Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 241. Sứ thần. ( Đặt tên chương thật là khó)

Chương 241. Sứ thần. ( Đặt tên chương thật là khó)


Chương 241.

Cùng thời gian tại Yên Kinh nước Minh, trên điện Thái Hoà trong Tử Cấm Thành, Chính Đức hoàng đế thiết triều sáng sớm đã cho triệu An Nam sứ thần vào yết kiến. Chính sứ Lương Đắc Bằng dẫn theo hai phó sứ Trịnh Duy Sản, Khương Chủng theo lệnh triều bái.

Gặp mặt sứ đoàn Chính Đức đế theo lệ hỏi thăm tình An Nam, việc ăn ở của sứ đoàn, những điều tâu của sứ đoàn lần này. Lương Đắc Bằng đại diện trước hết dâng lên danh sách cống phẩm, cùng với đó nêu ra ba điều tâu mà Lê Tấn bàn giao.

Danh sách cống phẩm bao gồm nhiều loại sản vật như vàng bạc thổ sản, quạt, vải lụa thổ sản, trầm hương, tốc hương, hương đen, hương trắng, hồ tiêu, bình hoa, lư hương, bát đĩa, giấy khổ lớn..... Tổng cộng một danh sách dài.

Ba điều tâu gồm có : Báo tang nhị Hiến Tông, Túc Tông ; xin chỉ sắc phong cho tân vương ; xin mở quan ải giao thương đường bộ giữ hai nước.

Mọi chuyện xong xuôi, An Nam sứ đoàn được cho phép lui, chờ đợi vua quan nước Minh bàn bạc rồi thông tin lại sau. Từ lâu Minh triều đề cao an toàn nơi biên giới, luôn thi hành chính sách cấm biên, không cho phép người trong nước xuất ngoại, càng không chào đón người nước ngoài nhập cảnh. Bên phía Đại Việt từ thời Lê Thánh Tông cũng áp dụng chính sách tương tự, giữa hai nước thường chỉ có sứ thần là được phép chính thức qua lại biên giới. Đối với các nước chư hầu phương Nam thì nhà Minh dành riêng cảng biển Quảng Châu cho việc giao thương, tuy nhiên chỉ có thể bán cho đơn vị triều đình Đại Minh chỉ định, không thể tự buôn bán với thương nhân bình thường. Đương nhiên chuyện địa phương lén lút buôn bán với thuyền buôn nước ngoài hay b·uôn l·ậu qua đường bộ vẫn có diễn ra, tuy nhiên đây vẫn luôn là hành vi bị cấm, kẻ nào b·ị b·ắt được sẽ chịu phạt nặng. Vậy nên khi nghe Lương Đắc Bằng đưa ra thỉnh cầu cuối cùng trong lần đi sứ này thì vua quan nước Minh rất bất ngờ, họ không rõ An Nam đây là ý gì. Đối với hai thỉnh cầu trước thì đương nhiên là đáp ứng được, chỉ có điều thứ ba này không ổn lắm.

Chính Đức đế lớn tiếng hỏi triều thần :" Các vị ái khanh cảm thấy yêu cầu mở cửa giao thương của An Nam thế nào ?"

Hàn Lâm đại học sĩ kiêm thủ phụ nội các Lưu Kiện đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, thần cho rằng mở quan ải thông thương rất không ổn, rất dễ gây ra hỗn loạn vùng biên cương phía nam."

Một vị thành viên nội các khác là Hàn Lâm đại học sĩ Lý Đông Dương cũng đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, thần cũng cho rằng không nên mở cửa quan ải vùng biên. Cho phép qua lại biên giới thường xuyên chính là mở đường cho gián điệp phương nam tràn sang dò xét tình hình nước ta, không có lợi về mặt quân sự."

Binh Bộ thượng thư Lưu Đại Hạ không đồng tình với ý kiến của Lý Đông Dương liền đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, thần cho rằng việc mở cửa thông thương với An Nam lợi nhiều hơn hại."

Chính Đức đế nghe vậy liền hỏi lại :" Lưu ái khanh sao lại nói vậy ?"

