Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 257. Đại Việt Hoàng Gia Học Viện.
Chương 257.
Vài ngày sau đó giới quyền quý Đông Kinh liên tục tìm cách quan hệ nhưng không cách nào mang được con em nhà mình ra khỏi nhà lao Kim Ngô Vệ. Lê Tử Văn phải chịu áp lực ngày càng lớn, đến nỗi lão cáo ốm trốn biệt trong nhà, gia nô được lệnh đóng chặt cửa phủ không tiếp khách. Phu nhân của Lê Quýnh và Lê Đạt Chiêu xót con, họ muốn nhờ quan hệ thân thiết giữa các nhà cầu Lê Tử Văn mở mặt lưới nhưng không được, bọn họ đành kéo đến khóc lóc cầu xin Lê Quảng Độ giúp đỡ. Đối với chuyện này tân nhiệm Hữu tướng quốc cũng đau đầu không thôi, người hiểu chuyện đều biết vấn đề không nằm ở Lê Tử Văn mà là vị trong cung kia kìa, ngài ấy chưa cho thả thì Lê Tử Văn cũng không có cách nào khác. Đáng sợ là những người tích cực trong chuyện này đều là các vị phu nhân, bọn họ nào để ý nhiều vấn đề chính trị, con họ chịu khổ lòng họ đau, ai nấy đều mong sớm ngày đón quý tử về nhà. Quan lớn quan nhỏ trong triều đều đau đầu trước các vị phu nhân, nhà công hầu bá tước cũng không khác là bao.
Ngày 19 tháng 8, buổi sáng hoàng đế cho triệu các vị đại thần tiến cu·ng t·hương nghị cách xử lý vấn đề con cháu gia tộc quyền quý gây chuyện. Lần lượt Bùi Xương Trạch, Lê Quảng Độ, Nguyễn Hữu Vĩnh, Ngô Minh, Nguyễn Quang Mỹ, Lê Kiện, Lê Bình, Bùi Minh Viễn, Dương Nguyên Trực, Nguyễn Bảo Khuê có mặt trong điện Cần Chính.
Lê Tấn mở đầu :" Con cháu các gia đình quyền quý cậy vào quyền thế của cha ông không tuân vương pháp, thường gây chuyện đánh nhau, ảnh hưởng đến trị an. Vài tháng trước xảy ra một vụ, giờ lại xảy ra một vụ, nhìn rộng ra toàn thiên hạ thì chuyện tương tự không hiếm, hầu như năm nào cũng có một vài vụ lớn, nhỏ hơn thì vô số. Điều này làm xấu mặt toàn bộ tầng lớp quyền quý, dân chúng sinh ra nhận thức không tốt đối với con em nhà quyền quý. Trẫm thấy vấn đề này rất nghiêm trọng, cần nhanh chóng tìm phương án giải quyết triệt để. Hôm nay trẫm triệu chúng ái khanh tới là muốn bàn về vấn đề này."
Mấy vị đại thần nghe xong rất im lặng, trong lòng vài người thầm nghĩ "nói con nhà quý tộc thích gây chuyện, làm xấu mặt gia tộc nhiều nhất cái thành Đông Kinh này thì chính là bệ hạ ngài đó, vậy mà ngài lại có thể không biết xấu hổ nói ra những lời vừa rồi". Đối với chuyện con cháu nhà quý tộc gây chuyện thì làm sao mà giải quyết triệt để được, không phải không muốn mà là không thể.
