Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 234. Cầu đề cử. ( sắp hết tháng rồi, ít hoa quá.)
Chương 234.
Nhữ Mẫu sau khi cầu viện thành công đã cùng Nhữ lão thượng thư đuổi theo đoàn người nhà vua, đến trưa ngày hôm nay khi hoàng thượng từ ven sông trở về huyện thành thì hai cha con nàng kịp tới nơi này. Ngay trước cổng thành, Nhữ lão thượng thư đứng ra cầu kiến hoàng thượng, Lê Tấn thấy vậy ra lệnh cho lão theo sau, đợi khi trở về nơi tạm nghỉ lại mới tiếp lão.
Nửa canh giờ sau, trong gian phòng khách lớn Lê Tấn ngồi trên phía dưới là Nhữ thượng thư quỳ gối hành lễ. Đối phương tuổi cao, lại là lão thần quả các thời tiên đế, Lê Tấn nhanh chóng cho miễn lễ, ban cho ngồi đối diện mình cùng trò chuyện. Hắn đương nhiên hiểu rõ mục đích lão tới đây, ít nhất thì nhìn thấy Nhữ thị theo sau lão khi ở cổng thành thì đã biết. Tuy nhiên hắn vẫn hỏi :" Nhữ ái khanh, ngươi đường xa chạy tới cầu gặp trẫm là có chuyện gì ?"
Nhữ Văn Lan tâu:" bẩm bệ hạ, thần lần này đến đây là muốn tạ tội với bệ hạ. Cháu ngoại thần tuổi còn nhỏ, do nhà chúng thần dạy dỗ không nghiêm nên đã mạo phạm bệ hạ, thần thân là ngoại công xin được chịu trách nhiệm về việc này."
Lê Tấn cảm thấy có gì đó không đúng, liền nói:" Chuyện này đã quyết xong rồi, trẫm không có trách phạt gì với cháu ngoại khanh, chỉ là thấy nó tuổi nhỏ còn thiếu hiểu biết nên đem về kinh tự mình dạy dỗ."
Nhữ Văn Lan trong lòng muốn kêu trời, ai chả biết vị đối diện này chính là thiếu hiểu biết trong thiếu hiểu biết, cơ bản ngài từ nhỏ có học hành gì đâu chứ, ngài có khi sở học không bằng cháu lão, sao mà tự thân dạy dỗ. Dù không hài lòng cách nói này của bệ hạ nhưng lão biết không thể nói như những gì trong đầu suy nghĩ, nếu không thì b·ị b·ắt tội không chỉ cháu ngoại thôi đâu. Tính toán một chút, lão liền tâu:" bệ hạ, chính sự quốc gia bận rộn, người ngày nào cũng giải quyết trăm công ngàn việc, dạy dỗ cháu ngoại thần chính là tăng thêm mệt nhọc cho bệ hạ. Thần thiết nghĩ bệ hạ cho phép thần được đem nó về dạy dỗ, đợi nó thành tài thần lại đưa nó vào kinh phụng sự bệ hạ, người thấy thế không phải tốt lắm sao."
Lê Tấn đương nhiên không đồng ý, hắn nói:" chính sự đúng là nhiều, tuy nhiên trẫm sau khi lên ngôi đã cho khôi phục chức tướng quốc. Hiện nay đa số chính vụ đều là tướng quốc thay trẫm xử trí, kể cả việc phê duyệt tấu chương trẫm cũng giao cho Tả tướng quốc đảm nhiệm, vậy nên thực ra trẫm không bận chút nào. Thời gian này trẫm còn thấy rảnh rỗi đến phát chán, có thể dạy thêm một học trò đúng là tốt biết bao, trẫm chính là chờ mong".
Nhữ Văn Lan cảm thấy vấn đề khó rồi, bệ hạ đây là muốn giữ chặt việc đưa cháu ngoại vào cung. Nghĩ xem còn cách nào cứu vãn tình hình hay không, lão thưa :" bẩm bệ hạ, cháu thần còn nhỏ, tính cách có chút hiếu động, nó vào trong cung sợ rằng lại gây chuyện, đến lúc đó lại chọc bệ hạ và các vị nương tựa không vui. Thần thiết nghĩ vẫn nên đem nó về nhà dạy dỗ, đợi nó trưởng thành hơn, hiểu quy củ hơn rồi lại để nó vào kinh theo bệ hạ học tập cũng không muộn."
