý kiến : - theo tại hạ, chúng ta có thể từ bỏ quốc thư, chính sứ tự mình viết một bản biểu tấu dâng lên Đại Minh tân đế, vậy là được rồi.

Khương Chủng nói : - theo tại hạ, chính sứ nên đại điện Đại Việt viết một bản điếu văn, sau đó chúng ta sẽ kẹp quốc thư của bệ hạ cùng với điếu văn giao cho Hồng Lư Tự Khanh nước Minh, nhờ ngài ấy chuyển tới l·ễ t·ang của Hoằng Trị đế. Chắc chắn tân đế và triều thần nước Minh sẽ xem xét điếu văn, từ đó biết được nội dung quốc thư của chúng ta. Như vậy vừa khiến vua quan nước Minh biết được nội dung quốc thư của ta mà không khó chịu.

Nguyễn Kim nghe xong liền khen : - cách này của Khương đại nhân rất hay, tại hạ đồng ý với ý kiến này. Ngoài ra chúng ta nên gửi thêm một phần lễ vật phù hợp với q·uốc t·ang.

Lương Đắc Bằng cảm thấy ý này rất hay vì vậy liền nghe theo. Tiếp đó là vấn đề nhiệm vụ bệ hạ giao phó : - các vị cảm thấy trong hoàn cảnh Đại Minh rối ren như vậy, chúng ta bàn chuyện giao thương giữa hai nước có hợp lý không?

Trịnh Duy Sản nói :- theo ta thì chuyện này nên tạm gác lại, đợi lần đi sứ sau lại bàn tiếp. Trong tình hình này bàn chuyện làm ăn, người Minh sẽ cho là chúng ta không hiểu chuyện, ta sợ quân thần nước Minh sẽ nổi giận.

Khương Chủng thì không cho là vậy, lão nói : - chuyện này được bệ hạ đặc biệt xem trọng, chúng ta không thể tự ý loại bỏ không làm, nếu không khi trở về sẽ bị trách tội. Theo tại hạ vẫn nên tiếp tục đưa chuyện này vào chương trình làm việc của sứ đoàn, chỉ là chúng ta nên chờ đợi thêm một khoảng thời gian 1 đến 2 tháng hãy nói, cứ tìm cách ở lại cái đã.

Nguyễn Kim lại đưa ra ý kiến : - theo tại hạ việc này chúng ta không nên quyết định, hãy để cho bệ hạ quyết định.

Lương Đắc Bằng hỏi : - Nguyễn thống lĩnh, ngài nói để cho bệ hạ quyết định là ý như thế nào ? Việc tin tức qua lại giữa chúng ta và trong nước không dễ dàng, sao mà xin được chỉ ý của bệ hạ bây giờ?

Nguyễn Kim đáp : - chính sứ đại nhân, thực ra chúng ta không cần liên hệ với bệ hạ, chỉ cần đợi. Cẩm Y Vệ chắc chắn có người tại Yên Kinh, sớm thôi tin tức Hoằng Trị đế băng hà được truyền trở về Đông Kinh. Nếu bệ hạ cảm thấy chuyện thương lượng mở cửa giao thương nên hoãn lại thì ngài sẽ để Cẩm Y Vệ liên hệ với chúng ta. Minh đế đã băng được năm ngày, theo tại hạ tính toán tin tức truyền đi lại giữa Yên Kinh và Đông Kinh của Cẩm Y Vệ cần 15-20 ngày, vậy nên chúng ta cứ đợi hơn nửa tháng mà không có ai liên hệ truyền lệnh hủy bỏ việc này thì cứ theo kế hoạch cũ làm thôi.

Lương Đắc Bằng nghe xong thì gật gù, hắn cho rằng Nguyễn Kim nói đúng. Trước kia không tính đến yếu tố tình báo, cũng không trách được, hắn vốn là quan văn không thông thạo mấy cái này.

Vấn đề này cũng coi như có lời giải, tiếp theo Lương Đắc Bằng an bài : - Khương đại nhân, ngài phụ trách chuyện đi tặng quà cho các quan đại thần nước Minh theo sự dặn dò của bệ hạ. Nhớ là chuyện này không thể làm lén lút mà phải công khai, ngài cứ đường hoàng bái phỏng các phủ, lễ vật cũng không cần giấu diếm mà cứ để mọi người đi qua có thể xem thấy.

Khương Chủng hiểu ý của Lương Đắc Bằng, đây là thời điểm n·hạy c·ảm, các quan lớn triều Minh không dám lén lút làm điều gì đó, vậy nên lão nên đại diện sứ đoàn đi bái phỏng phải để cho mọi người đều thấy, trách xảy ra hiểu nhầm không đáng có. Lão nói : - tuân lệnh. Chỉ là theo tại hạ chuyện tặng quà không nên gấp, cứ đợi 10 ngày nữa hãy làm thì tốt hơn, dù sao q·uốc t·ang của người Minh còn chưa qua 7 ngày.

Lương Đắc Bằng gật đầu nói : - như vậy cũng tốt, nói chung chuyện này do ngài quyết định, chỉ cần hoàn thành trước khi ta đem chuyện giao thương cùng Minh Triều trao đổi là được.

Khương Chủng đáp : - tại hạ biết, đại nhân cứ yên tâm, ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ được bệ hạ giao phó này.

Lương Đắc Bằng nhận được sự đảm bảo của Khương Chủng thì tạm thời an tâm lão quay qua nói : - Trịnh đại nhân, ngài phụ trách tìm người của Hồng Lư Tự nước Minh đề xuất nguyện vọng muốn vào viếng Hoằng Trị đế của chúng ta.

