Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 227. Ngày đầu đông tuần.
Chương 227.
Ngày 18 tháng 6, hoàng đế chính thức xuất hành đi về phía đông theo kế hoạch đặt ra. Giờ Thìn, xe vua rời khỏi hoàng cung tiến về cửa đông thành Đông Kinh, bách quan tập trung đưa tiễn nhà vua. Lần đông tuần này hoàng đế không dẫn theo vị đại thần nào, theo hầu chỉ có một ngàn túc vệ do Lê Bao thống lĩnh, mười nội quan, tám người thợ giỏi của Bách Tác Cục và cuối cùng là sự xuất hiện phút chót của ba thầy trò Quốc Sư Lý Phong.
Cứ theo đường lớn qua phía đông, sau đó vượt qua cầu phao đến vùng Lữ Côi, tới giờ trưa thì đoàn người ngựa đến được bờ sông Cầu thì dừng lại nghỉ ngơi. Quan địa phương đã được thông báo từ trước nên chuẩn bị rất đầy đủ đồ ăn, thức uống dâng lên, cũng không quên chuẩn bị cỏ khô cho ngựa. Đương nhiên đối với hoàng đế thì địa phương không thể qua loa, dâng lên đều là sơn hào hải vị, món ngon được bày một bàn lớn gồm 36 món. Đối với chuyện này Lê Tấn cảm thấy rất lãng phí, cơ bản hắn không ăn được nhiều như vậy, trong khi để chuẩn bị đồ ăn dâng lên địa phương đã phải bỏ rất nhiều công sức, dân chúng cũng phải cống hiến rất nhiều. Hắn liền đưa ra mệnh lệnh " mỗi bữa địa phương chỉ cần dâng chín món là được, ngoài ra không được trưng thu của dân chúng, tất cả thức ăn đều phải dùng tiền thanh toán cho dân". Những người có mặt đều hô lớn " bệ hạ thánh minh " hàng loạt các lời nịnh nọt như tâng bốc bệ hạ có lòng thương xót dân chúng, là người nhân từ, bla bla được đám người dưới sử dụng để lấy lòng hắn. Lê Tấn không có để ý lắm nhưng đây cũng là chuyện tốt, có lợi cho danh tiếng của hắn. Việc hoàng đế yêu cầu giảm số lượng món ăn tiến vua đối với các địa phương đi qua nhanh chóng được truyền đi, điều này khiến quan lại địa phương phải cân nhắc nhiều hơn, số món ít thì phải chọn những món đặc sắc dâng lên, vậy mới thể hiện được lòng thành của bản thân.
Sau nửa canh giờ dừng chân nghỉ ngơi ăn uống đoàn người vượt sông Cầu, tiếp tục chuyến hành trình, buổi chiều tối thì dừng lại ở phủ thành Từ Sơn. Tại đây tri phủ Từ Sơn là Nguyễn Vĩnh Tín ra nghênh đón từ xa, đoàn người ngựa tiến vào nội thành trong sự chú ý của dân chúng nơi đây. Sau khi dùng bữa tối, Lê Tấn cho gọi Nguyễn Vĩnh Tín tới hỏi chuyện. Nguyễn Tri phủ rất nhanh đã tới, quỳ bái hành lễ quân thần chờ nghe sai xử. Lê Tấn cho lão miễn lễ đứng dậy nghe hỏi chuyện.
Mở đầu Lê Tấn hỏi : " Gần đây trên địa bàn phủ Từ Sơn của khanh có sự vụ gì đáng chú ý không?"
Nguyễn Vĩnh Tín nghĩ một chút rồi hỏi lại :" bệ hạ, người muốn hỏi là công vụ hay những chuyện trong dân ?"
Lê Tấn nói: " công vụ cũng được mà chuyện dân gian cũng được, chỉ cần khanh cảm thấy là chuyện đặc biệt thì tâu lên."
Nguyễn Vĩnh Tín đã hiểu, lão liền đáp :" bẩm bệ hạ, về công vụ thì gần đây nổi bật nhất là việc đắp đê ven sông Cầu, công trình này có một đoạn nằm trên phủ Từ Sơn chúng thần. Về dân gian thì gần đây nổi lên chuyện Phật môn bỏ tiền mở rất nhiều lớp học miễn phí dành cho dân chúng tới học, không chỉ vậy các nhà chùa còn đang xây dựng ba thư viện tư nhân ở các nơi trong phủ Từ Sơn."
Lê Tấn nghe xong thấy có chút hứng thú, hắn hỏi : " Chuyện nhà chùa mở lớp học diễn ra lâu chưa ? Dân chúng tới học có nhiều không ?"
