Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 217. Hoả khí.
Chương 217.
Giữa tháng 6 nắng nóng khiến người người cảm thấy khó chịu, tuy nhiên có một nơi mà bầu không khí vui vẻ như mùa xuân, đó là hoàng cung Ai Lao tại Luông Pha Băng. Chuyện là bằng một cách thần kỳ nào đó, hệ thống điệp báo của bọn họ đã lấy được kỹ thuật sản xuất các loại hoả khí của Đại Việt, đặc biệt quan trọng trong đó là đại pháo, một v·ũ k·hí hạng nặng có tính chiến lược trên chiến trường. Điều này khiến vua Vixun vui mừng quá đỗi, đống tài liệu này giống như dòng nước mát xoá đi hết thảy cái nắng nóng mùa hè đối với hắn. Chỉ cần vài năm vương quốc của hắn có thể bắt kịp về trang bị hoả khí của Đại Việt, không cần e ngại đại pháo của người Việt trên chiến trường.
Vixun lập tức ra lệnh triệu tập những chuyên gia đúc hoả khí giỏi nhất của Ai Lao tại Luông Pha Băng tới hoàng cung, ra lệnh cho bọn họ tổ chức một nhóm thợ lành nghề bắt đầu đúc s·ú·n·g pháo theo công nghệ mới có được.
***
Trong khi người Ai Lao vui mừng vì có được tài liệu về công nghệ rèn đúc hoả khí thì Lê Niệm và thuộc hạ dưới trướng của lão đang nỗ lực hết sức để tìm ra kẻ đã bán đứng lợi ích quốc gia. Sau nhiều ngày điều tra, cuối cùng Cẩm Y Vệ cũng xác định được người này, ngay lập tức Lê Niệm ra lệnh bắt người. Với kỹ thuật thẩm vấn và t·ra t·ấn của Cẩm Y Vệ, không bao lâu đối tượng đã cung khai tất cả. Lê Niệm nhận được kết quả muốn lập tức tiến cung, lão phải đi báo cáo việc này với bệ hạ. Tuy nhiên khi vừa chuẩn bị lên ngựa thì bị thuộc hạ chạy tới gọi lại, chuyện là có phi cáp truyền về tin tức quan trọng, người trông coi muốn giao cho lão đích thân xem. Lê Niệm tò mò là tin tức gì mà thuộc hạ của mình có vẻ nghiêm trọng như vậy, lập tức mở ra xem. Tiếp đó đến lượt vẻ mặt lão ngưng trọng thấy rõ, không nói gì nhiều lão lập tức cất giữ mẩu thư tin tức vào ngực, thúc ngựa như bay chạy tới của bắc hoàng cung.
***
Hôm nay là 14 tháng 6, ngày mai có triều hội nên buổi chiều Lê Tấn nỗ lực trong Ngự Thư Phòng soạn thảo một vài kế hoạch, hắn định sẽ đem lên triều cùng đám thần tử thương nghị.
Đúng lúc này Nguyễn Nhữ Vi đi vào bẩm báo có Cẩm Y Vệ chỉ huy sứ cầu kiến, Lê Tấn nghe xong lập tức cho vào. Hành lễ quân thần xong xuôi, Lê Tấn hỏi: - Khanh có chuyện gì muốn báo cáo ư ?
Lê Niệm đáp: - bẩm bệ hạ, thần có hai chuyện muốn bẩm báo, đều là tin tức quan trọng.
Lê Tấn nghe vậy liền nói: - khanh cho là chuyện gì quan trọng hơn thì báo cáo trước đi .
Lê Niệm thưa: - bệ hạ, phương bắc xảy ra đại biến, Hoằng Trị đế ngày 8 tháng này đã băng hà, thái tử Đại Minh là Chu Hậu Chiếu tiến hành đăng cơ kế thừa ngai vị, đặt niên hiệu là Chính Đức.
Lê Tấn nghe xong rất giật mình, thay đổi người cầm quyền phương bắc ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ hai nước. Không thể biết được vị hoàng đế mới của Đại Minh có thái độ thế nào, áp dụng chính sách ra sao trong quan hệ với Đại Việt. Lê Tấn càng lo lắng hơn là sứ đoàn hắn cử đi Yên Kinh liệu có thể hoàn thành nhiệm vụ hắn giao hay không. Chuyện báo tang, cống nạp e là không thành vấn đề, chuyện xin sắc phong có lẽ sẽ có chút phiền phức, đáng lo nhất là chuyện xin mở quan ải giao thương.