Lưu Đại Hạ đáp :" bẩm bệ hạ, việc giao thương trước tiên là hai bên đều có qua lại, mật thám An Nam có thể sang nước ta, chiều ngược lại thám báo nước ta cũng có thể tràn sang bên họ, từ đó nắm rõ tình hình phía nam nhiều hơn. Thứ hai, An Nam là nước nhỏ dù có biết nhiều hơn tình hình nước ta cũng chỉ có thể dùng để chuẩn bị phòng thủ biên giới, không có năng lực đánh sang nước ta, chiều ngược lại nếu nắm rõ tình hình phương nam, lại kết nối được một số lực lượng bên đó, một khi An Nam có biến động triều ta có thể phái binh xuôi nam, tái lập chiến tích dưới thời Thành Tổ ."

Hai ý kiến trái chiều đã khiến triều đình chia thành hai phe ủng hộ khác nhau, Chính Đức Đế suy xét xem là nên nghe theo ai. Chính Đức đế lại hỏi :" ái khanh nào có ý kiến khác hay không ?"

Bên trên mấy vị trọng thần đều giữ im lặng, cơ bản những gì nên nói ba người trước đã nói, họ không muốn đứng ra lặp lại. Đại thần nhóm im lặng thì những quan viên cấp thấp hơn đa phần đều giữ thái độ chờ xem. Lúc này, bỗng từ phía sau có một quan viên đứng ra tâu :" Bẩm bệ hạ, thần Binh Bộ Vương Thủ Nhân xin được nói lên suy nghĩ của mình."

Bách quan đều thầm liếc mắt nhìn lại Vương Thủ Nhân, trong ấn tượng của mọi người đây là một người ngay thẳng, làm quan thanh liêm, lời nói chính trực. Bởi vì tính cách của mình mà đường làm quan của hắn không quá thuận lợi, lúc thăng lúc giáng, xuất thân tiến sĩ nhị giáp, thì đình đỗ trạng nguyên lại là con trai của Vương Hoa, cháu của đại nho Vương Luân nhưng sáu năm nay lăn lộn cũng chỉ làm chức quan nhỏ trong Binh Bộ. Mọi người đều muốn nghe xem lần này hắn lại muốn nói lời gì . Chính Đức đế cũng tò mò muốn biết, liền nói :" Chuẩn".

Vương Thủ Nhân đạt được cho phép liền tâu :" bẩm bệ hạ, thần cho rằng việc mở cửa ải giao thương có nhiều lợi ích mặt kinh tế. Khi hai nước giao thương sẽ giúp nước ta và An Nam bù đắp cho nhau cho thiếu thốn về hàng hoá, có những thứ An Nam rất nhiều dùng không hết và ngược lại. Đồng thời quá trình này tạo ra một số thương nhân giàu có thực hiện nghĩa vụ nộp thuế làm giàu cho quốc khố. Hiện tại đám Oa khấu hoành hành rất nhiều trên biển, đẩy mạnh giao thương trên bộ sẽ có nhiều thương nhân từ bỏ b·uôn l·ậu trên biển, không còn thuyền buôn để c·ướp b·óc, Oa khấu liền suy yếu. Chưa kể An Nam kinh thương giàu có sẽ chuyển hướng sự chú ý của Oa khấu xuống phía nam, từ đó giảm tình trạng c·ướp phá lên vùng ven biển đông nam nước ta. Theo thần việc mở cửa quan ải giao thương đúng là có nguy cơ, tuy nhiên lợi ích đạt được lớn hơn nhiều, rất đáng để thử nghiệm. Thử một lần không có hại gì đối với nước ta, trong trường hợp kết quả không đạt được như ý muốn triều ta có thể tìm một lý do đóng cửa biên giới, khi đó An Nam cũng không thể nói gì."

Lưu Đại hạ dành cho cấp dưới của mình ánh mắt tán thưởng, lão quyết định sẽ cân nhắc nhiều hơn viên quan trẻ của Binh Bộ có tên Vương Thủ Nhân này. Chính Đức đế cũng là suy ngẫm rất nhiều, cân nhắc những điều Vương Thủ Nhân trình bày.

