Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 255. Biến động nhân sự.

Chương 255. Biến động nhân sự.


Chương 255.

Một lúc lâu sau, Tả Tướng Quốc mở lời tâu hỏi :" Bệ hạ, việc bổ nhiệm Kinh Vương làm Hình Bộ thượng thư có phải quá vội vàng rồi hay không ?"

Thái Sư theo sau đề nghị hoàng đế nên cân nhắc kỹ hơn về quyết định này của mình. Rất nhiều quan viên thuộc hai phe Sĩ Phu Bắc Hà và Phương Nam Thế Tộc theo sau hai vị này đứng ra.

Lê Tấn quá quen với cảnh tượng này, hắn rất cứng rắn nói: " Chuyện này trẫm đã dành rất nhiều thời gian cân nhắc mới quyết định, nào phải tùy hứng nhất thời, không cần lại tốn thêm thời gian. Hơn nữa trẫm luôn lấy chữ tín làm đầu, lệnh đã ban ra sao có thể thu lại, đã không thể thu lại lệnh ban ra còn cân nhắc thêm làm gì."

Mọi người nhớ tới bệ hạ vẫn thường treo câu " quân vô hí ngôn" trên miệng thì cảm thấy vô lực, chuyện này không còn đường vãn hồi.

Lê Tấn muốn sớm bỏ qua chuyện này, liền chuyển câu chuyện :" Tiếp tục tấu báo, ai có tấu gì thì tâu lên ".

Lần lượt có bách quan đứng ra tấu trình, vấn đề đều được giải quyết. Quá nửa thời gian buổi chầu, Lại Bộ thượng thư Bùi Minh Viễn đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, Đàm tướng quốc, Nguyễn Thị Lang, Đô Ngự Sử gặp chuyện bất hạnh dẫn đến thiếu đi người gánh trọng trách. Dù lúc này đáng ra không nên nhắc chuyện đau thương nhưng do chính sự yêu cầu thần xin tấu lên để bệ hạ và bách quan cùng nhau thương nghị xem ai là người thích hợp ngồi vào các vị trí bị trống do họ để lại."

Vấn đề này tất cả mọi người đều quan tâm, ba vị trí quan trọng trong triều đình bỏ trống, ai sẽ là người may mắn được chọn ngồi lên đây. Các phe phái đều mong muốn bên phía mình có thể có người được chọn thăng chức.

Lê Tấn đương nhiên có tính toán từ trước, hắn liền đưa ra :" Trẫm đã cân nhắc qua chuyện này, xét thấy lần này sứ đoàn đi sứ phương bắc có công lớn, trẫm định thăng chức cho Chính Sứ Lương Đắc Bằng và hai Phó Sứ Trịnh Duy Sản, Khương Chủng. Theo đó Lương Đắc Bằng được thăng lên giữ chức Thượng Thư Lễ Bộ, Trịnh Duy Sản được thăng giữ chức Công Bộ Tả Thị Lang, Khương Chủng đảm nhiệm vị trí Lễ Bộ Hữu Thị Lang. Đương nhiệm Lễ Bộ Hữu Thị Lang Nguyễn Bảo Khuê thăng lên giữ chức Tả Thị Lang Lễ Bộ, tạm thời thay mặt quản lý Lễ Bộ cho đến khi Lương ái khanh hồi triều. Chúng ái khanh cảm thấy an bài này của trẫm như thế nào ?"

Bách quan cảm thấy an bài này của bệ hạ có tính cân bằng rất cao, lần lượt là một người thuộc phe sĩ phu, một người thuộc phe phương nam thế tộc, cuối cùng là một người thuộc phe ngoại thích của nhà vua. Cả ba tham gia đi sứ, đúng là lập được công lớn, chịu vất vả bôn ba đường xa, thăng chức là xứng đáng. Bởi vậy nên không ai phản đối an bài này, chỉ hô hoàng thượng anh minh.

Tuy nhiên vẫn còn hai vị trí Đô Ngự Sử và đặc biệt quan trọng là vị trí Hữu Tướng Quốc còn bỏ trống. Bùi Minh Viễn tâu hỏi:" bệ hạ, còn hai vị trí Đô Ngự Sử và Hữu tướng thì người an bài ra sao ?"

