Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 261. Bệnh.

Chương 261. Bệnh.


Chương 261.

Đêm ngày 20, khi dân chúng thành Đông Kinh chuẩn bị tắt đèn đi ngủ thì một cơn bão đổ bộ vào khu vực đồng bằng Bắc Hà. Giông lốc kết hợp sấm sét khiến lòng người cảm thấy bất an, mưa lớn kéo dài tới tận giữa trưa ngày hôm sau.

Nói ra cũng may mắn, từ đầu tháng 8 đến nay đây mới là cơn bão đầu tiên tiến vào vùng đồng bằng Bắc Hà. Thời gian này hậu quả của hai cơn bão lớn hồi cuối tháng bảy đã được khắc phục, nước sông cũng hạ xuống mức thấp. Dù cơn bão này đổ bộ cũng không gây áp lực lớn lên hệ thống sông ngòi, đê sông được bảo vệ.

Thời tiết luôn là yếu tố ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người, do cơn bão đổ bộ mà kế hoạch tế lễ Trung Túc Vương Lê Lai phải tạm hoãn lại đến buổi chiều. Đầu giờ Mùi, hoàng đế dẫn theo các thành viên hoàng gia, bách quan văn võ toàn triều tiến hành tế tự. Hơn một canh giờ thì nghi lễ hoàn thành, không cho mọi người được nghỉ ngơi thì cơn giông lại tiếp tục kéo tới, hoàng đế nhanh chóng hồi cung, những người khác cũng được phép hồi phủ.

Suốt từ giữa giờ Thân đến tận sáng ngày hôm sau mưa lớn không ngừng, điều này dẫn đến lo lắng cho việc tổ chức lễ tế vào ngày giỗ Thái Tổ. Đúng là trời cao không chiếu cố, mưa kéo dài quá trưa không có dấu hiệu tạnh, hoàng đế đành phải dẫn theo quần thần đội mưa làm lễ tế giỗ Thái Tổ. Một canh giờ dầm mưa khiến không ít người gặp vấn đề về sức khỏe, tiêu biểu là hoàng đế cơ thể nhiễm lạnh, khi trở về liền mắc chứng phong hàn.

Triệu Thái Y rất tận tâm, lão nhanh chóng kê cho hoàng đế thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, nước thuốc mà vị Thái Y này tâm huyết chỉ đạo sắc thang dâng lên bị hoàng đế lén đổ đi. Đơn giản Lê Tấn bình thường hầu như không dùng thuốc của Thái Y Viện, mỗi khi hắn gặp vấn đề về sức khoẻ Quỷ Y sẽ tự giác cấp thuốc. Phong hàn chỉ là chứng bệnh thông thường, Lê Tấn dùng chút bột thuốc hoà với nước uống vào, ngủ một giấc sáng mai liền có thể khoẻ rồi.

Lê Tấn coi nhẹ nhưng Hoàng Thái Hậu lại lo lắng cho sức khỏe của hắn, bà tự mình xuống bếp nấu cho hắn một hủ canh gà hạt sen, đương nhiên cho thêm nhiều táo đỏ mà hắn thích ăn nhất. Quý Phi của hắn có tâm trạng lo lắng không thôi, nàng tự mình xuống bếp nấu cho hắn một phần canh gừng để xua tan hàn khí.

Giữa canh nhất, Quý Phi là người mặc kệ trời mưa đem canh gừng tới Điện Bảo Quang trước. Lê Tấn uống vào canh gừng, hạnh phúc nói :" nàng vất vả rồi, trẫm chỉ bị phong hàn nhẹ, nghỉ ngơi một hôm sáng ngày mai liền khoẻ, nàng không cần lo lắng."

Quý Phi đương nhiên biết bệnh phong hàn không quá nguy hiểm, bình thường uống thuốc đầy đủ rất nhanh sẽ khỏi, nhưng nào có chuyện không lo cho được. Nàng vì quan tâm mà lo lắng, dù bệ hạ chỉ xước nhẹ chút da hay bị hắt hơi sổ mũi thì nàng vẫn lo lắng cho ngài. Đây là là sự quan tâm khi một người yêu một người, để người đó trong lòng mình.

