Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 218. Đẻ con gái lỗ vốn.

Chương 218. Đẻ con gái lỗ vốn.


Chương 218.

Cuối giờ Thân, cơn mưa ngang qua đất trời Đông Kinh làm dịu đi cái nắng nóng mùa hạ. Thời tiết tháng sáu thường là như vậy, một tháng có đến gần nửa số ngày có mưa rào ban chiều. Đây cũng là lý do từ tháng sáu thời tiết dễ chịu hơn nhiều so với các thánh tư, tháng năm nắng gắt.

Mưa tạnh, trời bắt đầu trở tối, như mọi khi Lê Tấn đến tẩm cũng của Quý Phi cùng nàng dùng thiện buổi tối. Bữa tối hôm nay chủ yếu những món thanh đạm, phù hợp với thời tiết mùa hè. Dùng thiện xong, hai người ngồi uống trà, Tiểu Mai tự mình pha trà vải.

Mùa vải đang chín rộ, nửa tháng nay loại quả này không ngừng được xứ Hải Dương tiến cống vào cung. Vải hay tiếng hán có tên Lệ Chi là loại quả lâu đời trên vùng đất của người Việt. Thứ quả này gắn liền với cuộc sống người Việt nhiều đời. Trong lịch sử quả vải từng là nguồn cơn của cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế thời nhà Đường đô hộ nước ta. Nó cũng gắn liền với c·ái c·hết của Thái Tông hoàng đế và án tru di tam tộc của nhà Nguyễn Trãi.

Hiện tại Huy Gia Thái Hậu, Hoàng Thái Hậu, Quý Phi đều ưa thích quả vải nên quan viên xứ Hải Dương chú trọng đem loại quả này cống vua. Nói là cống vua nhưng Lê Tấn không hay ăn, tại hắn quá béo, đang là mùa hạ mà quả vải ăn nhiều lại nóng, vậy nên hắn ăn rất hạn chế. Tiểu Mai thì rất thích thứ quả thơm ngọt này, ngoài ăn quả tươi nàng còn ngâm vải pha trà để dùng với bánh đậu xanh cũng của xứ Hải Dương tiến cống. Buổi tối nay nàng lại pha trà vải để dùng, Lê Tấn chính là được hưởng chung.

Uống chén trà vải thơm, có chút vị ngọt, Lê Tấn nói với Tiểu Mai :- Nàng dùng thứ quả này ít thôi, coi chừng dùng nhiều lại nhiệt.

Tiểu Mai cười nói: - bệ hạ đừng lo, trước đây trong am thần th·iếp và các sư tỷ muội thường ăn rất nhiều thứ này, đều không có sao.

Nói đến chuyện này Tiểu Mai lại nhớ lại đám sư tỷ muội trong Tịnh Tâm Am. Mấy năm qua nàng và bọn họ cùng lớn lên cũng coi là vui vẻ hoà thuận. Tịnh Tâm Am có khuôn viên rất rộng lớn, trong vườn có trồng rất nhiều loại cây ăn quả như ổi, na, xoài, vải, nhãn, mít ... Mỗi khi đến mùa hạ đám tiểu đệ tử các nàng đều háo hức chờ ngày các loại hoa quả này chín để được thưởng thức. Nàng đặc biệt thích ăn vải, nhãn và mít, vậy nên mỗi năm tới mùa thường ăn rất nhiều. Ngoài ăn quả tươi nàng cũng thích uống trà vải, chè hạt sen nhãn lồng và hạt mít nướng rơm. Không biết các sư tỷ muội hiện giờ sống có tốt không, có còn nhớ tới nàng không .

Quay lại câu chuyện, Lê Tấn thấy nàng không nghe mình khuyên thì chỉ biết cười, cứ tùy ý nàng vậy, nếu bị nhiệt miệng cũng không thể trách hắn không khuyến cáo. Lê Tấn hỏi nàng một chuyện khác :- ít hôm nữa trẫm định xuất hành một chuyến, nàng có muốn đi cùng không?

Tiểu Mai có chút bất ngờ trước thông tin này, nàng hỏi lại : - bệ hạ định đi đâu vậy ?

Lê Tấn đáp: - Đầu tiên sẽ tới Kinh Bắc, tiếp đó là Hải Dương. Trẫm định đi thị sát một chút ở hai nơi đó.

Tiểu Mai nghĩ ngợi một chút, nàng muốn bên cạnh nam nhân của mình nhiều nhất có thể, cũng mong muốn được đi đây đó thăm thú cảnh sắc các nơi . Tuy nhiên nàng vẫn chưa quên lần bị á·m s·át vừa rồi, nỗi sợ hãi trong lòng nàng chưa thể vượt qua, vậy nên nàng không muốn xuất cung cùng bệ hạ, nàng sợ mình sẽ đem đến vận rủi cho ngài.

