Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 236. Kế hoạch mở trang trại.
Chương 236.
Màn đêm buông xuống, Nghi Dương huyện thành lên đèn, đường phố hôm này vắng lặng, hoàng đế giá lâm nơi này nên toàn bộ huyện thành cấm đi lại buổi tối, sai nha tích cực đi tuần cả ngày lẫn đêm.
Trong một căn phòng lớn, Lê Tấn đang ngồi dùng thiện bữa tối, món ăn đầy đủ chín món, trong đó nổi bật nhất là một đĩa tôm lớn hấp toả ra mùi thơm nhẹ. Hắn ăn ba con tôm lớn, hai chén canh cá nấu măng chua, một bát cơm đầy. Cảm thấy đã đầy đủ hắn liền chuyển qua dùng món tráng miệng là chè hạt sen nhãn lồng, mùa này nhãn đã bắt đầu chín, có thể dùng nhãn tươi nấu món này.
Dùng bữa xong hắn ngồi trong nghỉ ngơi, nhớ ra chuyện gì liền ra lệnh :" Nguyễn Nhữ Vi, ngươi đi xem thử Lý Phong đã quay lại chưa ?"
Đại tổng quản tuân lệnh, liền ra ngoài tìm hiểu. Rất nhanh trở lại tâu rằng :" bẩm bệ hạ, Quốc Sư vừa mới trở về lúc trước, nghe nói bệ đang dùng thiện vậy nên không dám quấy rầy, đã trở về phòng."
Lê Tấn lại ra lệnh:" ngươi đi triệu hắn tới đây, trẫm có chuyện hỏi hắn."
Đại tổng quản lại tuân lệnh mà đi, lần này phải hai khắc đồng hồ mới quay trở lại, cùng tới với lão còn có Quốc Sư.
Lê Tấn nhìn thấy Lý Phong định hành lễ thì xua tay nói :" miễn đi, trẫm muốn biết việc trẫm giao ngươi làm thế nào rồi ?"
Lý Phong liền tuân lệnh bỏ qua bước hành lễ, chắp tay tâu :" bẩm bệ hạ, thần đã tìm được hai nơi phong thủy tương đối tốt phía bờ bắc sông Văn Úc."
Lê Tấn hài lòng, liền nói:" rất tốt, ngày mai ngươi dẫn đường cho trẫm đến thị sát."
Lý Phong đương nhiên đồng ý, chuyện này không có gì khó khăn. Tiếp theo chần chừ chút liền tâu :" bẩm bệ hạ, thần có chuyện này không biết có nên nói không ?"
Lê Tấn cảm thấy kỳ lạ, thái độ này của Lý Phong là sao, hắn hỏi lại:" chuyện gì ?"
Lý Phong đáp:" bẩm bệ hạ, chiều hôm nay thần đi khảo các nơi thì phát hiện một chỗ có Long Mạch. Điều này ứng với việc đất đó có thể khai sinh ra một vị khai quốc đế vương."
Lê Tấn cảm thấy hiếu kỳ, liền hỏi: " Là nơi nào ?"
Lý Phong đáp :" bẩm bệ hạ, là làng nhỏ có tên Cổ Trai."
Lê Tấn nghĩ một chút, hắn không hiểu lắm mấy cái khí vận, số mệnh này. Hằn muốn nghe một chút, liền hỏi Lý Phong :" chuyện này theo ngươi nên xử trí thế nào ?"
Lý Phong đáp :" bẩm bệ hạ, thần cho rằng có thể dùng thuật trấn yểm. Ngoài ra còn một cách là cho dời tất cả người dân đất đó đi chỗ khác, tránh cho có kẻ ứng mệnh."
Lê Tấn không cảm thấy việc trấn yểm có tác dụng, năm xưa Cao Biền đã dùng thủ đoạn này nhằm đảm bảo An Nam không thể sinh ra đế vương, để dân Giao Chỉ vĩnh viễn không thể độc lập khỏi Đại Đường, kết quả là dân nước Việt vẫn độc lập đấy thôi. Nghĩ một chút, hắn nói:" chuyện này trẫm đã biết, ngươi có thể lui rồi."
Lý Phong tuân mệnh mà đi, trên đường về chỗ ở lão rất nhiều suy nghĩ trong lòng, lão không biết bệ hạ sẽ làm thế nào, nói ra chuyện này có gây ra hậu quả gì nghiêm trọng hay không.
***
Sáng ngày tiếp theo, Lê Tấn theo sự dẫn đường của Lý Phong tiến hành thị sát, tri huyện Nghi Dương Đặng Tiến Đông nhận lệnh theo hầu.