Lê Tấn như được lập trình, liền đưa ra :" Đối với vị trí Đô Ngự Sử trẫm muốn Triệu Tri Phủ Từ Sơn Nguyễn Vĩnh Tín hổi kinh đảm nhiệm, Lại Bộ nhanh chóng tìm người thay thế vị trí Tri Phủ Từ Sơn."

Lại một sự điều động nhân sự có tính bất ngờ của hoàng đế, một Tri Phủ nhảy mấy bậc lên làm Đô Ngự Sử tam phẩm đại quan, đúng là nhất phi trùng thiên. Nhiều người muốn biết Nguyễn Vĩnh Tín này lại là người nào, sao lại có may mắn được hoàng thượng nhìn trúng.

Đối với chuyện chọn người bổ chức Tri Phủ thì Lại Bộ quen việc, không chút khó khăn, Bùi Minh Viễn chắp tay tuân lệnh.

Trong sự chờ đợi của mọi người, Lê Tấn nói ra :" Chức Hữu Tướng Quốc từ Thái Uý tiếp nhiệm. Ngoài ra trẫm dự định cho tái lập Khu Mật Viện, do Hữu Tướng Quốc đảm nhiệm vai trò đứng đầu, các đô đốc Ngũ Quân Phủ là thành viên Khu Mật Viện. Từ nay trở đi Tả Tướng Quốc đảm nhiệm vấn đề nội chính, Hữu Tướng Quốc đảm nhiệm quản lý mặt quân sự. Chúng ái khanh cảm thấy thế nào ?"

Lê Quảng Độ vốn mang tâm thái người xem, không thể ngờ lại có vận may rơi trúng đầu mình, Tướng Quốc là vị trí trong mơ của kẻ làm thần tử. Hơn nữa bệ hạ muốn tái thiết lập Khu Mật Viện, cơ quan chuyên môn phụ trách việc quân cơ, lại để lão đứng đầu nơi này, đại quyền trong tay sao có thể không vui mừng.

Bên kia Bùi Xương Trạch suy nghĩ để Lê Quảng Độ giữ chức Hữu Tướng như vậy khá ổn. Dù phe sĩ phu mất đi chức Hữu Tướng Quốc của Đàm Văn Lễ nhưng thực chất quyền nội chính vẫn nắm trong tay lão, không hề suy yếu phạm vi quyền lực nắm được.

Thái Sư và phe phương nam thế tộc không vui nổi, tổng thể bọn họ mất đi một chức Thượng Thư lại chỉ bù được một chức Thị Lang. Dù rằng bên này có m·ưu đ·ồ lôi kéo Lương Đắc Bằng về phe phương nam nhưng thành hay không khó mà nói trước.

Trên tất cả q·uân đ·ội lần này triệt để quật khởi, quyền nói chuyện trên miếu đường của bọn họ lớn hơn trước rất nhiều. Tất cả các bên cũng đã hiểu rõ nguyên nhân tại sao q·uân đ·ội lại tỏ thái độ ủng họ hoàng đế mạnh mẽ đến như vậy trong thời gian qua, đơn giản là lợi ích mà hoàng đế cho q·uân đ·ội là to lớn.

Chuyện này có phản đối cũng không được, hơn nữa lại thành kẻ đứng mũi chịu sào trước tập đoàn thế lực q·uân đ·ội, vậy nên không ai đứng ra phản đối dự định này của hoàng đế.

Vấn đề biến động nhân sự trên triều đình tạm qua, bách quan tiếp tục tấu báo. Người tiếp theo đứng ra là Nguyễn Bảo Khuê, lão tâu :" bẩm bệ hạ, việc chuẩn bị tế lễ Trung Túc Vương và cúng tế Thái Tổ nhân ngày giỗ đã được chuẩn bị hoàn tất, chi tiết có trong tấu chương này, thần xin dâng lên mời bệ hạ ngự lãm."

