Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 233. Chọn nơi mở xưởng đóng tàu.
Chương 233.
Ngày 25 tháng 6, đoàn người nhà vua đến được huyện An Dương, phủ Kinh Môn, điểm đến được chọn trước cho chuyến đi lần này. Tri Phủ Kinh Môn là Lê Hoành cùng với tri huyện An Dương Bùi Lâm đều chạy đến chờ nghe sai xử.
Khi tới nơi này đã là chiều tà, Lê Tấn chỉ có thể nghỉ một đêm rồi ngày mai mới tiến hành thị sát, thực hiện một vài công việc. Để đón tiếp nhà vua quan lại địa phương huy động hết nguồn lực địa phương để dâng lên của ngon vật lạ, hòng chiếm được bệ hạ vui vẻ. Trong đó nổi bật nhất là một đôi gà trống thuộc giống Đông Tảo do Lê Hoành chuẩn bị và một con cá bên huyện Nghi Dương dâng lên nặng hơn hai trăm cân ( 100 kg) .
Đối với việc địa phương dâng lên sản vật hiếm lạ Lê Tấn đã quá quen thuộc, việc hiến gà Đông Tảo đã gặp không ít lần trong chuyến đông tuần này, chỉ là hiến cá lớn thì ít gặp. Vậy nên khi nghe bên dưới báo lên thì hắn liền hiếu kỳ muốn xem thử.
Lê Hoành lập tức sai người chuyển xe lớn đựng thùng nước thả cá còn sống tới cho bệ hạ ngự lãm. Lê Tấn đích thân chiêm ngưỡng thì thấy đây là một con cá dài khoảng trên bốn thước, vảy màu vàng nhạt. Tò mò không rõ, hắn liền hỏi:" Đây là giống cá gì, sao mà lớn vậy ?"
Lê Hoành liền tâu :" bẩm bệ hạ, đây là cá Sủ Vàng."
Lê Tấn nghe xong thì bỗng nhớ ra điều gì đó, hắn liền hỏi :" loại cá này nơi đây có nhiều sao ?"
Lê Hoành đáp:" bẩm bệ hạ, cá này thì ở vùng cửa biển vào mùa xuân và cuối mùa thu sẽ có nhiều. Vào thời điểm này trong năm thì tương đối hiếm thấy."
Lê Tấn nghe vậy liền hỏi:" nói như vậy trẫm đây là có lộc ăn rồi. Thứ này do người nào dâng lên. "
Lê Hoành đáp:" bẩm bệ hạ, con cá này được một người dân bắt được vào mấy ngày trước, gặp quan phủ thông báo bệ hạ đi tuần nơi này nên muốn dâng lên. Tri huyện Nghi Dương thấy hắn có lòng nên đã phái sai dịch hỗ trợ vận chuyển tới nơi này."
Lê Tấn có cảm giác được người dân yêu mến, tuy nhiên hắn vẫn rất hoài nghi không rõ là kẻ đánh cá là tự nguyện dâng lên hay là quan địa phương bắt ép nhằm lấy danh tiếng. Cân nhắc một chút, hắn hỏi:" Cá này giá bán đắt sao ?"
Lê Hoành tâu :" bẩm bệ hạ, cá này thường có kích thước lớn, chất thịt ngon vậy nên giá cả không thấp. Thông thường một con cá như này giá thường không dưới 10 quan tiền."
Lý Phong vốn đứng một góc liền cảm thấy gì đó không đúng, liền tâu :" bệ hạ, thần cảm thấy con cá này chỉ 10 quan thì quá rẻ. Theo thần được biết loại cá này bên nước Minh cũng có, được gọi là cá Đường. Loại cá này rất bổ dưỡng, rất nhiều nơi đều xem nó như một loại thuốc. Đặc biệt bong bóng cá có hiệu quả tốt như nhân sâm lâu năm, được nhiều người săn đón. Chỉ riêng bong bóng cá Đường ở vùng Giang Nam đã có giá không thấp hơn 20 lạng bạc mỗi cân."
Lê Tấn nghe xong khá bất ngờ, hoá ra bên phương bắc cá Sú Vàng còn có công dụng làm thuốc, đặc biệt bóng cá còn bổ dưỡng như vậy. Điều khiến hắn có ấn tượng lớn nhất với giống cá này là ở thế kỷ 21 bóng cá của nó rất đắt đỏ, không phải được dùng như thức ăn bổ dưỡng mà dùng làm chỉ khâu ngoại khoa. Suy tính một hồi, hắn liền ra lệnh :" trẫm rất hài lòng với lễ vật mà người dân tiến cống, thế này đi trẫm ban cho người dâng lên cơn cá này 50 quan tiền, 2 mẫu ruộng tốt. Lê Hoành, ngươi cho người đi ban thưởng."