Lê Tấn hiểu rằng đối phương đây là dùng kế hoãn binh, cái gì mà dẫn cháu về dạy dỗ đợi trưởng thành, hiểu chuyện các thứ chứ, rõ ràng là chỉ cần thả người đi thì có thể vĩnh viễn không trở lại, về sau cho hỏi thì cứ lấy lý do chưa dạy tốt, không dám để nó tiến cung để thoái thác, hắn chẳng nhẽ còn vì thế mà chạy đi đòi người ư. Quan trọng hơn là hắn thấy đứa nhỏ này thú vị, trong cung đang nhàm chán, hắn muốn đứa nhỏ này vào cung giúp cuộc sống cung đình của hắn thêm nhiều ý tứ. Hắn nói :" dạy trẻ từ thủa còn thơ, bây giờ nó tuổi nhỏ trẫm không dạy đến khi lớn khôn còn dạy cái gì. Còn về quy củ trong cung thì khanh không cần lo, người dạy cung quy trong hoàng thành rất nhiều, rất nhanh nó sẽ hiểu quy củ." Dừng một chút, hắn nhìn thẳng về phía Nhữ Văn Lan mà hỏi :" Khanh cố gắng tìm cách đưa cháu ngoại về là có ý gì, cảm thấy trở thành thiên tử môn hạ là ủy khuất nó, hay là cảm thấy trẫm không đủ năng lực dạy dỗ cháu khanh ?"
Nhữ Văn Lan đương nhiên là đồng ý với vế sau, bệ hạ năng lực giáo d·ụ·c đúng là khiến lão không yên tâm, tin chắc rằng không chỉ lão mà cả thiên hạ này đa số đều nghĩ như vậy. Còn thân phận thiên tử môn hạ đương nhiên là cao quý, người nào chả muốn có được. Điều đáng lo lắng hơn là bệ hạ nói là thu đệ tử dạy dỗ lại để cháu ngoại tiến cung, mà tiến cung thì chính là thái giám rồi, trong hậu cung nào cho phép nam nhân khác ngoài hoàng đế, hoàng tử ở lại lâu dài. Con gái lão chỉ có mụn con này, nếu nó thành thái giám thì nàng còn sống được sao, vậy nên lão bằng mọi cách phải đưa cháu ngoại trở về. Nghĩ rất nhiều, lão lại rời ghế quỳ xuống, đầu cúi rất thấp mà tâu lên :"bệ hạ, trong hoàng cung ngoài bệ hạ và các vị hoàng tử thì không thể có nam nhân khác tiến vào ở, đây là quy định từ xưa. Vậy nên cháu thần không thể ở lại trong cung mà không tịnh thân, xin bệ hạ hiểu cho nỗi lòng của thần và Lan nhi mà cho nó về. Nhà con rể thần chỉ có một đứa con trai này, việc tiếp nối hương hoả đều phải nhờ vào nó, vậy nên xin bệ khai ân mà tha cho nó lần này."
Cuối cùng thì Lê Tấn cũng hiểu được lo lắng lớn trong lòng Nhữ thị và Nhữ thượng thư. Hắn cơ bản không có nghĩ nhiều đến vậy, cũng chưa từng định biến đứa nhỏ thành thái giám, ý nghĩ của hắn là muốn có một tiểu thư đồng chuyên lo chuyện trong thư phòng giống như các công tử nhà giàu khác, thỉnh thoảng có thể cùng mình trò chuyện. Hắn rất cần một kẻ để nói chuyện, trong cung hiện nay mọi người hoặc là không cùng độ tuổi hoặc là đều rất giữ chuẩn mực khi giao tiếp cùng hắn, điều này khiến hắn không thực sự vui vẻ, cần có một kẻ đồng trang lứa không có sợ hãi cùng hắn trò chuyện, hắn muốn đứa nhỏ này trở thành người đó. Nghĩ một chút cũng thấy phía nhà họ Nhữ sốt ruột như vậy là phải, độc đinh nhà mình mà thành thái giám thì quá đau đớn, dù hắn cảm thấy Nhữ thị cũng chưa có già, còn có thể thử sinh thêm một đứa. Tuy nhiên hắn vẫn đồng tình với nhà họ, liền nghĩ ra một phương án rồi nói:" Trẫm sẽ để cháu khanh sống ở ngoài cung, hàng ngày tiến cung tới Ngự Thư Phòng nghe trẫm dạy dỗ, cuối ngày lại xuất cung. Như vậy nó không cần tới hậu cung của trẫm, cũng không cần tịnh thân làm thái giám, khanh thấy thế nào ?"
Nhữ Văn Lan cảm thấy như vậy có thể được, cháu trai có thể tránh được một kiếp, đời này còn có thể lấy vợ sinh con. Dù rằng lão không muốn giao nó cho bệ hạ dạy dỗ nhưng không thể lại từ chối, nếu không bệ hạ sẽ không nể nang gì nữa mà bắt nó tịnh thân thì hỏng, mặt mũi này của lão chỉ có thể dùng đến đây thôi, làm quá lại phản tác dụng. Nghĩ thông suốt lão đáp:" thần đương nhiên không còn ý kiến gì, đa tạ bệ hạ đã khai ân."
