Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 224. Tuyển người (2).
Chương 224. Tuyển người (2).
Đoàn người nhà vua dưới sự dẫn đường của Trương Khiêm chỉ mất ba khắc thời gian di chuyển để tới được xưởng đóng tàu của Bách Tác Cục tại Đông Bộ Đầu. Đốc xưởng nơi này là Cao Miễn vừa nhận được thông báo về việc thánh giá tới nơi này trước đó không lâu, tuy nhiên lão vẫn nhanh chóng triệu tập nhân viên cấp dưới nghênh đón từ xa, công tượng tạm thời ngừng lại công việc. Lê Tấn nhanh chóng tiến vào nơi này trong đầu có chút liên tưởng, chả là Đông Bộ Đầu là một địa danh lừng lẫy trong lịch sử Đại Việt.
Đông Bộ Đầu hay còn gọi là bến đông, là bến sông phía đông của thành Đông Kinh bây giờ hay Thăng Long ngày trước, thế kỷ 21 thì nơi này chính là khu vực gần đầu cầu Long Biên. Nơi này gắn với chiến tích của nhà Trần trong kháng chiến chống giặc Nguyên, ngoài ra năm đó Thái Tổ hoàng đế từng cử thủy quân ngược dòng sông Nhị đổ bộ từ nơi này tiến đánh giặc Minh ở Đông Quan. Đây là bến sông thuận lợi nhất ở gần kinh thành nước Việt, vậy nên được trưng dụng làm nơi neo đậu của Thủy Quân, cùng với đó là đặt xưởng đóng tàu của Bách Tác Cục để đóng mới và sửa chữa chiến thuyền, thuyền vận tải của q·uân đ·ội và triều đình Đại Việt. Lê Tấn luôn cảm thấy điều này rất lãng phí, đáng ra nơi này nên được sử dụng như một bến thuyền chuyên dùng cho mục đích thương mại thì sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn.
Quay trở lại xưởng đóng tàu, Cao Miễn sớm đã tập trung tất cả thợ thuyền làm việc ở đây tới nghênh đón ở sân lớn, ngay khi hoàng đế giá lâm thì hàng trăm người đều quỳ bái hành lễ, rất nhanh lệnh cho phép miễn lễ, đứng lên được truyền ra. Cao Miễn rất chu đáo chuẩn bị sẵn ghế lớn cho hoàng đế ngồi, thậm chí lão định chuẩn bị cả lọng che, tuy nhiên nhớ ra bệ hạ xuất hành nào có chuyện không có người vác lọng đi theo, vậy nên bỏ đi ý này.
Trời đã gần trưa, Lê Tấn không muốn mất thời gian tham quan phía trong xưởng đóng tàu, hắn ra lệnh : " Nguyễn Nhữ Vi, ngươi đi hỏi đám công tượng xem nếu có người chịu bỏ vốn, giúp móc nối quan hệ thì có những ai nguyện ý đứng ra mở xưởng đóng tàu tư nhân." - Đại tổng quản tuân mệnh đi làm, hơn hai khắc sau lão quay trở lại, phía sau dẫn theo 5 người.
Lê Tấn đang ngồi trên ghế, phía sau có lính vác lọng che nắng, tay cầm chén trà lạnh uống vài ngụm giải khát. Nhìn thấy Nguyễn Nhữ Vi trở lại liền lên tiếng hỏi :" Có chừng đấy người thôi sao ?"
Đại tổng quản đáp lời : " bẩm bệ hạ, có rất nhiều người sẵn lòng nhưng bọn họ có thể chia làm năm nhóm, cuối cùng mỗi nhóm lại tự cử ra một đại diện đến đây xin được diện thánh, nghe bệ hạ sai xử."
Lê Tấn nghe xong thì hiếu kì, hắn hỏi lại : " có nhiều là bao nhiêu người, lại chia nhóm như thế nào ?"
Đại tổng quản đáp: " bẩm bệ hạ, có tổng cộng hơn tám mươi người đồng ý với đề nghị của bệ hạ. Nô tài có hỏi quá, bọn họ có thể chia làm năm nhóm là : nhóm người có xuất thân là người Chiêm, nhóm có xuất thân là người Ai Lao, nhóm có xuất thân từ Nghệ An, nhóm có xuất thân từ Hải Dương, cuối cùng nhóm người còn lại có xuất thân rải rác từ những nơi khác."