Lê Hoành chắp tay nói :" tuân mệnh bệ hạ, thần lập tức cho người đi làm ngay ." Trong lòng lão cũng cao hứng, bệ hạ rõ ràng rất vui vẻ với món quà chuẩn bị này, chút nữa lão sẽ bỏ thêm chút tiền thưởng thêm cho kẻ này 10 quan.
Lê Tấn xem xong cá vào trong nghỉ ngơi, lập tức có ngự trù tiến đến xử lý. Tối hôm nay các món ăn làm từ cá Sủ Vàng chính là chủ đạo trong ngự thiện. Lê Tấn ăn rất ngon miệng, đặc biệt món canh cá rất hợp ý hắn, ngự trù hôm nay được khen thưởng một lần, ngoài lời khen "rất ngon" còn có 5 quan tiền thưởng.
***
Sáng ngày hôm sau, Lê Tấn rời khỏi huyện thành An Dương đi thị sát, điểm tới là khu vực cửa sông Bạch Đằng. Mấy người thợ đóng tàu được hắn tuyển chọn ở Bách Tác Cục đều được mang theo, có chuyện cần dùng đến bọn họ.
Cửa sông Bạch Đằng rất rộng, nước lại sâu, nơi này đã từng trải qua ba trận thủy chiến lưu danh sử sách của Đại Việt. Lần đầu tiên là Tiền Ngô Vương đánh bại quân Nam Hán giành lấy quyền độc lập tự chủ cho nước Việt. Lần thứ hai là Đại Hành Hoàng Đế đánh bại người Tống xâm lược trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Lần gần đây nhất là thời Trần trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ 3.
Lê Tấn lần này đến đây mong muốn biến nơi này thành một trung tâm đóng tàu cỡ lớn của Đại Việt. Hắn cho gọi Nguyễn Tam đến, khi người tới hắn hỏi:" trẫm định xây dựng một xưởng đóng tàu lớn tại cửa sông Bạch Đằng này, ngươi vốn là người địa phương cảm thấy nơi nào thì phù hợp ?"
Nguyễn Tam thưa :" bẩm bệ hạ, tiểu nhân cho rằng nên xây dựng xưởng ở bên bờ nam, ở bên trong cửa sông cách bờ biển 8-10 dặm là phù hợp."
Lê Tấn liền hỏi :" làng ngươi không phải ở gần bên bờ bắc sao ? Nơi đó có sẵn làng nghề đóng tàu, đặt xưởng ở đó không phải tốt hơn sao ?"
Nguyễn Tam thưa :" bẩm bệ hạ, đúng là như vậy. Làng của tiểu nhân nằm ở trên sông, gần với bờ phía bắc nhưng hoàn toàn không tiếp liền, có thể xem như một đảo nhỏ trên sông. Địa thế trong làng không đủ rộng rãi, không phù hợp mở xưởng lớn, chưa kể việc đặt xưởng trên đảo không thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu đóng tàu, việc sinh hoạt của thợ cũng không tiện. Hàng năm b·ão l·ũ sẽ có khó khăn đối với cuộc sống trên đảo, vậy nên tiểu nhân kiến nghị đặt xưởng tại bờ nam."
Lê Tấn nghe xong hiểu rõ, liền ra lệnh :" vậy thì chúng ta đi thị sát phía bờ nam, khu vực 8-10 dặm kể từ bờ biển đi."
Rất nhanh đoàn người di chuyển, khu vực khảo sát có địa thế khá thấp, mỗi khi thủy triều lên nước sông thường dâng khá cao, có thể ngập khu vẹn sông.
Lê Tấn gọi Lý Phong tới ra lệnh:" trẫm định mở xưởng đóng tàu tại khu vực này, ngươi đi xem vị trí nào phòng thủy tốt cho việc này."
Lý Phong tuân lệnh đi làm, một hồi sau quay lại tâu :" bẩm bệ hạ, ở phía trên này một đoạn hai dặm có vị trí phong thủy rất tốt, phù hợp với việc mở xưởng."
Lê Tấn y theo lời lão dẫn mọi người tiến lên phía trên, nơi này sở với kiến nghị ban đầu của Nguyễn Tam có hơi lệch một chút, cách bờ biển khoảng 12 dặm. Sau khi kiểm tra Lê Tấn gọi trị huyện An Dương tới ra lệnh :" trẫm sẽ đặt một xưởng đóng tàu tại đây, cần khoảnh đất xung quanh. Khanh đi kiểm tra xem nơi này có chủ hay không, nếu có thì thương lượng với chủ đất về tiền bồi thường rồi báo lại cho trẫm."
An Dương tri huyện Bùi Lâm không cần hỏi ai liền tâu :" bẩm bệ hạ, xung quanh đây trên dưới một dặm, sâu vào trong hai dặm là đất bãi ven sông, vốn là đất hoang không có ai làm chủ."
Lê Tấn hỏi lại :" Khanh chắc chắn sao ? Đừng có qua loa, dù trẫm là hoàng đế nhưng không thể c·ướp đoạt đất của dân chúng."
