Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 237. Ám sát.

Chương 237. Ám sát.


Ngày 29 tháng 6, đoàn người trên đường hồi kinh dừng lại ở huyện Cẩm Giàng, phủ Hạ Hồng, tại nơi này Lê Tấn đi thăm chùa Hải Triều. Trụ trì của chùa là Trí Lâm đại sư, được biết hoàng đế ghé thăm nơi này liền dẫn chúng tăng nhân trong chùa ra đón tiếp từ xa.

Chùa Hải Triều là ngôi chùa nhỏ ở làng Yên Trung, huyện Cẩm Giàng. Chùa này có từ thời Lý, vốn chỉ là một ngôi chùa bình thường như bao ngôi chùa khác, không quá nổi danh trong Phật môn nước Nam. Tuy nhiên hơn trăm năm trước ở cuối triều Trần nó đã có danh tiếng hơn, bởi vì nơi này xuất hiện một nhân vật lớn là thiền sư Tuệ Tĩnh, vị thánh của nghề thuốc Nam. Sự xuất hiện của Tuệ Tĩnh thiền sư khiến cho chùa Hải Triều được nhiều người biết đến hơn, ông cũng là người bỏ nhiều công sức sửa chữa lại nơi này. Chùa cũng là một trong số những nơi thờ cúng Tuệ Tĩnh thiền sư ở nước Nam.

Tuệ Tĩnh thiền sư nổi tiếng với câu " Nam dược trị Nam Nhân" trong suy nghĩ của ông rừng núi nước Nam đâu đâu cũng là dược liệu quý giá, biết dùng đúng cách thì có thể trị đủ bệnh không thua kém gì so với thuốc bắc của người Minh . Cuộc đời ông đã dày công nghiên cứu tổng hợp các bài thuốc Nam, biên thành nhiều sách quý, trong đó có nhiều sáng tác về các bài thuốc, vị thuốc theo dạng thơ ca bằng chữ nôm. Y bát của ông đáng tiếc lại bị thất truyền theo năm tháng, người đời sau không được hưởng lợi từ đó.

Cuộc đời Tuệ Tĩnh thiền sư cũng không được yên bình, ông bị vua quan nhà Trần xem như một lễ vật hiến cho phương bắc, để rồi cuối đời ông phải để lại câu ca " ai về nước Nam cho tôi theo với".

Quay trở lại cuộc viếng thăm, Lê Tấn theo sau trụ trì Trí Lâm đại sư tiến hành dâng hương ở từng gian Phật đường, trong đó có gian thờ Tuệ Tĩnh thiền sư, một người mà hắn kính trọng.

Kết thúc nghĩ lễ dâng hương, Trí Lâm thiền sư chắp tay nói:" a di đà phật, bệ hạ người tới đây chỉ là dâng hương, vãn cảnh chùa hay còn điều gì muốn làm ?"

Lê Tấn không có che dấu, hắn nói:" trẫm có một dự định nhỏ, chuyện này có chút liên quan đến Tuệ Tĩnh thiền sư, vậy nên đến đây dâng hương xin thiền sư cho phép."

Trí Lâm đại sư hỏi lại :" bệ hạ, thứ cho bần tăng hỏi chút không phải, cụ thể người định làm việc gì ?"

Lê Tấn đáp:" trẫm định mở một nơi chuyên giảng dạy y thuật, muốn dùng danh Tuệ Tĩnh thiền sư đặt cho nơi đó, tên chính xác Tuệ Tĩnh Học Viện. Hy vọng thiền sư trên trời biết được mong muốn này của trẫm sẽ cho phép dùng tên ngài vào việc này."

Trí Lâm đại sư trong lòng vui mừng, bệ hạ đây là muốn dùng tên của Tuệ Tĩnh thiền sư cho một nơi quan trọng như vậy là một sự vinh danh của triều đình giành cho thiền sư. Việc danh tiếng của thiền sư lớn dần cũng có lợi cho danh tiếng của chùa Hải Triều, đơn giản nhiều người biết về thiền sư, tìm hiểu về thiền sư thì sẽ biết cuộc đời thiền sư gắn với chùa này. Từ đó sẽ có thêm nhiều phật tử đến viếng chùa, hương khói của chùa sẽ thịnh. Nghĩ xong, Trí Lâm đại sư nói:" bệ hạ làm vậy, bần tăng cho rằng thiền sư chắc sẽ vui lòng. Năm xưa thiền sư cả đời luôn hành y cứu người, nay bệ hạ lại mở nơi giảng dạy y học, công đức chính là vô lượng, rất phù hợp với ý nguyện của thiền sư năm xưa, mượn dùng tên nào có lý không đồng ý."

