Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 228. Hoạ từ miệng mà ra.
Chương 228.
Sáng ngày tiếp theo, thánh giá của hoàng đế lại lên đường tiến về phía đông, điểm tới lần này là công trường thi công đê sông Cầu. Khởi hành từ giờ Thìn đến gần cuối giờ Tỵ mới tới nơi, tại đây tổng đốc công trình là Tô Thế Toàn dẫn theo thuộc cấp nghênh đón từ xa.
Xe vua đi tới gần, Lê Tấn kéo rèm lên hỏi vọng ra :" ai phụ trách nơi này ?"
Tô Thế Toàn nhanh chóng thưa :" bẩm bệ hạ, thần Công Bộ Lang Trung Tô Thế Toàn có mặt."
Lê Tấn hỏi tiếp :" Mọi chuyện nơi này vẫn ổn cả chứ ? Trong quá trình thi công có xảy ra vấn đề gì khó khăn hay không ?"
Tô Thế Toàn đáp :" bẩm bệ hạ, tạm thời tất cả mọi việc đều suôn sẻ, không xảy ra chuyện gì khác thường."
Lê Tấn liền nói:" trẫm muốn đến thăm hỏi dân phu, khanh đi trước dẫn đường cho trẫm."
Tô Thế Toàn liền hỏi lại :" bẩm bệ hạ, nơi này chia thành 12 trại phu, riêng bên hữu ngạn này chia làm 6 trại . Bệ hạ muốn tới thăm trại số mấy ?"
Lê Tấn không nghĩ nhiều liền hỏi lại :" Là vậy sao, thế thì nơi gần nhất là nơi nào ?"
Tô Thế Toàn đáp :" bẩm bệ hạ, nơi gần đây nhất là trại số bốn ."
Lê Tấn ra lệnh :" Vậy thì đến đó đi, không cần thông báo, trẫm muốn nhìn xem thường ngày mọi người làm những gì."
Tô Thế Toàn lập tức nói :" tuân mệnh". Tuy nhiên chần chừ một chút lão liền tâu :" bẩm bệ hạ, có việc này thần cần tâu trước. Ngày hôm nay theo lịch là ngày nghỉ của dân phu, vậy nên tất cả các trại đều không có làm việc, nếu bệ hạ muốn quan sát dân phu làm việc thì xin đợi một chút, thần lập tức cho người đi an bài."
Lê Tấn nghe xong liền khẽ "Ồ" một cái, tiếp đó khẽ nói :" Không cần làm vậy, đã là ngày nghỉ thì cứ để dân phu nghỉ ngơi, không thể vì trẫm tới mà bắt bọn họ làm thêm ngày. Quy định được đề ra thì cứ tuân theo mà làm, tránh để thất tín với thiên hạ, ngày sau ai còn tin vào quy định triều đình đề ra nữa."
Tô Thế Toàn chắp tay nói:" tuân chỉ, bệ hạ thánh minh, thiếu chút nữa thần đã làm sai rồi, xin bệ hạ trách phạt."
Lê Tấn khẽ nói: " lần này trẫm không trách tội, chỉ là từ sau phải luôn ghi nhớ việc tuân theo quy định mà làm."
Tô Thế Toàn đáp:" bệ hạ dạy phải, thần cẩn tuân khẩu dụ của bệ hạ."
Lê Tấn tỏ vẻ hài lòng, tiếp đó nói:" được rồi, khanh dẫn đường đi."
Tô Thế Toàn lập tức tuân mệnh dẫn đường cho đoàn người nhà vua tiến lên, điểm đến là trại số 4. Ngay khi đoàn người ngựa đi tới thì Lê Hảo đã vội dùng hết tốc lực chạy về trại số bốn ra lệnh cho các cai phu dưới quyền dẫn theo toàn bộ dân phu xếp hàng nghênh đón thánh giá.
Trước khi xe vua tiến vào trại số 4, đám túc vệ quân đi trước nhanh chóng bố trí, tránh xảy ra những chuyện bất ngờ. Một nhóm cung tiễn thủ được lệnh đi chiếm lĩnh những điểm cao, tháp canh để có thể theo dõi toàn cục, chỉ cần có kẻ nào hành vi không đúng sẽ lập tức bị bắn hạ.
Khi xe xua vào đến giữa sân trại số 4, hơn 1200 dân phu đã được các cai phu sắp xếp thành hàng nghiêm túc quỳ xuống nghênh đón thánh giá. Lê Tấn từ trong xe bước ra, từ trên xe nhìn xuống lớn tiếng nói:" Tất cả miễn lễ, đứng dậy cả đi."
