Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 223. Tuyển người. (1)
Chương 223.
Rời khỏi gian phòng, Lê Tấn gọi Trương Khiêm lại, ra lệnh : " Khanh dẫn trẫm đi xem xưởng rèn đúc."
Trương Khiêm lập tức tuân mệnh, dẫn đường cho hoàng thượng tới thăm xưởng rèn đúc của Bách Tác Cục.
Rèn đúc kim khí là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động của Bách Tác Cục, sản xuất quân khí, đúc tiền, xe cộ đều có quan hệ rất lớn với lĩnh vực này. Trong Bách Tác Cục thì công tác rèn đúc được chia là ba xưởng : đệ nhất xưởng chuyên sản xuất v·ũ k·hí lạnh như đao kiếm, áo giáp, lưỡi giáo, đầu mũi tên; đệ nhị xưởng chuyên sản xuất hoả khí như s·ú·n·g, pháo, hoả nổ ; đệ tam xưởng chuyên sản xuất, tinh luyện sắt thép, làm các đồ dùng như cuốc, thuổng, xoong chảo, bánh xe, móng ngựa, chân đạp kỵ binh .v.v... ngoài ra nơi này cũng phụ trách đúc tiền. Trong lúc đi chuyển, Trương Khiêm không ngừng trình bày cho hoàng thượng biết những thông tin trên, tiếp đó hỏi: " bệ hạ, người muốn thăm xưởng số mấy ?"
Lê Tấn nghĩ nghĩ, sau đó chọn : " Khanh dẫn trẫm đi xem đệ tam xưởng đi."
Trương Khiêm dẫn đầu, rất nhanh đoàn người vào tới đệ tam xưởng, hôm tất cả công tượng làm việc ở đây đều được tập trung để chào đón chuyến đến thăm này của nhà vua, vậy nên hoạt động sản xuất hoàn toàn không diễn ra. Lê Tấn lần lượt được dẫn đi thăm quan từng khu vực trong xưởng, Trương Khiêm cùng đốc xưởng là Nguyễn Hội lần lượt giới thiệu các hoạt động sản xuất cho Lê Tấn được biết. Mất nửa canh giờ hơn việc này mới xong, cả quá trình Lê Tấn chỉ lắng nghe là chính, thỉnh thoảng mới mở miệng hỏi một vấn đề nào đó, ngay tức khắc Nguyễn Hội sẽ giải thích. Cuối cùng Lê Tấn muốn nói chuyện cùng đám công tượng, Trương Khiêm dù không rõ bệ hạ sao lại yêu cầu như vậy nhưng không thể ngăn cản.
Một chiếc ghế lớn được mang đến, Lê Tấn ngồi trên ghế nhìn phía trước là hàng trăm công tượng đang quỳ bái. Hắn nhanh chóng ra lệnh cho bọn họ miễn lễ, đứng lên nghe hỏi chuyện.
Hắn chỉ tay vào một công tượng cao tuổi, sau đó gọi : " ngươi tiến tới, trẫm có chuyện muốn hỏi."
Người được chỉ định lập tức tiến lên, có thể nhận thấy lão khá căng thẳng, gương mặt không được tự nhiên, tay khẽ nắm hờ có vẻ run nhẹ. Không trách được, thân phận của lão chỉ là công tượng của Bách Tác Cục, đứng trước mặt hoàng đế mà có thể không lo lắng mới là bất thường, đổi lại bất kỳ người thợ nào khác của Bách Tác Cục cũng sẽ biểu hiện như vậy mà thôi.
Lê Tấn bắt đầu hỏi : " Ngươi tên là gì ?"
Công tượng đáp : " bẩm bệ hạ, tiểu nhân là Phạm Văn Ba ."
Lê Tấn hỏi: " ngươi bảo nhiêu tuổi, quê ở nơi nào ?"
Phạm Văn Ba đáp: " bẩm bệ hạ, tiểu nhân năm nay 52 tuổi, quê nhà tiểu nhân ở đạo Tuyên Quang."
Lê Tấn hỏi:" Trong nhà ngươi có mấy người ?
Phạm Văn Ba đáp: " bẩm bệ hạ, gia đình tiểu nhân có 14 người, gồm có mẹ già, một người vợ, ba đứa con trai, hai con gái, ngoài ra còn có hai con dâu và bốn đứa cháu nội .
Lê Tấn hỏi tiếp: " Phạm Văn Ba, ngươi làm việc gì ở đây ?"
Phạm Văn Ba đáp: " bẩm bệ hạ, tiểu nhân là thợ phụ trách luyện thép trong xưởng này."
Lê Tấn: " Thì ra là thợ luyện thép, rất tốt. Ngươi làm việc ở đây có được trả công chứ ?"