Lê Tấn nghe xong thì nói:" có lẽ vậy, đáng tiếc là sở học của thiền sư lại thất truyền, nếu còn truyền thừa thì tốt quá." Xong hắn quay qua hỏi Trí Lâm đại sư:" chùa Hải Triều không có y sách gì của thiền sư được lưu lại sao ?"

Trí Lâm đại sư lắc đầu nói:" không có thưa bệ hạ, năm xưa giặc Minh tràn sáng c·ướp phá, sách vở nước Nam ta đều bị chúng c·ướp đi tất cả, y sách của thiền sư cũng không thoát khỏi kiếp nạn đó."

Lê Tấn khẽ than:" đúng là đáng tiếc, trẫm định triệu tập những người giỏi về Nam Dược vào kinh biên soạn một một y sách mới, hy vọng có thể thành công. Sau khi hoàn thành trẫm sẽ cho in ra nhiều bản phát cho các nơi, để dân ta có nhiều người hiểu hơn về Nam Dược."

Trí Lâm đại sư chắp tay nói:" đại thiện, đại thiện, từ nay bần tăng mỗi ngày sẽ cầu Đức Phật cho dự định này của bệ hạ được hoàn thành."

Lê Tấn đáp lại :" tạ ơn đại sư, trẫm cũng mong vậy." - Tiếp đó Lê Tấn vãn cảnh chùa, trò chuyện thêm vài điều cùng Trí Lâm đại sư. Buổi trưa cùng ngày hắn dùng cơm chay trong chùa, đến đầu giờ chiều thì cáo từ rời đi, tiếp tục hồi kinh.

***

Kinh Bắc, bên bờ sông Thiên Đức ( ngày nay là sông Đuống ) một nhóm gián điệp người Minh đang họp mặt, một hành động lớn sắp được tiến hành. Phụ trách lần hành động này là Lưu tiên sinh, người được Chỉ Huy Sứ Cẩm Y Vệ Đại Minh ở Ứng Thiên phủ ( Nam Kinh ) bổ nhiệm làm thống lĩnh toàn bộ lực lượng tình báo của phương bắc tại An Nam. Lưu tiên sinh mở đầu hỏi:" mọi thứ chuẩn bị thế nào rồi ?"

Một thuộc hạ của hắn trong lần hành động này là Liễu Thịnh đáp:" đã chuẩn bị ổn thoả cả rồi thưa thống lĩnh, mọi người đã diễn luyện ba ngày nay, có thể nói là nhuần nhuyễn."

Lưu tiên sinh hỏi lại:" đám người đó của ngươi đã quán triệt tinh thần hay chưa ?"

Liễu Thịnh đáp:" thuộc hạ đều đã nói cho bọn họ, tất cả đều sẵn sàng, ba người bọn họ biết lần này không còn sống trở về, tuy nhiên vì báo thù cho Đồng thủ lĩnh và các đầu lĩnh ở Đông Kinh bọn họ không tiếc mệnh."

Lưu tiên sinh cảm thấy rất hài lòng, lần này hành động được xác định là cảm tử, dùng sinh mệnh của một nhóm người để kéo theo mục tiêu đi hoàng tuyền. Chỉ là có điều lão còn băn khoăn, liền hỏi lại :" tin tức mục tiêu đi qua nơi này có chính xác hay không ?"

Liễu Thịnh đáp:" đây là tin tức của người Việt cung cấp cho chúng ta, nghe nói trong đoàn người hộ tống có người có đối phương, lộ tuyến nắm bắt rất rõ, bất kể bên phía mục tiêu có thay đổi gì thì kẻ đó sẽ thông báo nhanh nhất cho chúng ta."