Chuyện này coi như xong, Lê Tấn lại cho Nhữ Văn Lan ngồi trò chuyện. Hắn bắt đầu hỏi nhiều vấn đề liên quan đến thủ chi ngân sách, quốc khố, tồn trữ của các kho Tả Tàng và Thái Thương trong quá khứ. Nhữ Văn Lan với kinh nghiệm nhiều năm làm ở Hộ Bộ của mình lần lượt trả lời hết thảy các thắc mắc của Lê Tấn. Trò chuyện hơn một canh giờ Lê Tấn mới cho phép lão rời đi.
Sau khi ra ngoài Nhữ Văn Lan thông báo cho con gái về kết quả cuối cùng, Nhữ thị dù rất thất vọng vì không thể đưa con trai trở về nhưng dù sao có thể tránh được việc còn nàng phải tịnh thân đã rất tốt. Tiếp đó hai cha con họ Nhữ được Lê Tấn cho phép đã đến thăm bé Đạt, cả hai giải thích cho nó tình hình hiện tại và những gì xảy ra tiếp theo, đương nhiên không quên dặn nó phải cẩn thận hơn nữa trong tương lại, có câu gần vua như gần hổ, Đạt còn non nớt cả hai sợ nó lại phạm sai lầm.
***
Chiều tối trên Trúc Lâm Thiền Viện, Vô Ưu đại sư đi tới nơi ở lại của Phổ Đà thiền sư trò chuyện. Ngay từ đầu lão nói ra :" ta sẽ xuống núi một thời gian, ngươi có muốn đi cùng ta không?"
Phổ Đà thiền sư hỏi lại :" Đi nơi đâu, gặp người nào ?" - lão cảm thấy hiếu kỳ, bình thường Vô Ưu lão đầu này đều trốn trên núi tu tập, dù là lão mời tới Trấn Quốc Tự cũng không đi. Phổ Đà muốn biết rốt cuộc là gặp ai mà Vô Ưu lại xuống núi, lại còn muốn kéo lão cùng đi.
Vô Ưu đại sư đáp :" ta đi Kinh Bắc Du Linh đạo quán tỷ thí cùng Bách Hoa Sư Thái. Muốn ngươi cùng theo là vì rất có thể Trường Không Tử cũng chạy tới, cần ngươi cùng hắn giao thủ, mình ta không thể lần lượt cùng bọn họ đánh đi."
"Ồ, tại sao ngươi lại cùng với nàng hẹn tỷ thí, có ân oán gì sao ?" - Phổ Đà thiền sư tò mò hỏi lại.
" Không có gì lớn, năm trước nữa xảy ra đại tai, thiên hạ dân chúng đói khổ, bên Đạo môn quyết định bỏ ra tiền lương cứu tế dân chúng, Phật môn chúng ta cũng làm theo. Tuy nhiên bởi vì đệ tử kia của ngươi lãnh đạo, cùng với đám hậu bối của chúng ta cảm thấy chỉ bỏ một chút là được, không chịu bỏ nhiều tiền lương cứu trợ. Điều này khiến bên Đạo môn cảm thấy bất bình, bọn họ phê phán Phật môn giàu có mà keo kiệt, hai bên nói qua nói lại, mâu thuẫn có chút lớn. Cuối cùng Bách Hoa Sư Thái đại diện Đạo môn đứng ra muốn cùng Phật môn chúng ta giảng đạo lý, đám hậu bối nào dám cùng nàng nói, ngươi cũng biết đạo cô đó nói không lại sẽ đánh người mà. Vậy là chúng tìm cách trì hoãn, chạy tới tìm ta, muốn ta đại diện Phật môn cùng nàng giảng đạo lý. Ta vì thể diện của Phật môn nên chỉ có thể đồng ý, vậy là có chuyện hai bên giảng đạo vào hồi tháng chạp của hai năm trước." - Vô Ưu đại sư kể đến đây thì tạm ngừng lại.
Bên kia Phổ Đà xem như hiểu, mấy chuyện giảng đạo này liên quan đến mặt mũi của Phật môn và Đạo môn. Nói miệng đương nhiên không xong, chắc chắn có động thủ. Lão hỏi :" Vậy lẽ ra phải xong rồi chứ, tại sao còn có lần hẹn này ?"
Vô Ưu đáp :" Lão quỷ Trường Không Tử giành trước cùng ta đánh, đến cuối hai ta đều b·ị t·hương vẫn không phân cao thấp. Bách Hoa thấy vậy liền không còn muốn cùng ta động thủ, hai bên giao hẹn một năm sau gặp mặt lại một lần tỷ thí. Tuy nhiên cuối năm trước bên phía Đạo môn Thanh Lư tiền bối cưỡi hạc về trời, vậy nên đành hoãn lại đến bây giờ."
Phổ Đà cân nhắc một chút rồi ra quyết định :" được, ta cùng đi với ngươi, cũng lâu không gặp hai người bọn họ, tỷ thí một chút cũng tốt."
Chuyện đã được quyết định, Vô Ưu đại sư rời đi, hai người đều cần chuẩn bị một chút để ngày mai xuống núi từ sớm.