Càng nói chuyện Phạm Văn Ba cảm thấy bệ hạ thật dễ gần, điều này khiến lão buông lỏng tinh thần, đáp lời :" bẩm bệ hạ, tiểu nhân mỗi tháng được lĩnh 210 đồng tiền, 100 cân gạo trắng."
Lê Tấn cười nhẹ hỏi: " chừng đó đủ sống chứ, so với thu nhập của thợ rèn làm bên ngoài thì như thế nào ?"
Phạm Văn Ba đáp: " bẩm bệ hạ, đương nhiên là đủ sống, ở đây được nuôi ăn ở, tiền và gạo tiểu nhân đều gửi về nhà. Còn thu nhập so với làm thợ bên ngoài thì không cao bằng, tuy nhiên cũng có chỗ có lợi, đó là không phải đóng thuế, chưa kể người nhà tiểu nhân ở quê không cần phải đi phu."
Lê Tấn lại hỏi: " bình thường tiền công và gạo vẫn được lĩnh đủ chứ, có phải trừ gì không ?"
Nghe đến đây đốc xưởng Nguyễn Hội tìm bỗng giật thót một cái, tâm thần trở nên căng thẳng. Phía bên kia Phạm Văn Ba trong lòng cân nhắc một chút liền đáp: " bẩm bệ hạ, tiền không thiếu một đồng, gạo không thiếu một cân."
Nói ra lời này lão cảm thấy trong lòng rất lo lắng, bởi vì đây rõ ràng là nói dối, bị khui ra thì chính là tội khi quân, có thể b·ị c·hém đầu như chơi. Hằng tháng thợ trong xưởng đều không thể nhận đủ tiền công, cơ bản đốc xưởng sẽ thu lại 1 thành tiền công, lý do là nộp quỹ chung. Cái này đã thành lệ, xưa nay Bách Tác Cục vẫn vậy, khoản tiền quỹ chung này đều do các đốc xưởng giữ, số tiền này chuyên dùng để dùng cho việc chung, như hỗ trợ cho những công tượng bị t·ai n·ạn trong quá trình lao động, thăm hỏi hiếu hỉ, quan hệ cấp trên. Mục đích nghe qua thì rất tốt, tuy nhiên thực tế thì rất có vấn đề, mỗi người gặp t·ai n·ạn, có việc hiếu hỉ chỉ được hỗ trợ không nhiều, trong khi hàng tháng tiền thu không ít. Số tiền quỹ này phần lớn được đốc xưởng đem gửi tiền trang lấy tiền lời hành tháng, chưa kể mỗi vị đốc xưởng thỉnh thoảng sẽ biển thủ một ít tiền quỹ. Thủ đoạn thì rất đơn giản, cứ đến ngày lễ tết đốc xưởng sẽ dùng lý do phải tặng quà cho quan trên như Đô giám, quan lại Công Bộ để tránh bị làm khó trong công việc, tiền mua quà đương nhiên là trích quỹ mà ra, mỗi lần như vậy đốc xưởng chỉ cần ăn bớt một chút là kiếm không ít rồi. Đám công tượng đương nhiên đều biết nhưng không dám nói ra, Phạm Văn Ba biết hậu quả khi khui ra việc này rất nghiêm trọng, lão chịu không nổi nên đã nói dối.
Quay trở lại cuộc trò chuyện, Lê Tấn không có tiếp tục hỏi sâu việc này, hắn hỏi vấn đề khác : " Ngươi có muốn tự ra ngoài mở xưởng hay không ?"
Phạm Văn Ba nghe xong thì tự hỏi, tiếp đó trả lời: " bẩm bệ hạ, tiểu nhân không muốn."
Lê Tấn khá bất ngờ với câu trả lời của lão, vậy nên hắn hỏi lại : " Ồ, tại sao lại không muốn ?"
Phạm Văn Ba đáp: " bẩm bệ hạ, muốn tự mở xưởng thì cần có tiền vốn, tiểu nhân lại tích góp không nhiều. Chưa kể mở xưởng không chỉ cần có tay nghề, một xưởng sản xuất có thể tồn tại còn cần các mối quan hệ, cần phải có bên cung ứng nguyên liệu, khách hàng..." - nói đến đây lão ngừng lại, còn một yếu tố nữa là quan hệ với vài bên khác, không thì sẽ bị quấy phá, khó mà làm ăn được. Năm xưa lão từng mở lò rèn ở quê, nhờ tay nghề tốt ban đầu làm ăn phát đạt, nhưng về sau xảy ra vấn đề nhỏ, nhiều chuyện xảy ra cuối cùng lão trở thành người của Bách Tác Cục.