Bùi Lâm khẳng định chắc nịch :" bẩm bệ hạ, thần chắc chắn . Thần làm quan ở huyện An Dương này đã có bảy năm, chỗ nào có chủ, chỗ nào là đất hoang thần đều biết rõ. Nếu như có sai, thần xin dùng đầu mình tạ tội."
Lê Tấn liền nói :" tốt, vậy thì quyết định vậy đi, nơi này sẽ là dùng làm xưởng đóng tàu."
Ngừng một chút hắn cho gọi Vũ Như Tô đến ra lệnh:" ngươi phụ trách thiết kế khu vực này, trẫm cần có khu nhà xưởng, kho vật liệu, nơi ở dành cho thợ đóng tàu. Công trình này ngươi có thể làm tốt sao ?"
Vũ Như Tô đáp :" bẩm bệ hạ, tiểu nhân làm được." - đối với chuyện này hắn cảm thấy rất tự tin, việc xây dựng nhà xưởng, kho bãi, nhà ở đều không có gì khó, chỉ cần quan sát nghiên cứu một ít thời gian liền có thể làm tốt.
Lê Tấn hài lòng nói:" được, vậy trẫm giao ngươi phụ trách thiết kế . Sau khi thiết kế hoàn tất thì sẽ có người khác phụ trách thi công. Cố gắng làm cho tốt, trẫm còn có nhiều việc đợi ngươi đi làm."
Vũ Như Tô đáp:" tuân mệnh, thảo dân quyết không phụ kỳ vọng của bệ hạ." - Nói xong hắn bắt đầu đi quan sát xung quanh, chuẩn bị cho việc thiết kế khu công trình này. Lần này đây hắn vẫn định dùng thanh nứa làm mô hình giống như thể mô hình cung điện hắn dâng lên nhà vua .
Lê Tấn lại cho gọi tất cả 5 người thợ đóng tàu được chọn ở Bách Tác Cục tới ra lệnh:" trẫm muốn mở khu xưởng đóng tàu ở đây, năm người các ngươi phụ trách việc kiến tạo khu xưởng. Làm được hay không làm được ?"
Sa Đồ, Trình Duyệt, Lương Khoan, Đỗ Mục, Nguyễn Tam đồng thành hô:" tiểu nhân làm được." - bọn họ đều biết cơ hội tới rồi, nhất định phải nắm lấy.
Lê Tấn tỏ vẻ hài lòng, tiếp đó nói:" đây chỉ là sự khởi đầu, trẫm còn mong muốn mở thêm nhiều xưởng đóng tàu ở nơi khác. Trẫm nói rồi, tiền vốn trẫm bỏ ra, các ngươi phụ trách kiến tạo, quản lý xưởng tàu hoạt động, lợi nhuận kinh doanh chia 8-2, trẫm tám phần, các ngươi hai phần. Không có ý kiến gì chứ ?"
Đối diện hô lớn : " không có ( x5 )." - đương nhiên bọn họ không có ý kiến gì, bệ hạ bỏ ra nhiều như vậy mà ngài chấp nhận chia cho bọn họ tận hai thành lợi nhuận đã rất tốt, dù chỉ một phần thì cả năm người vẫn cảm thấy vui vẻ, trong lòng đều là cảm ân.
Lê Tấn nói :" vậy được rồi, năm người các ngươi đi tìm Vũ Như Tô bàn bạc. Việc thiết kế xây dựng nơi này trẫm đã giao cho hắn, các ngươi có nhiều kinh nghiệm hãy đi góp ý cho hắn biết nên chú ý những gì trong việc dựng xưởng."
Năm ngươi tuân mệnh rời đi, An Dương huyện lệnh Bùi Lâm có chút băn khoăn. Hắn liền tâu :" bẩm bệ hạ, vừa rồi phần nhiều dân đinh trong huyện đã tham gia đi phu đắp đê ở Kinh Bắc, việc xây dựng xưởng đóng tàu ở đây e là có chút khó khăn, trong lúc này bắt phụ, bắt thợ quả thực khó làm ."
Lê Tấn biết Bùi Lâm lo gánh nặng cho dân chúng địa phương nơi lão cai quản, hắn liền nói:" việc xây dựng nơi này không sử dụng dân phu, trẫm sẽ bỏ tiền thuê người làm. Khi khởi công sẽ chiêu mộ thợ từ các nơi đến làm, có tiền công, cũng nuôi cơm không lo thiếu nhân lực."
Bùi Lâm như bớt được gánh nặng trong lòng, lão đúng là lo lắng bệ hạ trưng phu trong địa bàn, lúc đó đúng là khó cho đám quan lại địa phương như lão.
Lê Tấn để cho Vũ Như Tô và năm người kia phụ trách nơi này, bản thân hắn thì trở về huyện thành nghỉ ngơi, chờ đợi bọn họ báo cáo công việc.