Bên kia thấy vậy Hàn Lâm đại học sĩ Tạ Di liền đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, việc mở cửa quan ải thông thương liên quan trọng đại tới an ninh vùng biên, không thể vội vàng quyết định. Thần đề nghị tạm thời gác lại, triều ta tiếp tục thương nghị kỹ càng thêm vấn đề này. Ngoài ra nên cử người cùng với sứ đoàn An Nam thương thảo chi tiết xem bên phía An Nam muốn mở cửa thông thương ở mức độ nào, quy mô ra làm sao. Từ đó có được cái nhìn chính xác hơn, khi đó đưa ra quyết định sau cùng vẫn chưa muộn."

Ý kiến của Tạ Di ngày lập tức trung hoà được mâu thuẫn, đồng thời không bác bỏ bên nào lại thể hiện sự cẩn trọng, rất nhanh đạt được sự ủng hộ của mọi người. Chính Đức đế cảm thấy đây là phương án tạm thời rất tốt, liền đồng ý. Vấn đề này tạm qua đi, triều hội tiếp tục với nhiều chính sự được vua quan Đại Minh cùng thương nghị giải quyết. Tận trưa muộn Chính Đức Đế mới tuyên bố bãi triều.

**

Trên đường trở lại hậu cung, Chính Đức Đế thuận miệng hỏi Lưu Cẩn :" ngươi thấy chuyện thông thương với An Nam như thế nào ?"

Lưu Cẩn nhỏ giọng đáp:" bẩm bệ hạ, quốc gia đại sự nô tài nào dám tham gia. Vấn đề này nên là Hàn Lâm Viện, nội các, các vị thượng thư đưa ra thương nghị, bệ hạ có thể nghe ý kiến của bọn họ, sau đó tự mình chọn lựa ý hay, đưa ra quyết đoán."

Chính Đức đế liền quát :" để ngươi nói liền nói, vòng vo trốn tránh cái gì, trẫm đương nhiên tự biết quyết đoán."

Lưu Cẩn thấy vậy liền thưa :" bệ hạ, theo cách nghĩ thiển cận của nô tài thì ý kiến của Vương Thủ Nhân rất tốt."

Chính Đức đế bắt đầu suy tư, hắn cũng cảm thấy lời của Vương Thủ Nhân rất hợp ý mình. Tuy nhiên đúng như Tạ Di nói, việc mở cửa quan ải phi thường hệ trọng, không thể qua loa, cần phải tìm hiểu rõ hơn mới quyết định mới là cách làm đúng đắn. Tính toán một hồi, Chính Đức Đế liền ra lệnh :" Truyền lệnh trẫm để Vương Thủ Nhân đại diện triều ta cùng sứ thần An Nam hiệp đàm chi tiết việc khai quan thông thương. Nắm được chỉ tiết nhanh chóng tâu lên trẫm, trẫm sẽ cân nhắc làm ra quyết đoán.""

Lưu Cẩn thân cận lâu ngày có thể phỏng đoán tâm ý của chủ nhân, lão biết bệ hạ đã xuôi, chỉ cần không xảy ra biến cố gì chuyện khai quan thông thương này ắt thành. Hôm qua đi truyền lệnh tên Khương Chủng kia gặp mặt lại biếu lão ngân phiếu một ngàn lạng bạc, không chỉ vậy còn hứa nếu chuyện An Nam thỉnh cầu được thông qua sẽ đáp lễ thêm một vạn lượng. Lưu Cẩn vui vẻ tuân lênh, nhanh chóng xoay người đi truyền ý chỉ của Chính Đức Đế.

Một cuộc hiệp đàm chuẩn bị được diễn ra giữa sứ đoàn An Nam do Lương Đắc Bằng dẫn đầu, Khương Chủng và Trịnh Duy Sản làm phó. Phía bên kia đại diện cho Minh triều là Vương Thủ Nhân Hứa Thiên Tích và Dương Đình Hoà được chọn làm phó .

PS: đây là chuyện, bịa mà thôi, bịa mà thôi.

Chương 241. Sứ thần. ( Đặt tên chương thật là khó)