Nguyễn Vĩnh Tín tâu :" bẩm bệ hạ, việc mở lớp học thì Phật môn đã rục rịch từ tháng trước, tuy nhiên đầu tháng này mới chính thức tiến hành thu học sinh, bắt đầu giảng dạy. Còn về việc dân chúng tới học thì cũng có nhưng không xem là nhiều, cơ bản thì khoảng mười nhà sẽ có một nhà cho con tới học."
Lê Tấn nghe vậy thì có chút trầm ngâm, không ngờ hiệu quả của việc hắn cố ý bày ra này lại thấp như vậy. Hắn hỏi :" Không phải lớp học miễn phí ư ? Tại sao số người đến học lại ít như vậy ?"
Nguyễn Vĩnh Tín trong lòng thầm than "bệ hạ đúng là không hiểu dân sinh" tuy nhiên lão nghĩ cũng không trách được ngài, một người từ nhỏ đến lớn sống trong nhung lụa chốn cung đình sao hiểu được đời sống bình dân cơ cực. Lão bắt đầu giải thích :" bẩm bệ hạ, trường học là miễn học phí nhưng mà đi học thì vẫn rất tốn kém, không phải nhà nào cũng có điều kiện cho con đi học. Đơn giản nhất là muốn đi học phải có sách vở, bút mực, giấy nghiên, những thứ đó đều rất đắt tiền, không phải nhà nào cũng đủ khả năng chi trả, cũng như sẵn sàng chi trả để con cái có thể đi học. Chưa kể lũ trẻ thay vì đi học thì có thể ở nhà làm việc phụ giúp gia đình, tuổi nhỏ thì có thể giúp cha mẹ trông em, chăn trâu, cắt cỏ, lớn hơn một chút thì có thể đi làm thuê kiếm tiền . Vậy nên có thể đạt tới con số mười nhà có một nhà cho con đi học đã rất khá, khó mà đòi hỏi nhiều hơn."
Lê Tấn nghe vậy thì trầm mặc, đây đúng là vấn đề hắn không nghĩ tới lúc trước, văn phòng phẩm thời đại này giá cả rất đắt đỏ, không phải như thế kỷ 21 nơi giấy bút, sách vở đều khá rẻ, hầu hết mọi người đều đủ tiền mua được dễ dàng. Còn nữa, trẻ con dù không thể lao động nặng nhọc nhưng vẫn có thể làm việc, giống như Nguyễn Vĩnh Tín vừa nói chúng có thể làm việc nhỏ trong nhà, giúp cha mẹ có thể rảnh tay làm việc khác . Vậy cho nên để các bậc cha mẹ cho con mình đi học là rất khó khi mà gánh nặng củi gạo, dầu muối còn đè trên vai. Có câu "có thực mới vực được đạo" đến ăn còn không đủ ai quan tâm đến chuyện cho con đi học, với nhiều người đây rõ ràng là phí tiền, phí thời gian, công sức. Muốn thay đổi tư duy này sao mà khó khăn, Lê Tấn tạm chưa nghĩ ra cách nào khả thi. Hắn nhìn Nguyễn Vĩnh Tín hỏi :" Khanh có suy nghĩ gì về việc này ? Có cách nào để tăng lên tỷ lệ người đi học hay không ?"
Nguyễn Vĩnh Tín liền tâu :" bẩm bệ hạ, thần vô năng không có cách nào khả dụng. Thứ thần nói thẳng việc học chữ xưa nay đều không dành cho số đông, đơn giản là điều kiện không cho phép. Người dân trước tiên cần phải lo cho cái bụng được no cái đã, việc học hành chỉ được nghĩ tới khi mà cuộc sống khấm khá. Đương nhiên cũng có một số gia đình nghèo nhưng dồn hết vốn liếng cho con đi học hòng mong chờ ngày sau đỗ đạt công danh, tuy nhiên điều này rất khó, tỷ lệ hàn môn sĩ tử thi đậu công danh rất ít. Đơn giản là những gia đình giàu có sẽ có điều kiện tốt hơn rất nhiều để cho con đi học, họ có thể cho con đi học thầy giỏi nhất, dùng bút mực tốt nhất, không có lý gì trong điều kiện như vậy còn cái họ lại thua kém đám học sinh nhà nghèo. Vậy cho nên mỗi kỳ khoa cử thì học sinh nhà nghèo đỗ công danh rất ít, nếu thống kê ra thì mười người thi đỗ chưa chắc có một hàn môn sĩ tử. Bởi nhiều lý do vậy nên thần mới nói chuyện này không cách khả dụng."