Con em quý tộc ở Đông Kinh rất nhiều, phần lớn đều được giáo d·ụ·c rất tốt, luôn tuân thủ quy củ lễ nghĩa, nhận được sự giáo d·ụ·c tốt nhất nên tầng lớp này xuất hiện không ít kẻ có tài hoa xuất chúng. Tuy nhiên kiểu gì các nhà cũng sẽ có một vài đứa kém một chút, nói kém là nói giảm nói tránh, thực ra là tệ. Những đứa trẻ sinh ra trong nhà quý tộc, lớn lên trong nhung lụa, lại có bản tính lười nhác, thích chơi bời, đáng nói hơn là chúng lại được cưng chiều quá mức dẫn đến đạo đức không chuẩn mực. Chuyện này rất bình thường, bởi nhẽ bó đũa còn có chiếc dài chiếc ngắn, con người nào có thể đều có phẩm chất tốt đẹp. Nếu người nào cũng tốt thì làm gì còn người tốt nữa, xã hội chính là vậy, phải có kẻ xấu thì mới có người tốt, hai bên tương phản làm bật lên giá trị của đối phương. Vậy cho nên con nhà quyền quý có vài kẻ không ra gì rất là bình thường, muốn tất cả đều tốt là không thể nào.
Quay trở lại cuộc thương nghị, Bùi Tướng Quốc tâu hỏi:" bệ hạ, chuyện này người có kế hoạch gì sao ?"
Lê Tấn đáp lời " Bùi ái khanh hiểu trẫm, trẫm có một kế hoạch rất tốt, có thể giải quyết vấn đề này".
Mấy vị đại thần đều rất nghi hoặc, rốt cục là thứ gì khiến cho bệ hạ tự tin làm được điều tưởng như không thể. Cùng thắc mắc như vậy, Bùi Tướng Quốc tiếp tục hỏi:" bệ hạ, kế hoạch cụ thể của người ra sao ?"
Lê Tấn liền bắt đầu giảng :" Thánh nhân dạy " nhân chi s·ơ t·ánh bổn thiện" điều đó cho thấy người sinh ra bản chất là tốt, chỉ là do môi trường xung quanh tác động làm thay đổi tính cách, suy nghĩ mà trở thành người xấu. Vậy cho nên yêu cầu có giáo d·ụ·c, thông qua quá trình này định hướng con người ta trở thành người tốt. Trẫm cũng nghĩ như vậy, những đứa trẻ không tốt trong gia đình quyền quý là do nhận được sự giáo d·ụ·c chưa đủ tốt. Để giáo d·ụ·c con em nhà quyền quý phát triển đúng hướng trẫm quyết định mở một học viện chuyên giáo d·ụ·c con em nhà quyền quý."
Lễ Bộ Tả Thị Lang Nguyễn Bảo Khuê cảm thấy khó hiểu, lão đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, việc giáo d·ụ·c con em nhà quyền quý xưa nay chưa từng bị xem nhẹ. Nhà nào cũng mời thầy dạy riêng tại nhà cho lũ trẻ, lớn hơn một chút thì cho vào học ở các nơi Sùng Văn Quán, Tú Lâm Cục do triều đình cử người dạy học. Cùng với đó bản thân người làm cha làm mẹ đều dành ít nhiều thời gian giáo d·ụ·c con cái. Từ tất cả điểm trên, thần cho rằng việc xây dựng trường học mới là không cần thiết."
Hộ Bộ thượng thư Dương Nguyên Trực vô cùng sầu lo với dự định này của hoàng thượng, bởi vì nó sẽ tốn kém một khoản ngân sách, nhiều ít còn chưa rõ, phải đợi xem bệ hạ muốn mở trường lớn đến mức nào. Bởi vậy lão đứng ra ủng hộ quan điểm này của Nguyễn Bảo Khuê. Các vị đại thần khác có thái độ tương tự trong vấn đề này.
Lê Tấn thấy vậy liền nói một câu:" Con cháu giới quyền quý có thành phần kém cỏi, điều đó chứng tỏ phương pháp giáo d·ụ·c hiện tại không đạt được hiệu quả. Không đủ tốt thì phải thay đổi, trẫm sẽ dùng phương pháp khác thay đổi hiện trạng này."