Lê Tấn không hiểu rõ tâm tư của lão, hắn nói: " Nếu như có người bỏ vốn, giúp móc nối quan hệ các bên thì ngươi có thay đổi quyết định không ?"
Phạm Văn Ba suy tính, lão không tin có chuyện tốt như vậy rơi xuống đầu mình, kinh nghiệm mấy mươi năm cuộc đời lão tin chỉ có cứt chim mới rơi từ trên trời xuống mà thôi. Vậy nên lão trả lời:"bẩm bệ hạ, tiểu nhân vẫn không thay đổi quyết định của mình, tiểu nhân chọn ở lại làm công trong Bách Tác Cục."
Lê Tấn nghe xong thì cảm thấy mất hứng, hắn ra lệnh cho Phạm Văn Ba lui đi. Tiếp đó để Nguyễn Nhữ Vi lớn tiếng hỏi xem cùng điều kiện như vậy trong xưởng này có ai đồng ý tự mở xưởng hay không . Kết quả chỉ có 3 người muốn ra ngoài mở xưởng nếu được hỗ trợ về vốn và các mối quan hệ.
Lê Tấn cho gọi cả ba tiến lại gần, hắn hỏi: " tên của các ngươi là gì ?"
Lần lượt từ trái sang phải đáp: " tiểu nhân là Trương Sơn " "tiểu nhân là Trần Mạnh" " tiểu nhân là Lê Hồi".
Lê Tấn hỏi: " Nói trẫm nghe xem, trong khi đa số mọi người đều từ chối, lý do tại sao các ngươi lại đưa ra lựa chọn như vậy ?"
Trương Sơn lên tiếng trước : " bẩm bệ hạ, tiểu nhân nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt, cớ sao lại không nắm lấy ."
Tiếp theo là Trần Mạnh, hắn nói: " bẩm bệ hạ, nếu như có người chịu giúp bỏ vốn, móc nối quan hệ thì chứng tỏ xưởng mà người đó muốn giúp tiểu nhân lập ra phải có quy mô rất lớn, không có lý gì bỏ ra nhiều công sức như vậy chỉ để mở một lò rèn nhỏ. Từ đó có thể thấy người này mưu cầu lợi ích lớn, tiểu nhân thuận theo chắc chắn sẽ được hưởng lợi không ít, tương lai tiểu nhân có thể được sống giàu có, nào có lý lại từ chối cơ hội này."
Cuối cùng là Lê Hồi, hắn đáp: " bẩm bệ hạ, tiểu nhân cho rằng người có thể đưa tiểu nhân rời khỏi Bách Tác Cục ra ngoài mở xưởng chắc chắn có thân phận không nhỏ. Người như vậy chịu bỏ vốn, tạo quan hệ giúp tiểu nhân mở xưởng thì đó là đại ân nhân của tiểu nhân. Cơ bản tiểu nhân không thể từ chối, cũng không dám từ chối quý nhân đó yêu cầu, nếu không là không biết điều, có thể dẫn hoạ vào thân."
Lê Tấn lúc đầu nghe Trương Sơn trả lời thì không có phản ứng gì lớn, đến khi Trần Mạnh trả lời thì cảm thấy có chút thú vị, cuối cùng Lê Hồi trả lời khiến hắn vui vẻ. Hắn nói: " Từ nay ba người các ngươi không còn là người của Bách Tác Cục, trở về chuẩn bị đi, ngày mai trẫm sẽ phái người tới rước các ngươi."
Ba người Trương Sơn, Lê Hồi, Trần Mạnh nhanh chóng cúi đầu nói " tuân mệnh" sau đó được lệnh lui lại . Trong lòng bọn họ cuối cùng biết tại sao lại có câu hỏi này, bệ hạ đây là cần dùng bọn họ, có thể đoán được người muốn mở xưởng rèn đúc kim loại bên ngoài.
Đạt được một mục đích, Lê Tấn quay sang hỏi Trương Khiêm: " Bách Tác Cục chỉ có một xưởng đóng tàu ở Đông Bộ Đầu đúng không ?"
Trương Khiêm thành thật đáp : " bẩm bệ hạ, đúng là như vậy." - Trong lòng lão khó hiểu, không phải nên đi xem hai xưởng khác hay sao, còn có cả bên xưởng chuyên phụ trách nghề mộc nữa, tại sao bệ hạ lại chuyển sự chú ý qua xưởng đóng tàu rồi.
Lê Tấn liền ra lệnh : " vậy thì trẫm tới Đông Bộ Đầu thị sát tiếp vậy. Khanh dẫn đường cho trẫm."
Trương Khiêm đương nhiên là tuân mệnh làm theo, đoàn người nhà vua lập tức di chuyển theo Trương Khiêm, điểm tới là Đông Bộ Đầu .