Lê Hảo dẫn đầu nói tạ ơn, tiếp sau đó phía sau đồng thanh nói theo, xong xuôi mọi người đều chậm rãi đứng dậy, không ai dám tự ý làm ra động tác bất thường nào .
Lê Tấn thấy mọi người đã đứng dậy, lại lớn tiếng :" Trẫm trên đường đông tuần đi qua đây, vậy nên tiện ghé thăm công trường. Trẫm muốn biết cuộc sống của dân phu tại đây như thế nào ? Có thỉnh cầu gì muốn nói lên hay không ? Mọi người ai muốn đứng ra nói chuyện liền giơ tay xin phép."
Đám dân phu rất bất ngờ trước lời này của hoàng đế, họ không ngờ đương kim bệ hạ lại đến đây muốn nghe ý kiến của bọn họ, thật là một hoàng đế gần gũi với dân chúng. Chỉ là không có ai dám giơ tay đầu tiên, mọi người đều có chút e ngại gì đó trong lòng, đều liếc ngang ngó dọc xem những người xung quanh.
Lê Hảo thấy vậy cảm thấy khó xem, đương kim bệ hạ muốn nghe dân phu nói chuyện, bây giờ không ai chịu đứng ra xung phong không phải là không chịu nể mặt ngài sao, lão lập tức dùng mắt ra hiệu cho một tên cai phu hành động. Ngay tức khắc phía sau tên cai phu đó có một cánh tay dơ lên, người đó không hẳn là tự nguyện, chỉ là cai phu khẽ đá vào chân ra hiệu, nếu còn không biết ý giơ tay thì sẽ bị ghim, đợi lúc sau chắc chắn bị làm khó dễ.
Lê Tấn thấy có người giơ tay thì nhìn lại, đó lad một người không cao lắm, chắc chỉ khoảng trên dưới 1m6, gương mặt rất trẻ tuổi chắc chỉ trên 20 một chút. Hắn liền nói: " ngươi đến gần đây cho dễ nói chuyện, trẫm muốn nghe rõ một chút."
Người thanh niên tuân lệnh, chậm rãi tiến lại gần xe vua. Trong lòng hắn đương nhiên rất thấp thỏm, không rõ lần này là phúc hay hoạ. Sau khi được bệ hạ ra lệnh cho nói, hắn tâu : " bẩm bệ hạ, cuộc sống của dân phu chúng thảo dân trong đợt lao dịch này rất tốt, ăn uống được cũng cấp đầy đủ hơn trước kia, lại còn có thêm ngày nghỉ xen kẻ, mọi người ai nấy đều phấn khởi, trong lòng đều thầm cảm tạ bệ hạ thánh minh đã thương xót chúng nhân. Thỉnh cầu thì không có gì nhiều, chỉ mong bệ hạ có thể tiếp tục duy trì chế độ lao dịch giống như vầy đến mãi về sau, để nhiều ngươi hơn được hưởng thánh ân của bệ hạ." - nói đến đây hắn ngừng lại, trong lòng cứ thấp thỏm chờ đợi phản ứng của hoàng đế, bản thân lo sợ mình nói sai điều gì.
Phía đối diện, Lê Tấn nghe xong thì cảm thấy nhàm chán, rõ ràng toàn là mấy lời nịnh nọt, không có chút ý nghĩa nào. Hắn liền phất tay nói : " Ừ, trẫm đã biết rõ ý ngươi, cho phép ngươi được lui." Đợi tên này lui đi, Lê Tấn lại lớn tiếng hỏi:" còn ai có ý kiến gì khác nữa không, nếu khiến trẫm hài lòng sẽ có ban thưởng."
Phía đối diện vẫn im lặng như tờ, không có ai dám bước ra phía trước. Mãi đến một lúc sau, khi Lê Tấn chuẩn bị hết kiên nhẫn thì một cánh tay từ từ giơ lên. Lê Tấn lập tức cho gọi người đó tiến lên. Nhìn qua một chút thì kẻ đến là một người đàn ông đã trưởng thành hơn nhiều so với người lúc nãy, từ hình dáng bên ngoài có thể ước đoán hẳn là đã ngoài ba mươi, gần bốn mươi gì đó. Đợi đối phương lại gần Lê Tấn hỏi: " nói xem ngươi có ngươi có ý kiến gì?"