Nguyễn Bảo Khuê tò mò phương pháp gì khiến bệ hạ tự tin như vậy, lão hỏi :" bệ hạ, người có thể cho thần được biết phương pháp giáo d·ụ·c mà bệ hạ muốn áp dụng cụ thể ra sao hay không?"
Mấy vậy đại thần khác đều có chung thắc mắc này, tập trung lắng nghe hoàng thượng trả lời.
Lê Tấn từng sống ở thể kỷ 21, đương nhiên từng biết đến nhiều phương thức giáo d·ụ·c tiên tiến. Hắn bắt đầu giảng :" Trẫm muốn xây dựng một ngôi trường lớn, sau đó cho tất cả con cháu nhà quyền quý tập trung tới đó ăn ở học tập. Tại đây sẽ thi hành nếp sống kỷ luật cao theo mô hình quân quản, con cháu các nhà sẽ sinh hoạt điều độ tuân theo quy chế đề ra. Giáo d·ụ·c cũng tiến hành bắt buộc, nội dung bao hàm toàn diện, có văn có võ, lễ nghi quy chuẩn, ứng xử chuẩn mực...."
Sau khi nghe hoàng đế trình bày phương pháp giáo d·ụ·c được mô phỏng y chang các trường q·uân đ·ội ở thời hiện đại, đại thần nhóm đều rất trầm ngâm. Họ có thể hiểu rằng bệ hạ định xây dựng một cái trại tập trung trên danh nghĩa trường học, tiếp đó cho lùa hết con em quyền quý vào đó huấn luyện theo phương pháp nghiêm khắc nhất. Hiệu quả ra sao thì chưa rõ nhưng chắc chắn ngay lập tức sẽ giải quyết được vấn đề con cháu nhà quyền quý phá phách lung tung ảnh hưởng đến người dân, đơn giản chúng bị nhốt lại một chỗ rồi. Bọn họ cảm thấy thế cũng tốt, bớt đau đầu cho những bậc làm cha mẹ như bản thân, chỉ là đám ranh con trong nhà chuẩn bị chịu khổ rồi. Bệ hạ nói rằng con em nhà quyền quý 10 tuổi sẽ bắt buộc tới trường học kiểu mới này theo học 6 năm, ngoài ra những đứa nào đã quá 16 tuổi mà còn gây chuyện cũng bị ném tới huấn luyện 3 năm. Đám trẻ bị nhốt trong nhà lao của Kim Ngô Vệ cùng với đám gây chuyện tại Đông Kinh đợt bệ hạ nam tuần chính là hai nhóm đầu tiên theo dạng này.
Dương Nguyên Trực trong lòng rất lo lắng, bệ hạ đây là muốn xây một ngôi trường cho hàng vạn người tới học tập, sinh sống. Có thể tưởng tượng quy mô của ngôi trường này, cần phải xây dựng khối lượng công trình khổng lồ, chi phí lớn có thể nghĩ. Lão chắp tay tâu :" bệ hạ, kinh phí xây dựng trường học này quá lớn, quốc khố không thể đảm đương, xin bệ hạ cân nhắc lại."
Mấy vị đại thần khác lúc này mới nghĩ tới vấn đề này, xây trường lớn như vậy không chỉ tốn rất nhiều tiền, còn cần lượng vật liệu khổng lồ cùng với số lượng nhân công tính hàng ngàn. Họ đều muốn biết bệ hạ có từng tính toán qua những vấn đề này hay không.
Đáp lại câu hỏi của Dương Nguyên Trực, Lê Tấn nói:" Trẫm không nói sẽ dùng tiền của quốc khố, đây là công trình phục vụ phát triển giáo d·ụ·c con em quyền quý, vậy hãy để các nhà quyền quý quyên góp tiền xây trường. Cụ thể mỗi nhà sẽ đóng góp 1/10 gia sản để phục vụ xây trường, hoàng gia sẽ dẫn đầu quyên góp 5 vạn quan tiền. Ngoài ra những nhà phú hộ trong thiên hạ có thể dựa vào quyên tiền xây trường đạt được danh ngạch cho phép con em bọn họ tới trường này học tập, quyên 1000 quan thì tương đương với 1 danh ngạch nhập học mỗi năm."