Tiểu Mai cùng Lê Tấn trò chuyện một lúc, qua hai khắc thời gian liền xin phép hồi cung để người bệnh được nghỉ ngơi. Vốn nàng định ở lại chăm sóc bên cạnh nhưng lại sợ Lê Tấn không kiềm chế mà hành sự, sẽ ảnh hưởng không tốt đến thân thể.

Quý Phi đi được hơn một khắc thì Thái Hậu lại tới, bà mang theo canh gà mà Lê Tấn thích nhất. Lê Tấn nhẹ nhàng đánh một tô canh, cho vào bụng hai cái đùi gà thơm ngọt.

Trong quá trình này hai mẹ con không ngừng trò chuyện. Thái Hậu nói :" Con đó, cậy mạnh gì chứ, rõ ràng là có thể dùng lõng che lại không chịu, nhất quyết hứng chịu mưa gió."

Lê Tấn cười trừ nói:" Thái Tổ vì dựng lên cơ nghiệp mà chịu bao gian khổ, ngày giỗ ngài con chịu chút mưa gió nào đáng gì. Vả lại con là chủ tế, đứng cho người khác che mưa nào đúng lễ nghi, không thể phá hư quy củ."

Thái Hậu miệng cười nhìn hắn nói :" Này lại tuân thủ lễ nghi, quy củ kia đấy. Hoàng nhi, con nói xem lời này con nói ra có ai tin hay không."

Hừ, hoàng nhi cho rằng bà ngốc hay là nó ngốc rồi, lấy cái lý do cũng phải có tý tính thuyết phục người khác tin theo mới được chứ. Một kẻ chẳng xem quy củ ra gì, thường vứt lễ nghi sau đầu như hắn thì làm gì có chuyện nhất nhất tuân thủ đám quy củ, lễ nghi đó được.

Lê Tấn lúc này cũng thấy lý do mình đưa ra có chút qua loa, hắn ngại ngùng nói :" Dù sao con cũng là hoàng đế, không dám chịu chút mưa gió tức quá yếu đuối, nhất là bách quan đều đội mưa trong suốt quá trình tế bái, con để người che lõng thì rất khó coi."

Thái Hậu biết mình có nói thế nào thì con trai vẫn tìm ra lý do nào đó bao biện mà thôi, nàng tạm bỏ qua chuyện này. Thái Hậu chuyển vấn đề khác nói: " hoàng nhi, hai hôm trước chúng ta nói chuyện tuyển thêm cung nhân cho con chưa xong, hôm nay chúng ta lại tiếp tục."

Nói đến chuyện này Lê Tấn lại thấy đau đầu, khi hắn đi tìm Thái Hậu nói chuyện này lòng tràn đầy tự tin sẽ thuyết phục được bà nghe mình mà không gây áp lực lên Tiểu Mai, chỉ là thực tế và suy nghĩ của bản thân đôi khi không có như ý hắn.

Hôm đó đầu tiên hắn đưa ra lý do rằng nữ nhân chưa đủ 21 tuổi cơ thể chưa hoàn mỹ, làm mẹ lúc này rất không có lợi cho sức khoẻ của người mẹ và đứa nhỏ, vì vậy hắn không muốn Tiểu Mai sinh con sớm. Đối với luận điểm này của hắn Thái Hậu liền phản bác, bà giảng chuyện bao đời nay nữ nhân bình thường 16 tuổi đã thành gia lập thất, sinh con đẻ cái rất bình thường, chưa thấy y sư nào nói không tốt. Thái Hậu không hề nhượng bộ, bà còn đưa ra chuyện có nhiều nữ nhân 13-14 tuổi đã kết hôn sinh con.

Thời đại này việc thành gia lập thất sớm rất phổ biến, từ đó dẫn đến hiện tượng phụ nữ có thai sớm, điều này gây hại cho sức khoẻ những người mẹ trẻ tuổi đó. Nghiêm trọng hơn, việc các bé gái chưa hoàn toàn trưởng thành đã kết hôn và sinh con dẫn đến tình trạng rất nhiều trẻ sơ sinh c·hết non, sản phụ thì có thể bị khó sinh mà t·ử v·ong. Dù việc sinh nở có thể thuận lợi thì có một tỷ lệ rất lớn sản phụ trẻ gặp phải các vấn đề suy giảm sức khoẻ hậu sản. Lê Tấn biết chuyện, hắn muốn thay đổi thực trạng này, nâng cao sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh nhưng điều kiện hiện thời chưa cho phép.