Tấu chương được chuyển tới, Lê Tấn mở ra xem. Nội dung bên trong bao gồm hai phần lễ tế, một là tế Trung Túc Vương Lê Lai, sau đó là tế giỗ Thái Tổ đương triều . Năm xưa Trung Túc Vương xả thân cứu chúa, vậy nên Thái Tổ luôn ghi nhớ công này, trước khi ngài băng hà có dặn lại trước ngày giỗ ngài một ngày phải cúng tế Lê Lai, tục này truyền tới muôn đời. Dân gian đời sau có câu "21 Lê Lai 22 Lê Lợi" chính là từ đây mà ra, dù ngày giỗ Trung Túc Vương đúng ra phải là 29 tháng 4 âm lịch mới chính xác.

Mấy chục năm nay cứ đến 21 tháng 8 triều đình sẽ làm lễ tế Trung Túc Vương Lê Lai, một ngày sau sẽ làm lễ tế nhân ngày giỗ Thái Tổ. Theo lệ sẽ có người chịu trách nhiệm tế bái ở Lam Kinh, song song với đó tại Đông Kinh nhà vua dẫn theo bách quan cũng tham gia một lễ tế tương tự do Lễ Bộ chuẩn bị.

Đối với việc thường niên này Lễ Bộ làm quen, không có sai xót gì, Lê Tấn hài lòng với kế hoạch do Nguyễn Bảo Khuê dâng lên liền cho một chữ "chuẩn".

Tiếp đó Nguyễn Bảo Khuê báo cáo về công tác chuẩn bị trường thi Hương tại các địa phương cũng như kinh thành, tất cả đều sẵn sàng cho kỳ thi diễn ra từ ngày 25 đến ngày 27 tới đây. Lê Tấn xem qua một lượt tấu chương rồi cũng cho thông qua. Nguyễn Bảo Khuê hoàn thành công việc, không còn gì muốn tấu thêm liền xin phép lui lại.

Những tấu chương còn lại nội dung khá thường gặp, nhanh chóng được thương nghị giải quyết. Đến giờ trưa thì tuyên bố bãi triều, hoàng đế lui về hậu cung, bách quan thì tản đi.

Chiều tối bách quan lần nữa tiến cung, đại thần nhóm theo hầu Hoàng Đế, Thái Hậu, Thái Hoàng Thái Hậu, Quý Phi tới Vọng Lâu nhìn ra Thành Đông dùng tiệc Trung Thu, thưởng nguyệt kèm với đó là trình diễn pháo hoa, các vị Thân Vương cũng có mặt trong bữa tiệc. Phần còn lại tại điện Kim Phụng dùng tiệc Trung Thu do Lễ Bộ sắp xếp, đến tận cuối canh hai mới kết thúc. Bởi vì ba vị đại thần mới gặp chuyện nên hoàng đế ra lệnh yến tiệc chỉ có ăn uống, ngắm cảnh, không có tổ chức ca vũ, nhã nhạc, cả tiết mục làm thơ đối chữ cũng bị bỏ đi.

Dân chúng Đông Kinh ngày này rất vui nhộn, nào tiếng pháo nổ, tiếng trẻ con vui đùa, các đoàn múa Lân nhộn nhịp qua lại trên đường phố, đoàn người tham gia rước đèn, dưới nước tràn đầy hoa đăng rực rỡ.

Khi yến tiệc đang diễn ra thì Trung Đô Phủ Doãn Triệu Công Minh chạy tới báo lên :" Bẩm bệ hạ, Thành Đông có người tụ tập đánh nhau, thần xin phép được xuất cung xử lý việc này".

Lê Tấn đương nhiên không thể ngăn cản thần tử làm đúng chức trách lập tức chuẩn cho thỉnh cầu này của lão.

Triệu Công Minh rời đi không lâu thì Lê Niệm lại tới, lão tâu lên :"bệ hạ, người dưới báo lên đám con em nhà quan lại, huân quý lại tụ tập đánh nhau ở Thành Đông, Triệu Công Minh không thể ép được lũ ngang ngược đó."

Lê Tấn nghĩ một chút, liền lệnh Lê Tử Văn mang theo Kim Ngô Vệ đi trấn áp đám người kia. Kèm theo dặn dò nhốt tất cả vào ngục của Kim Ngô Vệ, không có chỉ ý của hắn không thả ra.

Chương 255. Biến động nhân sự.