Người đàn ông đối diện liền tâu :" bẩm bệ hạ, thảo dân thực ra không có ý kiến gì khác, chẳng qua ít lâu trước thảo dân có nghe một số người trong trại phụ bàn luận về quy định mới của bệ hạ, lời lẽ của bọn họ có chút không đúng nên thảo dân mới đứng ra tâu lên."
Lê Tấn nhìn đối phương thầm đánh giá lại tên này lần nữa, sau đó hỏi: " Trước tiên ngươi nói cho trẫm biết ngươi tên là gì? Quê ở nơi nào ?"
Người đàn ông liền đáp: " bẩm bệ hạ, thảo dân tên Trương Văn Hiệp, là dân phủ Hạ Hồng xứ Hải Dương."
Lê Tấn tiếp tục hỏi :" Trương Văn Hiệp, ngươi kể xem những người đó gồm những ai ? Trong cuộc trò chuyện đó bọn họ đã nói những gì ? Lời lẽ ra sao ?"
Trương Văn Hiệp tuân mệnh bắt đầu kể về cuộc trò chuyện mà mình vô tình nghe thấy ít lâu trước trong lúc ra sông đi tắm vào buổi chiều tối. Từ từ câu chuyện dần dần được hiện ra, từ việc những người đó gồm những ai, bọn họ đã bàn luận về quy định mới như thế nào, buông lời chê bai hoàng đế thiếu hiểu biết ra sao, chê trách quan lại thiếu trách nhiệm như thế nào.
Lê Tấn đứng nghe rất chăm chú, trên mặt không tỏ ra thái độ. Ngược lại, Lê Hảo, Tô Thế Toàn đứng bên góc thì trong lòng bùng lên lửa giận. Không giận làm sao được, rõ ràng tên khốn kiếp Trương Văn Hiệp này có thể tìm bọn họ cáo trạng từ trước để bọn họ xử lý nhanh chóng nhưng mà không, hắn lại chọn lúc này đứng ra nói, điều này khiến bọn họ không kịp trở tay, đáng lo hơn là nếu bệ hạ giận dữ có thể sẽ trách tội lây sang bọn họ. Trong lòng hai viên quan Công Bộ đã ghim tên này, sau khi bệ hạ rời đi bọn họ sẽ tìm hắn tính sổ . Còn nữa mấy tên điêu dân to gan, vậy mà dám vọng bàn thánh thượng, thật là không biết chữ "tử" viết như thế nào mà.
Lê Tấn nghe xong Trương Văn Hiệp kể lại thì trong lòng thầm cảm khái, kẻ này tên là Hiệp mà chẳng có tinh thần hiệp nghĩa chút nào, giống tiểu nhân hay đâm sau lưng người khác hơn. Dù không thích nhưng không thể không thừa nhận loại người này cần thiết tồn tại, chỉ có như vậy người cầm quyền mới có thể dễ dàng lợi dụng bọn chúng nắm bắt thông tin, cùng với đó làm ra vài an bài có lợi. Hắn nhìn Trương Văn Hiệp ra lệnh :" ngươi xuống phía dưới nhận diện tất cả những kẻ mà ngươi thấy hôm đó để túc vệ mang bọn chúng lên đây cho trẫm gặp mặt."
Trương Văn Hiệp tuân mệnh mà đi làm, trong lòng thì đang thầm chờ mong phần thưởng cho lần tố giác này của mình. Rất nhanh hai anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Bình và hơn chục người từng buông lời nghị luận về hoàng đế và quan viên hôm đó được túc vệ đưa đến. Có thể nhìn ra sắc mặt của bọn họ rất xấu, họ đều biết rõ mình có thể hôm nay bị bắt tội, thậm chí đáng lo hơn là liên luỵ đến người nhà. Trong lòng những người này rất hối hận vì đã nông nổi, nhất thời không kiềm chế được lời nói, đúng là hoạ từ miệng mà ra.
Lê Tấn nhìn thấy một hàng 14 người đứng trước mặt mình, tiếp đó liền hỏi:" Trương Văn Hiệp kể lại rằng các ngươi không hài lòng với quy định mới mà trẫm ban ra, có chuyện này không ?"