Thực ra nhà Minh có cho phép Đại Việt giao thương, có hạn chế là chỉ cho phép theo đường biển và bắt buộc cập cảng ở Quảng Châu, việc buôn bán lại bị độc quyền cấp phép bởi triều đình Đại Minh. Trước đây có không ít thương thuyền các nước chư hầu phương nam tiến đến buôn bán ở Quảng Châu .Tuy nhiên những năm gần đây con đường này rất nguy hiểm, ở eo biển Quỳnh Châu xuất hiện hải tặc hoành hành, thương nhân buôn bán theo đường biển qua lại nơi này thường hay b·ị c·ướp bóc. Hải quân Quảng Đông không có cách nào đánh dẹp, bên phía Nhai Châu ( đảo Hải Nam) thì triều đình Đại Minh dường như bỏ quên không quản lý, biến nơi này thành khu tập trung của các nhóm hải tặc và b·uôn l·ậu trên biển.
Nếu như bãi bỏ quy định cấm dân Minh qua biên giới để các thương nhân người Minh có thể đi lại buôn bán với Đại Việt qua đường Lạng Sơn hay An Bang thì tốt. Lúc đó thương mại song phương sẽ được đẩy mạnh, không như bây giờ chỉ có hoạt động b·uôn l·ậu mà thôi.
Lê Tấn muốn phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp Đại Việt thì rất cần cùng Đại Minh thông thương, đơn giản đó là thị trường lớn nhất, cũng là nơi có thể cung cấp nhiều hàng hoá, nguyên vật liệu nhất đương thời. Vậy nên lần đi sứ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hắn, nếu có thể mở quan ải cho hai bên thông thương thì chuyện 5 năm khiến Đại Việt hưng thịnh như thời Hồng Đức coi như hoàn thành một nửa. Mà người có thể quyết định việc này chỉ có thể là Đại Minh hoàng đế, hắn đã xem xét rất nhiều tin tức về Hoằng Trị đế, rất tự tin đối phương sẽ đồng ý lựa chọn một trong ba đề xuất của mình, chỉ là không ngờ lúc này lại đổi người. Đại Minh thái tử Chu Hậu Chiếu, hoàng tử duy nhất còn sống của Hoằng Trị đế, tên đó còn trẻ tuổi hơn cả hắn. Nghe nói đó là một người tính cách tùy hứng không kém hắn khi còn làm Tĩnh Vương, vậy nên chuyện này thành bại khó mà nói.
Nói đến chuyện gia quyến của Hoằng Trị đế Lê Tấn có phần khâm phục, ông là hoàng đế chung tình nhất mà hắn từng biết, cả đời chỉ có một người phụ nữ là Trương hoàng hậu. Ngồi ở ngôi vị cửu ngũ chí tôn, nắm giữ quyền uy tuyệt đối ở thời đại phong kiến này mà lại có thể bỏ qua dụ hoặc của sắc đẹp, chung tình với một người như vậy thì xứng đáng ca ngợi vạn thế, có lẽ mãi mãi sẽ không còn hoàng đế nào có thể làm được như ông. Cũng vì vậy mà ông có ít hậu duệ, lại có hai hoàng tử c·hết yểu, chỉ có một người duy nhất có thể kế thừa ngôi vị. Nhìn vào ông lại nhìn lại mấy tiên đế nước Việt thì chỉ có thể lắc đầu, trừ Thái Tổ gian nan lập nghiệp nên khi lên ngôi không tại vị bao lâu và em trai hắn Túc Tông Lê Thuần thì còn lại nguyên một màu háo sắc hoàng đế. Nói đâu xa hắn cũng là một kẻ háo sắc đấy thôi, nào có tư cách chê trách tiền nhân.
Quay lại câu chuyện, Lê Tấn nói với Lê Niệm: - chuyện này trẫm đã biết, Khanh nói tiếp chuyện tiếp theo đi.
Lê Niệm tâu: - bẩm bệ hạ, nhiệm vụ người giao cho Cẩm Y Vệ đã có kết quả.
Lê Tấn nghe xong liền nhớ lại một chút, tiếp đó hỏi: - Là chuyện tài liệu sản xuất hoả khí sao ? Đã bắt được người rồi ư ?
Lê Niệm đáp: - Vâng thưa bệ hạ, là chuyện dò rỉ tài liệu hoả khí cho người Ai Lao. Cẩm Y Vệ chúng thần đã điều tra được kẻ phạm tội, tiến hành bắt giữ và thẩm tra, xác định chính xác là hắn đã làm .
Lê Tấn hỏi tiếp: - Là ai ? Giữ chức vụ gì ?
Lê Niệm đáp : - bẩm bệ hạ, là người quản lý xưởng sản xuất hoả khí ở Bách Tác Cục tên là Thái Hoà, một tộc nhân của Thái Gia. Tên này ham mê cờ bạc nên nợ tiền bên ngoài, bị chủ nợ ép quá nên đã đánh liều lén bán tài liệu hoả khí cho một tên thương nhân ở Tây Nhai với giá 500 lượng vàng.