Trịnh Duy Sản đáp : - tuân mệnh, tại hạ sẽ làm ngay.

Trịnh Duy Sản nói xong liền chắp tay rời đi làm nhiệm vụ được giao phó, đây cũng không phải việc gì quá khó khăn.

Tiếp theo Lương Đắc Bằng nói : - bây giờ ta sẽ đi viết điếu văn, Nguyễn thống lĩnh nếu không có gì muốn làm thì có thể cùng tới phòng ta hỗ trợ một chút.

Nguyễn Kim nghe vậy liền nói : - tài văn chương Lương đại nhân bỏ qua tại hạ cả vạn dặm, ta nào có thể hỗ trợ được gì. Nếu đại nhân cần một người cùng bồi chuyện lúc viết điếu văn thì tại hạ xin tòng mệnh.

Lương Đắc Bằng đúng là vì thấy nói chuyện với Nguyễn Kim rất hợp nên muốn kéo hắn tới, đúng là không ý nhờ cậy văn chương, dù sao hắn cũng từng đỗ hội nguyên, thi đình thì đỗ bảng nhãn, viết điếu văn không phải chuyện gì khó. Thấy Nguyễn Kim nói vậy liền gật đầu, khách sáo nói : - đã vậy thì ngài cùng ta trò chuyện, đợi ta viết xong điếu văn lại giúp xem xét một chút hay dở, có chỗ nào cần điều chỉnh gì không.

Nguyễn Kim muốn thân thiết hơn với Lương Đắc Bằng nên nhanh chóng đồng ý, hắn theo sau Lương Đắc Bằng về phòng trò chuyện chờ đọc điếu văn mà hắn viết.

***

Trong Tử Cấm Thành, Chính Đức Đế Chu Hậu Chiếu triệu tập hai vị đại thần thủ phụ nội các là Lưu Kiện, Lý Đông Dương gặp mặt thương lượng chính sự.

Chính Đức Đế nói: - Hồng Lư Tự Thiếu Khanh vừa báo lên, sứ đoàn An Nam muốn vào viếng tiên đế, hai khanh cảm thấy yêu cầu này thế nào, nên hay không nên đồng ý ?

Lưu Kiện đứng ra tâu : - bẩm bệ hạ, thần cho rằng nên cho phép sứ đoàn An Nam vào viếng tiên đế. An Nam là chư hầu của ta, nên cho phép bọn họ thể hiện lòng tôn kính với tiên đế.

Lý Đông Dương, một thành viên khác trong nội các chắp tay nói: - thần cũng cho là như vậy. An Nam là xứ phiên thuộc, kính viếng tiên đế là trách nhiệm bọn họ phải làm, chúng ta đương nhiên nên chấp nhận yêu cầu này của họ.

Chính Đức đế nói ra một chuyện : - gần đây Cẩm Y Vệ báo lại hệ thống điệp báo của bọn họ ở An Nam vừa mới bị tổn thất nặng nề, hai khanh nghĩ sao về chuyện này?

Lưu Kiện nói: - bệ hạ, thần cho rằng An Nam mới có tân vương, đây có lẽ là hành động của hắn, có câu quan mới thượng vị đốt ba đống lửa.

Lý Đông Dương cũng đồng ý với suy nghĩ này của Lưu Kiện vậy nên hùa theo nói phải. Chính Đức đế nghe xong thì suy nghĩ, hắn thấy bản thân mới lên ngôi có phải cũng nên đốt lò hay không . Hắn hỏi: - nếu An Nam Vương đã đốt lửa về phía người

của chúng ta, có phải trẫm cũng nên đáp trả hay không? Các khanh nghĩ sao nếu trẫm phát động một cuộc nam chinh ?

Lý Đông Dương vội vàng can : - bệ hạ, chuyện này không được. Tiên đế vừa mới băng hà chúng ta không thể động binh lúc này. Chưa kể phía bắc còn có mối lo người Hồ, chủ lực của nước ta không nên phân tán xuôi nam.

Lý Đông Dương rất lo lắng tân đế trẻ tuổi sẽ lầm đại sự, ngài vừa lên ngôi chưa lâu quyền lực còn chưa củng cố, nên dành thời gian cho đối nội. Đánh An Nam rất đáng lo, c·hiến t·ranh xảy ra sẽ tiêu tốn rất nhiều nguồn lực cho phía nam, trong khi người Mông Cổ phương bắc vẫn luôn lăm le, thật sự không nên .

Lưu Kiện đồng tình với ý kiến của Lý Đông Dương nên im lặng không phản bác. Chính Đức đế thấy vậy thì trong lòng có chút mất hứng với hai vị thủ phụ nội các mà phụ hoàng để lại phụ tá cho hắn. Tuy nhiên vẫn nghe theo ý kiến của hai người, hắn biết rõ lúc này nên làm thế nào, đợi đến khi có cơ hội hắn sẽ thay người.

Bàn bạc thêm vài việc thì Lưu Kiện và Lý Đông Dương xin phép rời đi. Chính Đức đế nhìn bóng lưng họ biến mất thì quay sang nói với hoạn quan hầu cận Lưu Cẩn : - " Ngươi đến Cẩm Y Vệ đem hết các tư liệu liên quan đến An Nam gần đây tới cho trẫm ". Thái giám Lưu Cẩn tuân mệnh đi làm ngay.

Chương 216. Sứ đoàn tại Yên Kinh.