Đối diện, trong lòng Vũ Văn Mật bắt đầu tính toán xem có thể nào chối tội hay không, tuy nhiên chỉ một lúc hắn đã bỏ đi ý định này, không thể nào biết rõ hôm đó trừ Trương Văn Hiệp ra thì còn có ai nghe thấy nữa không. Trong trường hợp chỉ có một mình Trương Văn Hiệp tố cáo thì bọn họ có thể nói là đối phương vu khống, nhưng nếu như có thêm người nghe thấy rồi đứng ra làm chứng thì tội lại chồng thêm tội. Lúc này đây lựa chọn tốt nhất chính là thành thật nhận tội, xin được khoan hồng, bản thân và em trai c·h·ế·t không sao đừng liên lụy đến người trong nhà. Nghĩ thông suốt hắn dẫn đầu hô :" Thảo dân có tội, xin nhận bệ hạ trừng phạt, chỉ mong bệ hạ khai ân đừng bắt tội người thân của thảo dân."
Ngay tức khắc 13 người còn lại đều nhanh chóng bắt trước theo, đều là xin nhận tội, thái độ rõ ràng là không còn mong được sống, chỉ mong không liên lụy gia đình.
Lê Tấn liền hỏi lại:" đã biết tội sao ? Nói thử xem các ngươi đã phạm tội gì ?"
Vũ Văn Mật thưa :" bẩm bệ hạ, chúng thảo dân cả gan vọng nghị bề trên, đây là dĩ hạ phạm thượng, tội không thể tha thứ. Thảo dân nguyện nhận án tử, chỉ mong không liên lụy vợ con ." - những người khác lại lần nữa học theo nói lại những lời này.
Lê Tấn trong đầu rất ba chấm, cái thời đại phong kiến này đúng là pháp luật không cho phép vọng nghị bề trên, hình phạt cho tội này không hề nhẹ chút nào. Tuy nhiên thực tế vẫn có rất nhiều ngườì bàn luận, thậm chí có nhiều lời đồn không hay về hoàng đế và các đại thần trong dân gian. Nếu mà cứ chút chút là bắt tội, lại đem g·i·ế·t thì có khi dân số Đại Việt chẳng mấy mà hao hụt vài phần. Bản thân hắn cảm thấy đây không phải là tội lớn gì, có thể bỏ qua được, tuy nhiên bây giờ vẫn phải xử lý đám người này một cách nghiêm khắc, không thì quyền uy của đế vương còn đâu. Nghĩ một chút hắn liền ra quyết định :" Nếu các ngươi đã biết tội, chủ động nhận tội thì trẫm sẽ không xử tử các ngươi. Thế này đi, trẫm phán các ngươi lưu đày đi châu xa trong vòng mười năm, đủ thời gian này được phép trở về nguyên quán. Các ngươi phục hay không phục ?"
Cả 14 người nghe xong thì vui mừng, lập tức dập đầu tạ ơn không g·i·ế·t, con người nếu có thể sống sót ai lại muốn c·h·ế·t, thấy bệ hạ khoản hồng với bản thân như vậy thì người nhà không cần lo bị liên lụy rồi.
Chuyện này coi như xử lý xong, Lê Tấn quay sang nhìn Trương Văn Hiệp nói: " Ngươi tố cáo có công, trẫm cho phép ngươi được sớm kết thúc nghĩa vụ lao dịch, có thể lập tức về nhà. Ngoài ra ban thưởng 10 quan tiền coi như khích lệ đối với hành vi tố cáo kẻ phạm tội của ngươi."
Trương Văn Hiệp mừng húm, không ngừng quỳ lại cảm tạ ân điển của hoàng đế ban cho. Kết thúc sớm nghĩa vụ lao dịch lại còn được thưởng 10 quan, số tiền thưởng này không nhỏ đối với một nông hộ như nhà hắn, quan trọng hơn là việc hắn từng được diện kiến hoàng đế, lại còn được ngài ban thưởng tiền tài thì về sau ở quê nhà các vị quan xã, quan huyện cũng sẽ cố kỵ một chút, không ai dám làm khó hắn.
Phong ba này tạm thời qua đi, Lê Tấn được sự dẫn đường của Lê Hảo lần lượt tham quan cuộc sống của dân phu, xem qua bữa ăn, lán trại của mọi người ở như thế nào. Đương nhiên không thể bỏ qua việc ghé thăm đoạn đê đang đắp dỡ, nghe xem mọi người tiến hành đắp đê từng công đoạn như thế nào, tiến độ hiện tại ra sao, dự kiến khi nào hoàn công. Mãi đến đầu giờ chiều đoàn xe vua mới rời khỏi công trường, tiếp tục đi về phía đông. Tri phủ Từ Sơn Nguyễn Vĩnh Tín từ đầu đến cuối đều rất an phận theo hầu bên xe vua, đợi đến khi vượt qua đia phận phủ Từ Sơn thì lão mới xin phép trở về.