Lê Tấn nghe xong thấy khó hiểu, hắn quay qua hỏi Cao Miễn : " Cao ai khánh, ngươi nói cho trẫm nghe xem cách phân chia này là như thế nào ?"
Cao Miễn không dám chậm trễ, lập tức đáp :" bẩm bệ hạ, thợ đóng tàu trong Bách Tác Cục hiện tại có thể được chia làm năm nhóm như đại tổng quản vừa tâu lên, sở dĩ có cách phân chia này là theo xuất thân của bọn họ. Nhóm thợ người Chiêm chính là những thợ giỏi được Thánh Tông mang về Đông Kinh sau khi đạp phá Chiêm Thành hơn ba mươi năm trước, cùng với con cháu của họ. Nhóm thợ người Ai Lao cũng tương tự là thợ đóng tàu thuyền mà Thánh Tông mang về từ chiến dịch tây chinh năm xưa. Nhóm thợ có nguồn gốc Nghệ An thì có xuất thân là thợ giỏi của làng Trung Kiên, nơi có truyền thống nghề này hơn 200 năm. Nhóm thợ có xuất thân Hải Dương có xuất thân là thợ giỏi của làng chài trên đảo chìm Hà Nam ở vùng cửa sông Bạch Đằng, làng này cũng có tên tuổi trong nghề đóng tàu hơn trăm năm nay. Còn lại là những người có tay nghề được tuyển lựa rải rác ở các nơi khác nhau trong cả nước. Trong xưởng thì năm nhóm này tự tụ tập lại theo xuất thân, phân chia phe phái khá rõ ràng, có xu thế bão đoàn với nhau. Tất cả chính là như vậy đó, thưa bệ hạ."
Lê Tấn nghe xong thì thấy thú vị, cái này có thể xem như kiểu kết đoàn theo quê quán, kiểu như hội đồng hương vậy. Chỉ là hắn có chút tò mò, đám người Chiêm có thợ đóng tàu giỏi thì dễ hiểu, dân Ai Lao nào có biển đâu, thợ đóng tàu của bọn họ có thể đóng loại tàu lớn ư. Không biết liền hỏi : " Đám người Ai Lao cũng giỏi đóng tàu sao ?"
Cao Miễn đáp: " bẩm bệ hạ, thợ đóng tàu người Ai Lao rất khéo tay, bọn họ kỹ năng đóng tàu thuyền không hề thua kém nước ta, chỉ là ban đầu không có kinh nghiệm đóng tàu có buồm đi biển mà chủ yếu đóng tàu đi trên sông lớn, sau này được chỉ dạy thì bọn họ đóng tàu biển cũng không hề thua kém những người khác."
Lê Tấn xua tay ra hiệu cho Cao Miễn lui lại, tiếp đó quay sang nhìn năm người thợ trước mặt mình, liền ra lệnh : " các ngươi tự giới thiệu về bản thân mình đi."
Theo thứ tự từ trái qua phải, người đầu tiên bên trái tâu :" bẩm bệ hạ, tiểu nhân là Trình Duyệt là người xứ Sơn Nam, nối nghiệp tổ tiên làm nghề đóng tàu, hơn hai chục năm trước được tuyển vào Bách Tác Cục làm thợ tại xưởng này. Tiểu nhân đại diện cho nhóm người cuối cùng mà đốc xưởng vừa giới thiệu."
Báo lên xong Trịnh Duyệt im lặng chờ đợi mệnh lệnh tiếp theo từ hoàng đế, bên kia Lê Tấn chỉ chậm rãi nói : " người tiếp theo."
Ngay tức khắc người bên phải Trình Duyệt tâu lên: " bẩm bệ hạ, tiểu nhân là Sa Đồ, xuất thân là người Chiêm, cha tiểu nhân năm xưa là thợ trong xưởng đóng tàu của q·uân đ·ội nước Chiêm. Hơn ba mươi năm trước tiểu nhân theo cha đến Đông Kinh, từ đó làm việc trong xưởng này."
Lê Tấn lại ra hiệu cho người tiếp theo trả lời, lập tức người đứng giữa tâu : "bẩm bệ hạ, tiểu nhân là Lương Khoan, xuất thân từ làng nghề đóng tàu Trung Kiên, xứ Nghệ An. Mười sáu năm trước tiểu nhân được chọn lựa vào làm tại xưởng đóng tàu này, con trai của tiểu nhân mới năm ngoái cũng được chọn vào làm ở đây."