Điểm đầu tiên là một cánh đồng khá rộng lớn cách bờ sông Văn Úc khoảng 2-3 dặm đường chim bay. Nơi này địa thế bằng phẳng, phù hợp cho trồng trọt lúa nước. Lê Tấn khá hài lòng với địa điểm này, liền gọi Đặng Tiến Đông đến ra lệnh:" cánh đồng này địa thế khá tốt, trẫm muốn sử dụng nơi này vào việc khác. Triều đình sẽ đền bù cho người dân có ruộng ở đây theo giá gấp đôi giá mua bán ruộng trong dân gian. Đương nhiên phải đợi nông dân thu hoạch xong lúa vụ mùa mới thu hồi đất, không phải lúc này. Sau khi trở về khanh soạn thảo công văn nói rõ cho dân chúng được biết."
Đặng Tiến Đông đương nhiên không dám ý kiến gì, bệ hạ muốn đất ai dám không cho. Chưa kể không phải lấy không mà có trả tiền hẳn hoi, thậm chí giá cao gấp đôi giá thị trường. Người cũng rất để ý sinh kế của người dân, không có phá ngang mùa màng mà chấp nhận đợi dân chúng thu hoạch xong mới lấy đất. Nghĩ rõ ràng, hắn nói:" tuân mệnh bệ hạ, sau khi trở về thần sẽ làm ngay."
Lê Tấn nghĩ chút, liền ra lệnh tiếp :" Khanh nhanh chóng lập danh sách những hộ có ruộng đất, diện tích sở hữu, giá mua bán hiện tại, tất cả phải cụ thể chi tiết dâng lên cho trẫm. Trẫm sẽ căn cứ vào đó sai Hộ Bộ cấp tiền đền bù xuống để huyện nha Nghi Dương phát tiền cho dân chúng, việc này phải làm xong trước khi vào vụ thu hoạch tháng mười. Nhớ là phải đúng thực tế mà lập sách, nếu có gian dối khanh tự hiểu."
Đặng Tiến Đông rất nhanh nói " tuân mệnh" chuyện này không có gì khó, rất nhanh phủ nha Nghi Dương có thể hoàn thành, thậm chí hắn chỉ cần ra lệnh cấp dưới đi làm cũng có thể hoàn thành việc này. Còn chuyện gian dối thì hắn đương nhiên không dám, cũng sẽ nghiêm lệnh cấp dưới không được làm bậy, nói đùa gì đâu bệ hạ coi trọng chuyện này, ai mà dám.
Đặng tri huyện có chút tò mò mục đích bệ hạ muốn dùng đất nơi này làm gì, nghe nói bên huyện An Dương ngài cho xây xưởng đóng tàu, không nhẽ nơi này cũng mở xưởng gì. Hắn liền hỏi :" bệ hạ, người có thể nói cho thần được biết muốn sử dụng nơi này vào việc gì không ?"
Lê Tấn không có giấu diếm, hắn nói:" trẫm định xây dựng một trang trại lớn ở chỗ này, chuyên dùng để chăn nuôi lợn, trẫm dự tính trang trại này sẽ có thể cung cấp 2-3 vạn con lợn thịt mỗi năm."
Đặng Tiến Đông sững sờ, hắn đúng là không nói nên lời, vốn cho rằng sẽ làm gì đó có ý nghĩa quan trọng, nào ngờ là mở trại nuôi lợn, cái này so với bên An Dương đúng là chênh lệch quá nhiều rồi.
Không chỉ có Đặng trị huyện như vậy, Lý Phong ở bên cũng là ngây người, không thể ngờ bệ hạ lại sai lão đi tìm nơi mở trại lợn, lão đường đường là Quốc Sư nha. Còn nhớ bệ hạ yêu cầu phải chọn nơi phong thủy tốt, nuôi lợn mà còn cần phong thuỷ cái gì không biết, chuyện quốc sư dùng thuật phong thủy đi tìm nơi đặt chuồng lợn mà lộ ra sau này lão sao mà gặp người. Lão cảm thấy không ổn, cần phải cứu vãn tình thế, liền tâu :" bệ hạ, nơi này phong thủy rất tốt, không nên làm nơi nuôi lợn đâu, nếu người muốn thì chỗ nào mở trại lợn mà chẳng được."
Lê Tấn liếc nhìn sang phía lão nói:" phong thủy tốt trẫm mới cần, như vậy nuôi lợn mới mau lớn, không bị bệnh dịch." - ánh mắt và lời nói của hắn khiến Lý Phong chỉ có thể im lặng, lão biết hắn không hài lòng với lời này của lão.
Phía bên kia Đặng tri huyện cũng lên tiếng, hắn nói:" bệ hạ, người mở trại lợn thì nơi nào cũng được mà, nơi phong thủy tốt rất nhiều, sao phải chọn nơi này."
Lê Tấn trả lời:" Nơi này địa thế bằng phẳng lại gần sông, thuận tiện cho việc lấy nước, dùng thuyền vận chuyển lợn về sau. Quan trọng hơn nơi này gần biển, trẫm muốn tận dụng nguồn cá bỏ đi của ngư dân ven biển làm thức ăn cho trại lợn."