Lưu tiên sinh cảm thấy ổn, vốn dĩ đây là hành động đột xuất nhưng khả năng thành công rất lớn. Chuyện là có một kẻ tìm đến thuộc hạ của Liễu Thịnh muốn hợp tác cùng bọn họ, đối phương cung cấp tình báo, bọn họ phụ trách ra tay. Cảm thấy đây là một cơ hội lập công, cũng là báo thù cho huynh đệ của mình, Lưu tiên sinh đã vạch ra một kế hoạch hành động nhanh chóng. Lần này đây lão phải cho người Việt một bất ngờ, để xứ An Nam hỗn loạn mới tốt.

***

Ngày 2 tháng 7, đoàn người nhà vua tới được sông bờ đông sông Thiên Đức, theo lộ trình chỉ cần vượt qua cầu phao trở về huyện Gia Lâm, tiếp đó vượt sông Hồng trở về Đông Kinh, dự kiến chiều tối có thể về đến . Mọi người đều cảm thấy có chút nhớ nhà, tối nay thôi tất cả có thể đoàn tụ với người thân sau gần nửa tháng đi xa, trong lòng có chút buông lỏng cảnh giác.

Mùa này mưa đã nhiều hơn, nước sông đều rất dồi dào, có nhiều phù sa hơn nên nước sông không còn trong xanh. Cầu phao nối hai bên đã được quan quân địa phương thông báo không cho phép dân chúng đi lại hôm nay, thân cầu được kiểm tra kỹ lưỡng để tráng có điều bất ngờ xảy ra. Trên sông thủy quân do Lê Bưu thống lĩnh tuần tra trên dưới nghiêm cấm cho tàu thuyền đi qua nơi này.

Mọi sự hoàn tất chuẩn bị, giờ Tỵ đoàn người bắt đầu vượt sông, Lê Tấn vì muốn nhìn ngắm cảnh vật nên đổi từ ngồi xe sang cưỡi ngựa đi đầu, Lê Bao dẫn 100 người đi trước mở đường cho hắn. Hơn ngàn người lần lượt qua cầu như một con rắn dài vắt trên mặt sông, đến khi Lê Tấn sang đến bờ tây thì bên bờ đông vẫn chưa hết người.

Đúng lúc này một loạt t·iếng n·ổ " đùng, đùng, đùng.." chát chúa vang lên, cầu phao lập tức bị cắt làm đôi. Tình cảnh hỗn loạn lập tức xảy ra, chiến mã hoảng loạn khiến cho rất nhiều túc vệ bị hất xuống sông, cầu phao đứt đôi khiến những người bên đầu phía đông bị kẹt lại, chiến mã chạy loạn dẫn đến dẫm đạp lên nhau.

Trên bờ tây, Lê Bao hô lớn "có thích khách, bảo hộ bệ hạ". Ngay lập tức hơn một trăm binh sĩ túc vệ mang theo khiên lớn tạo một vòng tròn bảo hộ xung quanh hoàng đế. Lê Tấn bị giật mình không kịp phản ứng gì, hắn cứ ngây ra trên lưng con chiến mã. Mãi cho đến khi túc vệ vây quanh hắn chật kín từ bốn phía, Lê Bao chạy lại gần tâu:" bệ hạ, xin người xuống ngựa tránh cho thích khách có cơ hội ra tay". - Lê Tấn lúc này mới bừng tỉnh, hắn để Lê Bao đỡ xuống ngựa. Tiếp theo đó Lê Bao yêu cầu hắn ngồi xuống đất, mười túc vệ quân mang theo khiên sắt tạo thêm một lớp che chắn từ bốn phía, thậm chí có bốn người giơ khiên che chắn trên đầu hắn.

Sau hai khắc đồng hồ, tình thế được kiểm soát. Lê Bao bẩm báo:" bẩm bệ hạ, có kẻ mai phục dưới nước dùng hoả nổ á·m s·át. Mục tiêu của chúng là bệ hạ, hiện tại có thể xác định xã giá của bệ hạ bị hủy đi, những người ở gần e là đều t·hiệt m·ạng trong vụ t·ấn c·ông vừa rồi ."

Lê Tấn trên mặt đầy giận dữ, lại là á·m s·át, lại là dùng quỷ thủy n·ém b·om t·ấn c·ông, lần trước là Tiểu Mai, lần này là hắn. Đám khốn kiếp này quả thật to gan, không thể tha thứ cho bọn chúng. Hắn liền hỏi:" có bắt được thích khách chưa ?"