Hắn rất cố gắng giải thích lý lẽ của mình cho mẫu hậu hiểu nhưng không có kết quả. Thái Hậu cho rằng Tiểu Mai đã qua tuổi 16, tuổi này cơ thể đã đủ trưởng thành, sinh con sẽ không gặp vấn đề gì. Ngoài ra bà phân tích cho hắn việc hoàng đế có được một hoàng tử rất có lợi cho việc củng cố quyền lực, cũng như ổn định nền chính trị quốc gia. Hai người ai cũng giữ quan điểm của mình, không chịu nghe theo quan điểm của người kia, vậy nên cuộc tranh luận không có kết quả, tạm thời được gác lại.

Trở lại cuộc trò chuyện, Lê Tấn nói với Thái Hậu :" Mẫu hậu, người cho chúng con thêm thời gian 2-3 năm, đến khi đó con và Tiểu Mai nhất định sẽ sinh cho người vài đứa tôn tử, tôn nữ."

Thái Hậu đương nhiên không chịu, hai ngày qua bà dốc hết suy nghĩ tìm kiếm lý lẽ thuyết phục hoàng nhi sớm tuyển thêm phi tử, ngoài ra không ngại huy động thêm kẻ dưới cùng nghĩ cách. Cuối cùng một trong số những thái giám hầu cận của bà dâng lên một phương sách hay. Hắn nói rằng " nếu bệ hạ cho là cơ thể Quý Phi không đủ trưởng thành để sinh con thì Thái Hậu có thể đề nghị bệ hạ nạp thêm những cung phi nhiều hơn Quý Phi 4-5 tuổi, bằng cách này để bệ hạ sớm có cho mình hoàng tử, còn Quý Phi khi nào đủ trưởng thành lại sinh hoàng tử cũng không muộn".

Một lời nói như khai sáng cho Thái Hậu, dù chuyện tuyển tú xưa nay đều là chọn ứng viên trẻ trung, đối với khuê nữ đã 20-21 thường bị cho là quá tuổi sẽ không được tham gia dự tuyển. Tuy nhiên vì mục tiêu nhanh có cháu Thái Hậu không thèm để ý chuyện này, chỉ cần hoàng nhi chịu nghe đề xuất này thì bà lập tức sai người xuất cung đi tuyển lựa tú nữ.

Thái Hậu đưa ra đề nghị này đúng là khiến cho Lê Tấn không còn lý lẽ nào phản bác. Sau một hồi lâu nghe Thái Hậu giảng giải, cuối cùng hắn đành chịu thua, phải chấp thuận việc tổ chức tuyển tú.

Thái Hậu đạt được mục đích liền vui vẻ rời đi, mọi lo lắng về chuyện hoàng nhi mắc phong hàn đã bị bà ném sau ót, bà phải nhanh chóng cho người thì hành việc này, không thể để lâu kẻo hoàng nhi lại đổi ý. Thời tiết m·ưa b·ão hẳn khiến người ta cảm thấy tồi tệ nhưng lúc này Thái Hậu lại cảm thấy hôm nay thật đẹp, dúng là tâm tình vui vẻ thì nhìn đâu cũng là cảnh đẹp nhân gian.

***

Cùng gặp vấn đề về sức khoẻ giống như Lê Tấn còn có không ít quan viên trong triều, đáng kể nhất là Thái Sư ốm không nhẹ. Lão tuổi tác đã cao, sức đề kháng đối với bệnh tật không tốt, năng lực phục hồi cũng kém, vậy nên đây là một lần ốm nan của Thái Sư.

Bởi vì chuyện này mà phủ Trình Quốc Công loạn cả lên, Dương Thái Y được mời tới chuẩn trị, người hầu mang đơn chạy vội đi bốc thuốc sắc thang, trên dưới toàn phủ tất cả đều rất khẩn trương. Thậm chí người nhà của Thái Sư còn mong muốn Thái Y ở lại trong phủ để theo dõi bệnh tình của lão. Dương Thái Y là người quen biết nhiều năm với phủ Trình Quốc Công, rất nể mặt nhận lời.

Chương 261. Bệnh.