Lê Tấn trầm ngâm, Thái Gia là một gia tộc khai quốc công thần . Năm đó Thái Tổ khởi binh đánh đuổi người Minh, lúc ban đầu rất thua thiệt về trang bị, bởi quân Minh sở hữu rất nhiều hoả khí. Phải đến khi có một viên tướng họ Thái trong hàng ngũ ngụy quân của người Minh bất ngờ dẫn theo thuộc hạ đầu nhập vào Lam Sơn thì tình hình mới biến chuyển. Lực lượng này đã đem theo rất nhiều s·ú·n·g pháo gia nhập nghĩa quân, quan trọng hơn họ có kinh nghiệm huấn luyện binh sĩ sử dụng hoả khí, đây là điều rất quý giá đối với quân Lam Sơn khi ấy. Chưa hết nhà họ Thái còn nắm giữ kỹ thuật sản xuất, giúp nghĩa quân có thể nhanh chóng trang bị hoả khí trên quy mô lớn. Sau khi đại nghiệp hoàn thành, Thái Tổ đã phong cho tướng quân họ Thái tước Hầu, cũng từ đó việc trông coi việc sản xuất hoả khí của triều đình đều giao cho Thái Gia quản lý. Tính sơ sơ chuyện cai quản lĩnh vực này Thái Gia đã nắm giữ năm đời, không ngờ đến nay lại xảy ra chuyện này. Tên Thái Hoà này đúng là làm tổn hại danh anh danh của tổ tiên.
Lê Tấn cân nhắc một lần, xong đó ra lệnh : - ngày mai ngươi áp giải tên đó đến Bách Tác Cục, tuyên bố hành vi p·h·ả·n· ·q·u·ố·c của hắn cho tất cả mọi người đều biết. Nhớ phải triệu tập tất cả nhân viên Bách Tác Cục chứng kiến, giữa trưa hãy treo cổ tên này cho trẫm.
Lê Niệm nói: - tuân mệnh, thần xin cẩn tuân lời bệ hạ đi làm.
Dừng một chút, Lê Niệm hỏi: - bệ hạ, còn Thái Gia thì xử trí thế nào ?
Lê Tấn trả lời: - Chuyện này không phải Thái Gia chủ đạo, chỉ là hành vi cá nhân của tên Thái Hoà. Đương nhiên Thái Gia không tránh khỏi liên đới trách nhiệm, trẫm cho nhà họ một cơ hội tiến cung nhận lỗi. Đợi gia chủ nhà bọn họ tới đây trẫm sẽ cùng bọn họ tính toán việc này .
Lê Niệm nghe xong thì biết không phải chuyện của mình, hắn nói: - đã không còn chuyện gì nữa, thần xin phép được cáo lui.
Lê Tấn xua tay nói : - không vội, trẫm còn chuyện khác muốn Cẩm Y Vệ các ngươi đi làm.
Lê Niệm liền hỏi: - là chuyện gì thưa bệ hạ?
Lê Tấn đáp : - trẫm cần ngươi truyền tin cho người của Cẩm Y Vệ tại Yên Kinh, để bên đó bắt liên lạc với sứ đoàn . Truyền lệnh của trẫm cho Lương Đắc Bằng, bảo hắn làm hết sức giúp kế hoạch mở ải giao thương được thực hiện. Nếu thành công khi trở về trẫm sẽ thưởng hậu cho sứ đoàn, đương nhiên nếu thất bại trẫm cũng không trách tội .
Lê Niệm biết bệ hạ rất quan tâm chuyện này, với ngài cùng nước Minh thông thương rất quan trọng. Hắn lập tức nói : - tuân mệnh.
Lê Tấn không còn gì c·ần s·ai xử, hắn phất tay nói: - được rồi, Khanh lui đi.
Lê Niệm chắp tay hành lễ chào, sau đó rời đi. Cẩm Y Vệ lần này coi như hoàn thành nhiệm vụ được giao, không phụ bệ hạ giao phó, Lê Niệm cảm thấy buông lỏng đôi chút.
Đợi sau khi Lê Niệm rời đi, Lê Tấn ngồi suy nghĩ rất lâu. Vấn đề hắn quan tâm lúc này là công nghệ hoả khí của Đại Việt thua kém người Minh, bây giờ lại còn bị Ai Lao đánh cắp, chẳng mấy năm ưu thế trên chiến trường sẽ không còn. Nhiệm vụ cấp bách là phải cải tiến hoả khí, tuy nhiên hắn chẳng có hiểu biết gì về thuốc nổ, s·ú·n·g, pháo. Có lẽ hắn vượt trội so với người đương thời là kiếp trước từng được nhìn thấy rất nhiều v·ũ k·hí hiện đại qua internet, từ đơn giản như s·ú·n·g lục ổ đ·ạ·n xoay, s·ú·n·g trường cho đến khủng bố như máy bay tiêm kích, t·ên l·ửa, bom nhiệt hạch. Xem qua không có nghĩa là hiểu rõ, lại càng không thể nắm được quy trình sản xuất ra những thứ v·ũ k·hí ấy. Vậy nên chuyện này khiến hắn rất đau đầu, Lê Tấn dự định tới Bách Tác Cục một chuyến, thử xem có ý tưởng gì có thể áp dụng hay không.