Đại thần nhóm nghe xong liền giật mình, bọn họ lập tức từ thái độ có chút ủng hộ chuyển sang muốn phản đối. Mỗi nhà 1/10 gia sản rõ ràng là khoản tiền không nhỏ, không ai muốn quyên số lớn như vậy. Quan trọng hơn việc để cho các nhà phú hộ nộp tiền rồi cho phép con em bọn họ tới học chung với con cháu quan lại, huân quý làm bọn họ không thoải mái. Giàu có và quyền quý là hai đẳng cấp khác nhau, kẻ giàu có rất nhiều kiểu, người quyền quý không chỉ giàu có còn phải có địa vị.
Tả Tướng Quốc đứng ra tâu :" bệ hạ, việc bắt buộc nhà quyền quý quyên góp 1/10 gia sản xây trường rất không ổn, sẽ vấp phải sự phản đối. Còn chuyện cho phép nhà phú hộ quyên tiền rồi cấp cho danh ngạch nhập học cũng không tốt, sẽ hạ thấp thân phận của tầng lớp quyền quý."
Lê Tấn đoán trước đại thần nhóm sẽ có thái độ này, hắn thuyết giảng:" Con cái chính là của cải lớn nhất của mỗi gia đình, có nhiều tiền của mà con cái không ra gì thì trước sau gì cũng phiền não. Trẫm xây dựng trường đào tạo con em nhà quyền quý thành tài, yêu cầu mỗi nhà bỏ chút tiền tài rất bình thường. Đám trẻ hư hỏng thường ngày ăn chơi phá phách tiêu tốn không ít tiền của các nhà quyền quý, giờ đây có cơ hội bỏ một ít tiền thay đổi con em nhà mình tin chắc không ai từ chối, phải biết rằng đầu tư cho giáo d·ụ·c là đầu tư cho tương lai.
Còn tại sao lại cho phép nhà phú hộ quyên tiền rồi cho phép con em bọn họ tới học là vì nghĩ cho dân chúng. Trên thực tế con em nhà phú hộ thường hay dựa vào thế lực của nhà mình hoành hành bá đạo ở địa phương, gây phiền toái cho dân chúng không kém hơn con nhà quyền quý. Trẫm muốn gom cả chúng lại cùng giáo d·ụ·c, tránh cho chúng ở nhà không được dạy bảo đủ tốt làm hại dân chúng."
Mấy vị đại thần nghe xong thấy cũng có lý, không phản bác được, vậy nên dù không vui vẻ lắm vẫn phải chấp thuận đề xuất quyên tiền của hoàng đế.
Ngô thượng thư nãy giờ chủ yếu lắng nghe, lúc này lên tiếng tâu :" Bệ hạ, trường học lớn này người định đặt tên ra sao ?"
Lê Tấn liền đưa ra cái tên rất kêu " Đại Việt Hoàng Gia Học Viện". Ngoài ra hắn còn cho Ngô Minh biết do Công Bộ đang phụ trách xây dựng quá nhiều công trình nên trường học này sẽ giao cho người khác phụ trách, cụ thể là nhân tài mới bên cạnh hắn Vũ Như Tô.
Đến đây thì mọi người ngờ ngợ nhận ra chút gì đó, đặc biệt Binh Bộ thượng thư Nguyễn Quang Mỹ trong lòng cười thầm. Lão hiểu hết rồi, cái gì mà phát triển giáo d·ụ·c, thay đổi thực trạng con em nhà quyền quý, tất cả chỉ là lý do bệ hạ đưa ra để quang minh chính đại c·ướp c·ủa nhà giàu trong thiên hạ một vố. À không, phải nói là yêu cầu quyên góp mới đúng, mặc dù sự quyên góp này là bắt buộc.