Tiếp theo người đứng kế cuối bên phải tâu lên:" bẩm bệ hạ, tiểu nhân tên tiếng Ai Lao là Cayxon, tên tiếng Việt là Đỗ Mục, vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống sáu đời làm nghề đóng tàu, hai mươi năm trước Thánh Tông đưa tiểu nhân tới Đông Kinh, tử đó đến nay tiểu nhân vẫn làm việc trong xưởng này."
Cuối cùng là người ngoài cùng bên phải tâu : " bẩm bệ hạ, tiểu nhân là Nguyễn Tam, là người ở làng chài đảo Hà Nam, xứ Hải Dương. Nghề đóng tàu thì làng tiểu nhân đã có hơn trăm năm, mấy đời liên tiếp trong làng đều dựa vào nghề đóng tàu và chài lưới mà sinh sống. Ba mươi sáu năm trước tiểu nhân được chọn vào làm ở xưởng này, từ đó đến nay đều làm việc chăm chỉ."
Lê Tấn không quá hứng thú với thông tin phía sau, hắn chỉ cảm thấy cái tên của người thợ này thú vị, vậy nên hắn hỏi: " Ngươi là Nguyễn Tam, vậy có phải trong nhà còn Nguyễn Nhất, Nguyễn Nhị có phải không?"
Nguyễn Tam nghe xong thì giật mình, lão không rõ tại sao bệ hạ lại biết tên của hai người anh mình. Định thần lại, lão đáp: " bẩm bệ hạ, đúng là như vậy, cha mẹ tiểu nhân vốn là người không biết chữ nên dùng số thứ tự đặt tên cho các con trong nhà, tổng cộng có 7 con trai, phía dưới của tiểu nhân còn có lão Tứ, lão Ngũ, lão Lục, lão Thất."
Lê Tấn nghe xong thì nén cười, đúng là không thể không phục, trước đây cứ nghĩ Trương Tam, Lý Tứ chỉ là cách đặt tên kiểu đùa giỡn, nào ngờ đâu lại có thật, đã thế còn một nhà 7 người con trai. Dù muốn cười phá lên nhưng hắn không có làm thế, đơn giản làm như vậy không được hay cho lắm, hắn là hoàng đế không phải nể nang gì đối phương mà là phải giữ hình tượng nghiêm túc của bản thân. Tuy nhiên khi nhìn qua mấy người bên cạnh hắn thịt có vài người cúi gầm mặt xuống đất, rõ ràng là đang nín cười, có lẽ bọn họ cũng cảm thấy rất khó khăn trong trường hợp này như hắn.
Giả vờ trầm tư đôi chút để ngăn lại cơn buồn cười trong người, tiếp đó Lê Tấn chậm rãi hỏi :" Các ngươi nói xem tại sao bản thân lại muốn ra ngoài mở xưởng ?"
Trình Duyệt lại dẫn đầu trả lời : " bẩm bệ hạ, tiểu nhân là vì muốn kiếm được nhiều tiền."
Sau đó Sa Đồ trả lời: " bẩm bệ hạ, tiểu nhân là người Chiêm, làm công tượng ở đây dù không phải chịu phận nô lệ như những đồng bào khác nhưng không được rời khỏi Đông Kinh. Có câu lá dụng về cội, tiểu nhân muốn được khi c·hết được an táng tại quê nhà ở phương nam, cùng với đó là mang di cốt của cha mang về quê cải táng. Nếu có thể ra ngoài mở xưởng, điều đó chứng tỏ có thể tự do đi lại, những tâm nguyện trên của tiểu nhân có thể thực hiện được, rất nhiều thợ người Chiêm trong xưởng cũng có suy nghĩ giống vậy, cho nên chúng tiểu nhân không chần chừ gì mà đồng ý ngay khi đại tổng quản tới gặp ."
Lê Tấn trầm ngâm một chút trước lời này của Sa Đồ, tiếp đó lại ra hiệu cho người tiếp theo trả lời.