Tiểu Mai nghĩ kỹ càng thì quyết định trả lời :- bệ hạ đi làm việc nước thần th·iếp không nên đi theo, tránh cho làm lỡ chính sự của bệ hạ. Thần th·iếp ở lại trong cung chờ đợi người trở về, bệ hạ xong việc thì sớm về với th·iếp.

Lê Tấn thấy nàng từ chối đi cùng mình thì có chút bất ngờ, tuy nhiên không có cưỡng cầu, hắn luôn dành sự tôn trọng nhất định với quyết định của nàng. Vẫn như mọi ngày hai người trò chuyện thêm hồi lâu, sau đó Lê Tấn nghỉ qua đêm ở nơi này.

***

An Bang, bắc quân phủ tả đô đốc Trần Thúc Mại đang ngồi đối điện một ông lão đầu tóc bạc trắng, tuy nhiên nhìn qua thì thân thể ông lão còn rất khỏe mạnh, đôi mắt quắc thước thể hiện ra vẻ trí tuệ. Trần đô đốc hỏi :- nhạc phụ, người cảm thấy chuyện nhà Vĩnh An Hầu như thế nào?

Ông lão tóc bạc là nhạc phụ của Trần Thúc Mại, Trí Xuyên Hầu Lê Vĩnh, người năm xưa từng theo Thánh Tông tây chinh . Năm đó lão đảm nhiệm chức vị phó tướng trong cánh quân phía bắc do Đoan Vũ Hầu Trịnh Công Lộ chỉ huy.

Trí Xuyên Hầu nghe Trần Thúc Mại hỏi liền đáp :- nhà bọn họ hẳn là muốn thăm dò một chút xem có thể quay lại quan trường hay chưa mà thôi, con không cần lo lắng.

Trần Thúc Mại nghĩ một hồi, dù lão rất tin tưởng khả năng nhìn nhận sự việc của nhạc phụ nhưng chuyện này vẫn khiến lão lo lắng. Phủ Vĩnh An hầu bất ngờ tham gia khoa cử, điều này có chút n·hạy c·ảm. Ở đông bắc này, thế lực của hắn đều dựa vào uy danh của nhạc phụ để duy trì. Bây giờ lại có một nhà khai quốc công thần tranh giành sức ảnh hưởng ở đây thì cuối cùng bên nào thắng thế khó mà nói, vậy nên không thể không phòng.

Trần đô đốc hỏi : - nhạc phụ, người cho rằng chúng ta nên kiềm chế tham vọng của nhà bọn họ không ?

Trí Xuyên Hầu nghe vậy thì thở dài nói : - ngươi nghĩ sai rồi, chúng ta không nên kiềm chế mà nên hỗ trợ nhà bọn họ sớm quay trở lại quan trường.

Trần Thúc Mại nghe vậy thì khó hiểu, lão cảm thấy nhạc phụ đại nhân hồ đồ rồi đi, Phủ Vĩnh An Hầu quay trở lại quan trường thì sẽ cạnh tranh thế lực ảnh hưởng với bọn họ. Điều này không phù hợp với lợi ích của Trần Thúc Mại cũng như phủ Trí Xuyên Hầu. Lão hỏi : - con thực sự không hiểu, nhạc phụ tại sao lại thở dài ? Còn nữa, tại sao chúng ta không kiềm chế mà còn hỗ trợ nhà bọn họ ?

Trí Xuyên Hầu nói : - ta là lo lắng cho tương lai, võ công cùng khả năng chưởng quân của con không kém, tuy nhiên tầm nhìn chính trị thì lại không tốt lắm.

Trần đô đốc nghe vậy thì vẫn khó hiểu, lão chắp tay nói : - xin nhạc phụ dạy con.

Trí Xuyên Hầu nhấp một ngụm trà, bắt đầu giảng : - năm đó ta biết thế lực ở Kinh Bắc của nhà ta quá mạnh, đã gây nên sự nghi kỵ từ Thánh Tông hoàng đế. Vì vậy ta đã dâng tấu xin thay đổi nơi đóng quân, cuối cùng ngài ấy đồng ý thay đổi nơi đóng giữ của bắc quân phủ từ Kinh Bắc tới An Bang, Lạng Sơn. Mục đích của ngài rất đơn giản là làm suy yếu thế lực nhà ta ở Kinh Bắc, tiếp đó đẩy chúng ta tới đông bắc cùng với các thế lực địa phương kiềm chế lẫn nhau. Chỉ là qua mười mấy năm phát triển, thế lực của nhà chúng ta ở đông bắc lại có xu hướng hơi lớn rồi, điều này dễ khiến người làm chủ thiên hạ nghi kỵ. Lúc này đây cần có một thế lực quật khởi ở đông bắc, có khả năng kiềm chế thế lực nhà chúng ta, chỉ có như vậy mới xóa bỏ lo lắng của Đông Kinh.