Lê Tấn ngẫm nghĩ cuối cùng đưa ra kết luận, tất cả đều là do yếu tố kinh tế, nếu như đất nước giàu mạnh hơn, người dân có cuộc sống tốt hơn thì đẩy mạnh giáo d·ụ·c mới khả thi. Hắn khẽ than : " trẫm có ý muốn phát triển giáo d·ụ·c để đại đa số người dân nước ta biết chữ mà e là bây giờ khó mà làm được, có lẽ phải tập trung phát triển kinh tế để dân sinh được giàu có thì mới có thể phổ cập việc dạy và học được."
Nguyễn Vĩnh Tín không cho là đúng liền tâu :" bẩm bệ hạ, việc phổ cập giáo d·ụ·c là không thể làm được."
Lê Tấn khó hiểu trước lời này của Nguyễn Vĩnh Tín, hắn liền hỏi : " Tại sao khanh lại nói vậy ? Không phải đời sống tốt hơn thì người người có thể đi học sao ?"
Nguyễn Vĩnh Tín đáp: " bẩm bệ hạ, đơn giản là điều kiện không cho phép. Phổ cập giáo d·ụ·c thì có nghĩa là đại lượng dân chúng đi học, nhu cầu về giấy bút, nghiên mực tăng lên rất cao, năng lực sản xuất của các ngành này của nước ta không thể nào đáp ứng được."
Lê Tấn hiểu ra, đơn giản thời đại này những văn phòng phẩm này đều sản xuất thủ công, sản lượng không thể có nhiều như thời hiện đại. Vậy nên dù dân sinh có giàu có hơn cũng khó mà có đủ nguồn cung bút mực cho nhiều người đi học trong kế hoạch phổ cập giáo d·ụ·c, muốn phát triển giáo d·ụ·c cần phải phát triển các ngành sản xuất phụ trợ này. Nghĩ rất lâu hắn bắt đầu đề ra phương hướng cho tương lai, sau khi chuyến đi này kết thúc, trở lại Đông Kinh hắn phải tìm cách thúc đẩy các ngành làm giấy, sản xuất bút mực phát triển để mở đường cho phát triển giáo d·ụ·c về sau.
Lê Tấn cảm thấy viên quan tri phủ này quả là người hiểu biết, có thể tính toán trọng dụng về sau. Hắn tạm bỏ qua việc này, hỏi tiếp: " Chuyện đắp đê thì thế nào, tình hình vẫn ổn cả chứ ?"
Nguyễn Vĩnh Tín tâu :" bẩm bệ hạ, công trình đắp đê do Công Bộ phụ trách, phủ chúng thần chỉ phối hợp mà thôi, không có tham gia vào nên thần không nắm quá rõ tình hình. Tuy nhiên thần có nghe nói mọi chuyện khá thuận lợi, tiến độ thi công cũng rất nhanh. Nghe đâu rất nhiều dân phu hăng hái tham gia chuyến này, cũng có nhiều lời tán tụng đối với quy định lao dịch mới của bệ hạ đề ra."
Lê Tấn nghe xong có chút vui vẻ, rõ ràng chính quy định mới này của hắn làm lợi cho dân chúng, bọn họ đương nhiên vui vẻ, đây là một chiến thắng của hắn trong việc chiếm được dân ý. Nghĩ một chút hắn liền nói:" Được rồi, ngày mai trẫm sẽ tới thăm công trường, cổ vũ dân phu một phen. Nếu ái khanh không bận rộn chính sự thì theo trẫm đi xem một chút."
Nguyễn Vĩnh Tín đương nhiên không thể từ chối, dù cho có việc bận cũng phải gác lại để tháp tùng bệ hạ. Lão nói: " bẩm bệ hạ, ngày mai nha môn không có chuyện lớn gì, thần có thể sắp xếp được người phụ trách thay. Vậy nên thần xin được theo hầu bệ hạ đi một chuyến tới công trường, tiện nghe người sai xử, huấn thị."
Lê Tấn hài lòng nói:" được, vậy thì sáng mai khanh theo trẫm cùng đi, còn bây giờ thì về nghỉ ngơi đi."
Nguyễn Vĩnh Tín tuân mệnh xin cáo lui, khi trở về lão lập tức sai người an bài mọi việc liên quan để sáng mai theo hầu thánh giá.
Lê Tấn thì ngồi đọc sách một chút, sau đó đi ngủ sớm. Ngày hôm nay đi đường vất vả hắn có chút mệt cần nghỉ ngơi, chỉ là nằm một mình trên giường hắn có chút không quen, đơn giản đã quen có Tiểu Mai bên cạnh hầu ngủ mất rồi, lúc này đây hắn cảm thấy nhớ nàng . Dù không dễ dàng nhưng sau một hồi hắn cũng chìm vào giấc ngủ, kết thúc cho ngày đầu tiên trong chuyến tuần du về phía đông .