Lương Khoan tâu : "bẩm bệ hạ, tiểu nhân muốn mở một xưởng lớn ở quê nhà, để người trong làng cùng tham gia đóng những con tàu lớn, có thể giương buồm đi xa. Đó là tâm nguyện khi còn nhỏ của tiểu nhân, vậy nên tiểu nhân đương nhiên đồng ý đề nghị mà đại tổng quản đưa ra. "
Tiếp theo là Đỗ Mục tâu : " bẩm bệ hạ, đám thợ người Ai Lao chúng tiểu nhân luôn không cảm thấy như bị cầm tù tại đây, mong ước là có thể rời đi khỏi, ra ngoài kia sống giống với những người dân Việt bình thường. Có thể ra ngoài mở xưởng thì có thể đảm bảo có công việc mưu sinh, vậy nên chúng tiểu nhân đương nhiên muốn thoát khỏi cảm giác bị cầm tù vẫn tồn tại hơn hai chục năm nay."
Lại một câu trả lời khiến Lê Tấn phải suy ngẫm, tiếp đó hắn ra hiệu cho Nguyễn Tam trả lời. Nguyễn Tam tâu :" bẩm bệ hạ, tiểu nhân xuất thân từ làng chài Hà Nam, dân chài lưới chúng tiểu nhân được xem như tầng lớp thấp nhất trong xã hội, cơ bản không có cơ hội được đi học, tham gia thi cử, đi lính, cuộc sống đời này q·ua đ·ời khác đều chỉ như vậy, không thể tốt hơn. Đương nhiên điều này cũng mang đến vài lợi ích nhỏ như không phải đóng thuế, không phải đi phu, b·ị b·ắt lính tuy nhiên thân phận dân làng chài không được quan phủ bảo hộ, thường bị người khác khinh thường, bắt nạt. Tiểu nhân muốn về quê mở một xưởng đóng tàu lớn, để dân trong làng đều làm nghề đóng tàu, không còn phải chài lưới mưu sinh nữa. Từ đó có thể sống như một bách tính Đại Việt bình thường, lứa trẻ về sau có thể đi học, tham gia q·uân đ·ội, dân trong làng sẽ không còn bị khinh thường, bắt nạt, quan phủ sẽ bảo hộ tất cả mọi người. Vậy nên tiểu nhân đương nhiên đồng ý với đề nghị mà đại tổng quản đưa ra." - Nói đến đây trong mắt lão có chút ươn ướt, tuy nhiên ẩn sâu vẫn hiện lên một sự quyết tâm rất lớn.
Lê Tấn trong lòng thở dài, dân chài lưới không có đồng ruộng, đời sống của bọn họ khá là khó khăn, tình trạng thất học mù chữ ở nhóm dân này ở cuối thế kỷ 20, đầu thế lỷ 21 cũng còn phổ biến, nói gì là thế kỷ 16 này.
Uớc muốn của đám người này đều rất chính đáng, Lê Tấn cân nhắc một chút, tiếp đó nói ra quyết định : " cả năm người các ngươi đều nghỉ việc từ hôm nay, trở về chuẩn bị đồ đạc, ngày mai trẫm sẽ cho người đến đón các ngươi."
Năm người đối diện quỳ gối tạ ơn, tiếp đó không quên thề đảm bảo sẽ theo lệnh làm việc, sớm chuẩn bị sẵn sàng đợi triệu tập. Bọn họ đều rất nóng lòng, cơ bản đều rõ ràng là bên hạ muốn dùng bọn họ mở xưởng đóng tàu bên ngoài, còn mở ở đâu, lớn nhỏ thế nào thì chưa biết, cái này phải chờ sắp xếp phía sau bọn họ chỉ có thể chờ đợi rồi làm theo, thân phận thấp kém nào dám đưa ra điều kiện với hoàng đế.
Lê Tấn cảm thấy trời bắt đầu nắng gắt, liền ra lệnh hồi cung. Đoàn người nhà vua rời đi, để Trương Khiêm và Cao Miễn ở lại với đầy sự khó hiểu trong lòng. Bệ hạ đến Bách Tác Cục nói là để thị sát nhưng ngài rất qua loa, bên kia chỉ xem qua một xưởng rèn đúc, bên này thì xưởng cũng chẳng buồn xem. Cả quá trình đáng chú ý nhất là bệ hạ muốn chọn đi mấy tên thợ, việc này vốn rất đơn giản, chỉ cần một nội quan chạy tới tuyển lựa là được, nào cần đến bệ hạ ngự giá tới đây. Trong lòng Trương Khiêm và Cao Miễn tự hỏi xem bệ hạ rốt cục muốn làm gì, ngài nói muốn mở xưởng khác bọn họ đều nghe rồi, chỉ là việc này cần thiết sao, Bách Tác Cục vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao kia mà, hay là phía sau còn có điều gì mà bọn họ không biết.