Lê Tấn nhớ rõ kiếp trước, khi còn nhỏ về nhà ngoại ở quê thấy hay mua cá biển ướp mặn dùng để nấu cám cho lợn, lợn rất thích ăn cám nấu kiểu này. Ngoài ra các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi về sau thu mua rất nhiều phần bỏ đi của các nhà máy chế biến thủy hải sản về làm nguyên liệu sản xuất. Hắn muốn áp dụng quy mô lớn nuôi lợn ở nơi này để tận dụng nguồn thức ăn dồi dào từ ven biển.
Trong nông nghiệp bình sách của hắn có một hạng mục là đẩy mạnh trồng đậu tương trên các ruộng không có hệ thống thủy lợi lấy nước từ sông vào vụ chiêm, ngoài ra còn yêu cầu các ruộng khác phải luân phiên trồng đậu tương nhằm cải tạo đất, tránh cho sâu bệnh. Việc sản lượng đậu tương tăng lớn mà không có cách tiêu thụ thì không ổn, người ăn không thể hết được nhiều như vậy, việc phát triển chăn nuôi là hợp lý. Đáng tiếc là ngô chưa xuất hiện tại Á Đông, giờ này đây giống ngô còn ở tận châu Mỹ xa xôi, nếu có ngô thì còn có thể thúc đẩy ngành chăn nuôi nhiều hơn nữa. Hắn có chút chờ mong người châu Âu tới và mang đến những giống cây có xuất xứ châu Mỹ như Ngô, Khoai Tây, Ớt, Cao Su...đó sẽ là sự phát triển nhảy vọt của thời đại này.
Quay lại câu chuyện, phía bên kia Đặng tri huyện suy nghĩ một chút rồi tâu:" bệ hạ, từ trước tới nay đều chưa có nơi nào nuôi lợn với quy mô trang trại lớn như vậy. Thông thường đều là trong dân mỗi nhà nuôi vài con mà thôi. Nay bệ hạ mở trang trại quy mô hàng vạn con, nhu cầu về thức ăn cho lợn ở nơi này sẽ tăng lên rất lớn, một mình huyện Nghi Dương khó mà cung cấp được." - còn một câu hắn không có nói ra, đó là " nuôi lợn không thể chỉ cho ăn cá đâu, còn cần rau, khoai, sắn, đậu tương."
Lê Tấn đương nhiên có dự liệu từ trước, hắn nói:" Khanh yên tâm, nơi này gần sông, những thứ như khoai, sắn, đậu tương có thể dùng thuyền chuyển tới. Còn rau lang, chuối thì khanh cho dân chúng mở rộng trồng nhiều một chút, trang trại sẽ thu mua dùng cho chăn nuôi lợn."
Đặng Tiến Đông thấy thái độ bệ hạ đã quyết ý như vậy thì không nói thêm, chỉ có thể chấp nhận việc xây trại lợn ở nơi đây.
Nơi này khảo sát hoàn tất, Lê Tấn tiếp tục theo Lý Phong dẫn dắt đến nơi được chọn còn lại. Quy trình y như trước, Lê Tấn tiếp tục lệnh cho Đặng Tiến Đông chuẩn bị giải phóng mặt bằng nơi này sau vụ mùa tháng mười. Chỉ khác là hắn không định dùng làm trang trại, thay vào đó mà một khu vực chuyên xay bột dùng cho chăn nuôi lợn. Dự định của hắn là sẽ cho xây dựng vài chục cối xay gió theo kiểu Hà Lan ở nơi này, dùng để xay đậu tương, khoai, sắn làm cám nuôi lợn.
Đối với dự định này của Lê Tấn mọi người đều rất khó hiểu, theo thường thức thì nuôi lợn đều là có gì cho chúng ăn nấy. Trước nay khoai, sắn, đậu, rau đều là cho ăn sống, chưa thấy ai bỏ công sức đi xay thành bột rồi nấu lên như lời bệ hạ nói cả. Có chăng dân chúng sẽ cho lợn ăn mấy thứ như bã rượu, bã đậu phụ nấu kèm thêm khoai sắn mà thôi.
Được sự gợi ý, Lê Tấn quyết định cho mở xưởng nấu rượu quy mô lớn ở đây, địa điểm được chọn là Làng Cổ Trai. Một dự án di dân được vạch ra, chuyện này sẽ do huyện nha phụ trách. Song song với đó là việc chuẩn bị xây dựng công xưởng nấu rượu được giao cho Vũ Như Tô đảm nhiệm quy hoạch.
Đến đây chuyến thị sát Nghi Dương coi như kết thúc, Lê Tấn dẫn người trở lại huyện thành nghỉ thêm một đêm. Dự định ngày hôm sau sẽ lên đường hồi kinh.