Lê Bao đáp:" bẩm bệ hạ, hiện tại thủy quân đang vây bắt, chắc sẽ sớm bắt được."

Lê Tấn nói :" trẫm muốn truy được h·ung t·hủ, ngươi rõ ràng chứ ?"

Lê Bao đương nhiên rõ ràng, có thể xác định đây là á·m s·át có tổ chức, đám người thực hiện thực ra chỉ là con tốt, bệ hạ muốn là truy ra người sau màn, cần phải bắt được thích khách còn sống. Tuy nhiên điều này rất khó, đã liều mạng hành thích hoàng thượng e là không thể truy tra từ phía thích khách. Dù vậy không thể trái ý bệ hạ lúc này, ngài đang giận dữ, Lê Bao đáp:" thần rõ, thưa bệ hạ."

Lê Tấn gằn giọng nói:" trẫm xem rốt cuộc là kẻ nào to gan đến vậy."

** *

Trên chiến thuyền, Lê Bưu chỉ huy thủy quân cứu lấy những túc vệ bị rơi xuống sông. Bên cạnh đó hàng trăm thủy quân nhảy xuống siết vòng vây truy bắt thích khách. Rất nhanh có kết quả, hơn 300 túc vệ còn sống được vớt lên, trong đó có hơn bốn mươi người b·ị t·hương nặng nhẹ khác nhau, cùng với đó là 25 bộ t·hi t·hể. Từ quần áo còn xót lại, có thể xác định có 4 t·hi t·hể thái giám, 18 cái là túc vệ, 3 cái là thích khách. Đáng chú ý t·hi t·hể túc vệ và thái giám không có cái nào toàn vẹn, thích khách thì thâm đen cho thấy đã dùng kịch độc t·ự s·át.

Lê Bao ra lệnh cho quân lính tiếp tục tìm kiếm thêm, bản thân cho thuyền cập bờ tây đến gặp hoàng thượng báo cáo.

Lê Tấn nghe thấy Lê Bưu báo lại rằng chỉ có ba tên thích khách, tất cả đều đã t·ự s·át thì nổi giận. Mẹ kiếp đây rõ ràng là đ·ánh b·om cảm tử giống như thời hiện đại, quả là nguy hiểm luôn rình rập mọi nơi, hắn ngày sau còn dám xuất hành nữa ư. Trong này có trách nhiệm rất lớn của Cẩm Y Vệ, thủy quân, túc vệ. Tuy nhiên bây giờ không phải lúc truy cứu, hắn ra lệnh:" Lê Bưu, ngươi cho quân dùng thuyền trở hết túc vệ bên kia bờ sông qua đây. Lê Bao ngươi chỉ huy binh sĩ lập doanh, chúng ta sẽ ở lại bờ bên này nghỉ lại một đêm để quân y trị liệu cho những người b·ị t·hương, ngày mai hồi kinh."

Hai người Lê Bưu, Lê Bao chắp tay nói " tuân mệnh" lập tức đi an bài theo mệnh lệnh của hoàng thượng.

Đến đầu giờ chiều tất cả đều được ai bài tốt, doanh trại tạm thời được dựng lên, quân y cứu chữa cho người b·ị t·hương, đầu bếp thì chôn bếp nấu cơm. Trong doanh trướng, Lê Tấn xem qua Lê Bảo báo lên thì biết trong số những người bị t·hiệt m·ạng có Nguyễn Nhữ Vi và lão nội quan họ Đoàn. Điều này khiến hắn rất khó chịu, Nguyễn Nhữ Vi không hẳn là tốt lành gì nhưng lão rất trung thành với hắn, đơn giản vì lợi ích mà giữ lòng trung cũng là trung thành. Chưa kể lão còn có công rất lớn giúp hắn kế thừa ngai vàng, giờ lại t·hiệt m·ạng như vậy, cơ bản lão chỉ là bị liên lụy, thích khách mục tiêu là hắn. Lê Tấn quyết định sẽ cho người đem t·hi t·hể lão về quê hậu táng, ban thêm chút tiền của, ruộng đất cho người nhà lão phụ trách hương hoả, coi như bù đắp phần nào.

Chương 237. Ám sát.