Trần Thúc Mại hiểu rồi, nhạc phụ đây là lo sợ hoàng đế nghi kỵ, ngài muốn để Vĩnh An Hầu Phủ quật khởi trở thành đối trọng ở Đông Bắc với nhà mình, tránh để xảy ra tình trạng một nhà độc đại khiến trung ương lo lắng khả năng địa phương xảy ra cát cứ. Đây chính là tự tạo đối thủ cho mình nhằm bảo vệ bản thân, tầm nhìn toàn cục của nhạc phụ vượt xa lão. Nói đi cũng phải nói lại, phủ Vĩnh An Hầu chính là lựa chọn rất tốt, nhà bọn họ là hậu duệ khai quốc công thần, có đủ điều kiện để có thể lớn mạnh nhanh chóng. Hơn nữa lại không sợ bọn họ quá mạnh mẽ lấn át bên này, đơn giản nhà bọn họ không có gan lớn mạnh đến mức đó, nhìn vào mấy chục năm nay Vĩnh An Hầu Phủ đều rất đê điều ở vùng biên viễn là biết.

Chuyện này coi như thông suốt, Trần Thúc Mại chuyển sang chủ đề khác. Hắn hỏi :-nhạc phụ, bệ hạ gần đây có phải ra hơi nhiều chính sách mới rồi không ? Người cảm thấy điều này báo hiệu điều gì ? Thực sự con nghĩ mà không ra, xin nhạc phụ chỉ dạy.

Trí Xuyên Hầu cười nhẹ, ông nói : - Cái này có gì đâu, đơn giản bệ hạ có chút giống Thánh Tông năm xưa, đều là người nhiều tham vọng, muốn được lưu danh sử sách. Vậy nên ngài ấy cần phải làm ra cải cách để thời gian trị vì của mình khác biệt với các tiền nhân. Ta còn đoán rằng sau vài năm ổn định quyền lực, hoàng đế có thể sẽ phát động c·hiến t·ranh, lo mà chuẩn bị đi, khi đó sẽ có cơ hội cho con đạt được công huân.

Trần Thúc Mại nghe vậy thì rất kích động, hắn tòng quân 30 năm nhưng chưa từng được tham gia đại chiến với tư cách tướng lĩnh, năm đó tây chính hắn chỉ là thân binh canh gác bên cạnh nhạc phụ. Làm tướng lĩnh q·uân đ·ội đương nhiên hắn có khao khát được chỉ huy đại quân xông pha chiến trường, để lại tên tuổi lưu danh đến muôn đời. Hắn hỏi lại : - Cha chắc chứ?

Trí Xuyên Hầu đáp: - không thể nói trước điều gì, có điều dựa vào những gì hoàng đế đã thể hiện ta cho rằng khả năng phải đến 7 thành sẽ xảy ra điều này. Con phải nhớ bất kỳ một vị đế vương vĩ đại nào trong lịch sử đều phải có chiến công hiển hách, vậy nên suy đoán này là có cơ sở.

Trần Thúc Mại nghe xong thì cảm thấy lời này chí lý, hắn bắt đầu suy tính trong đầu xem làm sao để nắm được cơ hội này. Sau đó nhạc phụ và con rể không ngừng bàn bạc thêm nhiều vấn đề khác nữa, đến giờ muộn thì Trần Thúc Mại mới rời khỏi phòng của Trí Xuyên Hầu.

Nhìn thấy lưng con rể khuất bóng, Trí Xuyên Hầu lại thở dài, lão khẽ lẩm bẩm : " bệ hạ là người tham vọng, tiểu tử ngươi cũng không kém là bao, hy vọng hai bên sẽ không xung đột, đừng để điều này đem đến tai hoạ. Thôi vậy, cái thân già này phải cố sống thêm vài năm để còn trông coi tên tiểu tử này vậy, không thể để nó liên lụy Tuyết nhi. Đúng là đẻ con gái thật là lỗ vốn mà, gả đi rồi mà cả đời ta phải lo lắng cho nhà nó, đến tuổi này còn phải lo nghĩ mệt đầu gì đâu ."

Chương 218. Đẻ con gái lỗ vốn.