Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 253. Toan Tính.
Chương 253.
Toàn bộ Đông Kinh lòng người bàng hoàng khi tin tức khâm sai đại thần gặp chuyện bất hạnh bỏ mình lan ra, ban đầu đa số mọi người không tin, cho rằng đây là lời đồn bậy. Tuy nhiên khi tin tức Hình Bộ, Đại Lý Tự, Ngự Sử Đài quan viên lên đường xuôi nam, cũng như không khí đau buồn cùng với những tiếng khóc thút thít từ phủ Đàm tướng quốc, Đô Ngự Sử, Nguyễn Thị Lang truyền ra thì mọi người đều chấp nhận sự thực .
Trong Phủ Thượng Tướng Quân, Thái Uý Lê Quảng Độ đang ngồi cùng Lê Tử Văn, Nguyễn Quang Mỹ trò chuyện. Lê Tử Văn hỏi nhỏ :" Thái Uý, ngài cho rằng chuyện này có phải là do bệ hạ an bài hay không?"
Thái Uý ngẫm một chút liền đáp :" Ta không thể khẳng định, tuy nhiên trước đó chúng ta đều đoán bệ hạ chắc chắn sẽ trừng phạt kẻ nào đó sau vụ hành thích bất thành trên sông Thiên Đức. Giờ đây lần lượt Thái Sư bị ép từ bỏ thực quyền, Đàm tướng quốc cùng Đô Ngự Sử lại bất hạnh bỏ mình, ta không thể không liên tưởng tới đây là một cuộc thanh trừng đối lập từ phía bệ hạ."
Nguyễn Quang Mỹ cũng lên tiếng hỏi :" bệ hạ làm như vậy có phải quá liều lĩnh rồi không ? Chúng ta đều biết những chuyện vừa xảy ra sẽ gây biến động rất lớn trong thời gian tới, đáng ra bệ hạ nên dùng thủ đoạn chậm rãi mài từng chút một để giữ vững sự ổn định đất nước mới là lựa chọn đúng đắn."
Thái Uý không đồng ý liền phản bác :" Quang Mỹ, cách nghĩ của ngươi sai rồi, bệ hạ cần làm ra biến động lớn mới có thể tạo dấu ấn đậm nét trong thời gian cai trị mới của mình. Ta đồ rằng đây chỉ là sự khởi đầu, lần này sẽ không ít kẻ gặp tai hoạ, cứ chờ mà xem đi."
Cả Lê Tử Văn và Nguyễn Quang Mỹ đều bất ngờ với nhận định này của Thái Uý. Đã c·hết một Tướng Quốc, một Đô Ngự Sử, một Thị Lang, lại có một Thượng Thư từ đi chức vụ còn chưa đủ lớn ư, nếu đây chỉ là khởi đầu vậy kết thúc của chuyện này kết quả còn đáng sợ đến mức nào.
Lê Tử Văn giọng điệu gấp gáp hỏi :" Thái Sư, nếu như ngài đoán đúng có khi nào bệ hạ sẽ trừ luôn cả chúng ta hay không ?"
" Sẽ không, chúng ta hiệu trung bệ hạ, cùng ngài có Minh Uớc, không cần lo lắng bị bệ hạ nhắm tới, đương nhiên là chúng ta phải tuân thủ không vi phạm thoả thuận thì được như vậy. Chưa hết, quá trình thanh trừng này bệ hạ cần sức mạnh hậu thuẫn, q·uân đ·ội chính là thanh đao trong tay ngài, không có lý gì lại tự phế chúng ta, vậy nên các ngươi cứ an tâm đi." Thái Sư rất tự tin nói ra.
Lê Tử Văn, Nguyễn Quang Mỹ cảm thấy cũng đúng, lúc này bệ hạ hẳn cần sức mạnh từ q·uân đ·ội để đè ép mọi sự phản kháng trong quá trình thanh trừng của mình. Coi như được yên tâm, hai người chuyển qua vấn đề khác, Lê Tử Văn hỏi :" Thái Uý, chuyện buôn bán muối kết thúc rồi chứ ?"
Thái Uý biết đối phương quan tâm vấn đề gì liền đáp :" Yên tâm, đã bắt đầu hạch toán rồi, đợi trung tuần tháng 9 sẽ chia lợi nhuận cho mọi người."
" Vậy thì tốt, vậy thì tốt, không giấu Thái Uý phủ của ta gần đây chi tiêu nhiều một chút." Lê Tử Văn không ngại xấu hổ bày ra lý do.
Đều là thân quen, hai người còn lại hiểu rõ cái tính tham tiền này của lão nên cũng không nói phá làm gì.
Ba người trò chuyện thêm một lúc, nội dung thì chuyển đủ từ chính sự quốc gia tới gia đình, ăn uống, vui chơi, vân vân. Đến khuya thì tản ra, ai về nhà nấy, kết thúc một buổi gặp mặt .
***
Trong hoàng cung, Huy Gia Thái Hậu ngồi nhìn trời đêm nghe Trần cô cô báo lại :" Bẩm chủ tử, trong nhà có truyền tới một thỉnh cầu nho nhỏ."
Huy Gia Thái Hậu ra lệnh:" nói xem, là chuyện gì ."
Trần cô cô thưa :" Là chuyện hậu cung của bệ hạ, triều thần sắp tới tập thể dâng tấu khuyên bệ hạ tuyển tú, sớm ngày có người thừa kế, trong nhà muốn chủ tử vào thời điểm quan trọng đứng ra nói thêm một chút."
Huy Gia Thái Hậu hiểu rằng đại ca muốn bà gây áp lực lên hoàng đế nhằm ép cháu trai bà phải đồng ý nạp thêm cung nhân. Mục đích phía sau là gì thì chưa rõ, tuy nhiên đại ca trước nay không bắn tên không đích. Với tư cách người nhà bà sẽ ủng hộ lão một chút sức lực, hơn nữa cũng muốn hoàng đế có thêm vài cung phi có xuất thân phù hợp, chứ nhìn vào thân phận hai nữ nhân mà nó chọn lập phi thì đúng là làm bậy.
Bỏ qua chuyện này, Huy Gia Thái Hậu chuyển chủ đề :" Việc điều tra vụ á·m s·át hoàng đế có tiến triển gì chưa ?"
Trần cô cô đáp :" thưa chủ tử, hiện vẫn chưa có tiến triển gì, tuy nhiên có vài manh mối nhỏ hướng về phía phủ Lữ Côi Vương, chúng nô tỳ đều cảm thấy bên đó có động cơ làm vậy ."
Huy Gia Thái Hậu nghe xong rất tức giận, bà ủng hộ Lữ Côi Vương kế thừa hoàng quyền không sai, tuy nhiên đối phương muốn dùng phương thức cực đoan thì bà không đồng ý. Việc một hoàng đế bị g·iết ảnh hưởng rất lớn đến quyền uy của hoàng tộc, làm suy yếu lòng kính sợ của toàn thiên hạ với đế vương, gián tiếp làm lung lay hoàng quyền, từ đó gây ra mầm mống hỗn loạn về sau.
Bà liền ra lệnh :" ngươi an bài người truyền khẩu dụ của ta cho Lữ Côi Vương, nói cho nó bổn cung không muốn lại nghe thấy kẻ nào đó âm mưu hành thích hoàng đế."
Trần cô cô tiếp vào mệnh lệnh, chờ báo cáo xong liền đi an bài. Tiếp theo nàng báo lên:" Chủ tử, vụ việc của Đàm tướng quốc và Đô Ngự Sử đã có thể chứng thực, có nhiều manh mối để lại hướng thẳng sự chú ý về phía bệ hạ. Tuy nhiên không thể loại trừ khả năng là trong nhà ra tay, dù sao mỏ vàng tại Quảng Nam chính là nguồn tài phú cùng cấp sự giàu có cho hai nhà Trịnh-Nguyễn chúng ta hơn 30 năm nay."
Huy Gia Thái Hậu rất thất vọng, dù là bên phía nào ra tay bà đều cảm thấy hành động này đi quá giới hạn rồi. Việc đương triều Tướng Quốc không minh bạch bị g·iết để lại hậu quả khôn lường về sau, ảnh hưởng đến sự ổn định của triều đại.
Huy Gia Thái Hậu than :" hy vọng chuyện lần này có thể dàn xếp thoả đáng, đừng để xảy ra chuyện gì mới tốt."
Trần cô cô thấy việc này không thể đảm bảo, năng lực mặt này của hoàng đế chưa được kiểm chứng. Nàng nhớ tới một điều, liền thưa :" chủ tử, bệ hạ mới sai người triệu Kinh Vương hồi kinh, có thể hai chuyện này có thể liên quan đến nhau."
Kinh Vương Lê Kiện là con út của Thánh Tông, những năm cuối đời ngài rất yêu thích hoàng tử này, không ít người phỏng đoán có thể Thánh Tông sẽ phế con trưởng lập con út làm người kế thừa đại thống, chỉ là chuyện chưa có xảy ra. Mỗi khi nhớ lại thời gian đấy Huy Gia Thái Hậu lòng vô cùng giận, nếu con trai bị phế thì đời này hai mẹ con bà triệt để thất bại, phải cụp đuôi mà làm người, thậm chí tính mạng còn có thể bị đe doạ. Vậy nên bà không muốn thấy cũng không muốn nghe về Kinh Vương cũng như mẫu phi của hắn Trịnh Thị. Không rõ đứa cháu của bà sao lại triệu kẻ đó hồi kinh, nó có m·ưu đ·ồ gì đây.
***
Trong Ngự Thư Phòng hôm nay vô cùng yên tĩnh, Lê Tấn cho Đạt được nghỉ vài hôm không cần tiến cung, tất cả thái giám đều bị đuổi ra ngoài vì hoàng thượng cần sự yên tĩnh. Lê Tấn bắt đầu viết từng cái tên Lương Đắc Bằng, Lê Kiện, Đàm Thận Huy, Ngô Hoán, Trương Kỷ Trung, Nguyễn Vĩnh Tín. Cân đo đong đếm một hồi hắn lại đặt bút khoảng tròn ba cái tên Lê Kiện, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Vĩnh Tín.
Trương Kỷ Trung quá ngay thẳng, làm quan địa phương nhỏ còn tạm ổn chứ đưa lão về triều trong thời điểm tranh đấu quyết liệt này chưa thích hợp.
Đàm Thận Huy là lão thần dưới thời Thánh Tông, một trong số các thành viên của hội Tao Đàn năm xưa, khi còn nhỏ hắn từng gặp qua vài lần. Khi Hiến Tông lên ngôi lão bị biếm đến địa phương làm tri huyện, nay muốn triệu về kinh sử dụng e là hơi gấp rút, sợ lão không kịp thích nghi với không khí tranh đấu quyết liệt trong triều lúc này.
Ngô Hoán cũng là một trong số các thành viên của hội Tao Đàn dưới thời Thánh Tông. Tài năng của lão đã được chứng thực, chỉ là làm việc có chút chưa đủ cẩn trọng bị người khác nắm được nhược điểm, một kích khiến lão mất chức. Lê Tấn vừa mới khởi phục cho lão làm quan ở Thanh Hoá, không thích hợp lại triệu về kinh.
Lương Đắc Bằng đi sứ có công, sau khi trở về được trọng dụng rất thích hợp. Nguyễn Vĩnh Tín làm quan địa phương lâu năm, lý lịch rất tốt, quan trọng là kiến giải của lão về vấn đề giáo d·ụ·c được Lê Tấn xem trọng, muốn triệu về kinh trọng dụng.
Cuối cùng là Lê Kiện, thập tứ hoàng thúc của hắn, người được phong hào Kinh Vương. Vị hoàng thúc này hơn hắn 10 tuổi, là người tài hoa chỉ tiếc không có cơ hội thi triển, hoàng thúc sợ phụ hoàng hắn nghi kỵ nên giấu tài, an phận làm nhàn vương. Lê Tấn muốn lôi vị này vào triều, phần vì muốn tận dụng tài năng của hoàng thúc, phần vì muốn tạo ra thêm một đối trọng chính trị với Lữ Côi Vương. Hắn sẽ tìm cách bồi dưỡng vị này thành một con hổ mới để quần nhau với Lữ Côi Vương.
Khi kế hoạch này của hắn thành công thì các thế lực khác phải cân nhắc nhiều hơn, trừ Lữ Côi Vương thì Lê Tấn ném ra cho bọn họ thêm một lựa chọn để đầu tư, đây chính là cách làm bọn họ phân tâm, phân tán sức mạnh của những kẻ muốn chống đối hắn.
Đúng lúc hắn đang tính toán thì phía trên xà nhà vắng lên tiếng nói của Ma Cờ Bạc :" Tiểu chủ nhân, đã tra được kẻ tiết lộ lộ trình của ngươi khi đông tuần trở về."
Lê Tấn ánh mắt sắc lẹm hỏi :" Là kẻ nào ?". Vấn đề này hắn đặc biệt quan tâm, chỉ cẩn tra được manh mối này hắn có thể đoán ra kẻ nào muốn mạng hắn.
Ma Cờ Bạc ở phía trên đáp :" Là một thống lĩnh dưới trướng Lê Bưu, hắn bị người khống chế ép làm việc này. Hắn và người nhà đều c·hết rồi, bị kẻ chủ mưu hạ độc thủ."
Lê Tấn ánh mắt bắt đầu chuyển đỏ, hắn có thể đoán được chuyện gì đã xảy ra. Trong đầu toàn tính kế hoạch đáp trả, lần này phải cho đối phương một kích thật nặng, tiện thể thực hiện bước tiếp theo trong kế hoạch lớn của hắn.