Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 265. Đại triều.

Chương 265. Đại triều.


Chương 265.

Ngày 20 tháng 9, như thường lệ đại triều hội diễn ra ở sân Phụng Tiên. Hoàng đế gần đây không còn thường ban chiếu, khởi đầu buổi chầu đều là câu quen thuộc "có tấu tâu lên, không tấu bãi triều". Đương nhiên bình thường làm sao có chuyện không có tấu, trừ khi tất cả các triều thần đạt được sự ăn ý nào đó.

Người đầu tiên đứng ra tâu lên là Hộ Bộ thượng thư Dương Nguyên Trực :" bẩm bệ hạ, các tiền trang đã chuyển đủ tiền vào quỹ dự trữ bắt buộc, Công Bộ chúng thần đã đối chiếu sổ sách chính xác cũng như nhận bàn giao đầy đủ. Tất cả chi tiết đều có trong tấu này, xin dâng lên mời bệ hạ ngự lãm."

Đỗ Khắc Hải nhanh ý làm việc, chốc lát tấu chương được chuyển tới trên tay Lê Tấn, hắn mở ra xem một lượt, nội dung bên trong đầy đủ chỉ tiết, chỉ cần lướt qua có thể hiểu rõ. Hắn hài lòng với phần năng lực làm việc này của Hộ Bộ, không keo kiệt khen ngợi vài lời, chuyện này cứ như vậy qua.

Tiếp theo đó Dương Nguyên Trực lại tâu :" bẩm bệ hạ, theo quy định của Thánh Tông hoàng đế thì triều ta cứ ba năm một tiểu điển, 6 năm một đại điển. Vào những năm đại điển các xã quan sẽ mang theo sổ sách vào kinh đối chiếu, ghi lại biến động nhân khẩu của từng xã trong cả nước vào sổ tổng của Hộ Bộ. Năm nay chính là một năm đại điển, theo thông lệ sau vụ mùa, xã quan giúp quan phủ thủ thuế xong xuôi thì đầu tháng 11 các xã trưởng trên toàn quốc sẽ lên đường về kinh thực thi chức trách của bản thân. Hộ Bộ chúng thần đã chuẩn bị một bản kế hoạch cho hoạt động này, xin dâng lên mời bệ hạ ngự lãm."

Đỗ Khắc Hải lại tiếp tục công việc, tấu chương thứ hai của Dương Nguyên Trực lại tới trên tay Lê Tấn. Mở ra xem một lượt, cảm thấy không có sai xót gì liền hài lòng. Đối với chuyện quản lý hộ khẩu này Thánh Tông rất coi trọng, nắm được nhân khẩu và thuế ruộng chính là nắm vững quyền khống chế quốc gia. Trước kia các thế lực địa phương thường có dấu giếm nhân khẩu, ruộng điền nhằm t·rốn t·huế bỏ vào túi riêng, các đời hoàng đế trước đây đều không giải quyết được. Khi Thánh Tông lên ngôi đã rất để tâm chuyện này, nhờ vào tài trí cùng với sự quyết đoán của mình nên ông đã nắm được quyền khống chế mệnh mạch quốc gia.

Chuyện thường xuyên tổ chức đại điển, tiểu điển này gây tốn kém không ít, nhưng vì hiệu quả đạt được rất tốt nên từ trước đến nay khoản chi tiêu tiền này được cho là xứng đáng. Chỉ cần nghĩ chuyện gần bảy ngàn tên xã trưởng trên khắp cả nước ăn uống, đi lại từ quê đến kinh thành rồi lại từ kinh thành về quê là biết tốn hao chừng nào tiền của. Đâu phải xã trưởng chỉ đi một mình, lại còn phải có kẻ đi theo phục dịch, vận chuyển đồ đoàn. Lê Tấn muốn thay đổi nhằm tiết kiệm một khoản chi phí, tuy nhiên lúc này chưa có biện pháp hay, cần nghiên cứu thêm để tìm ra phương án mới.

Cân nhắc một chút, cuối cùng Lê Tấn cũng phê duyệt bản kế hoạch này của Hộ Bộ. Đến đây Dương Nguyên Trực xin phép lui về, nhường chỗ người khác tấu trình.

Thái Y Lệnh Triệu Khang là người tiếp theo đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, sau khi chiếu chỉ tổ chức biên soạn y điển được ban ra, đến nay đã có hơn ngàn đầu sách y lớn nhỏ được nộp lên, ngoài ra còn có 128 vị y sư trong cả nước tới tham gia biên soạn y điển, đáng chú ý trong số này có không ít danh y nổi danh thiên hạ. Tất cả đều được thể hiện chi tiết trong bản tấu này, xin được dâng lên mời bệ hạ ngự lãm."

Chốc lát tấu chương lại được Đỗ Khắc Hải đặt vào tay Lê Tấn, hắn mở ra đọc một lượt nội dung bên trong, tiếp đó như suy nghĩ điều gì đó một chút rồi nói:" Thái Y Viện làm rất tốt công tác này, trẫm tin tưởng y điển lần này có thể biên tốt. Bởi vì số người biên soạn và y thư gửi về nhiều trẫm quyết định tăng thêm kinh phí cho kế hoạch biên soạn y điển thêm 5 vạn quan tiền, Hộ Bộ nhanh chóng cấp đủ khoản này cho Thái Y Viện."

Triệu Khang mau chóng tạ ân trước khoản đầu tư thêm này của hoàng đế, không ngừng đảm bảo mình và những đồng liêu khác sẽ nỗ lực hết mình hoàn thành nhiệm vụ này.

Dương Nguyên Trực cũng đứng ra chắp tay nói tuân mệnh, với tư cách người quản lý tài chính quốc gia lão đương nhiên có chút lo lắng bệ hạ lại nổi hứng mà chỉ tiêu vô tội vạ, tuy nhiên không thể trái ý ngài lúc này, đành phải vâng mệnh.

Triệu Thái Y báo cáo xong xuôi, đến lượt Bùi Tướng Quốc đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, lúa vụ mùa ở các nơi đều đã trổ bông, theo dự tính thì khoảng 20-25 ngày nữa có thể thu hoạch. Đây là báo cáo chi tiết từ các địa phương gửi về, thần đã tổng hợp lại trong bản tấu này, xin dâng lên bệ hạ ngự lãm."

Lê Tấn nhận tấu chương, mở ra đọc một lượt nội dung bên trong. Các nơi báo về năm nay đợt lúa trổ đòng thì gặp phải m·ưa b·ão nên sản lượng vụ mùa có thể giảm sút đáng kể, điểm duy nhất đáng mừng là không có nhiều nơi lúa bị ngã đồng, dân chúng còn chắc chắn có thu hoạch.

Đối với sản xuất lúa vụ mùa luôn là như vậy, mang tính may rủi rất lớn do giai đoạn lúa phát triển phải trải qua mùa m·ưa b·ão. Bởi vậy lúa vụ mùa luôn không năng suất bằng lúa vụ Chiêm, cũng dễ gặp t·hiên t·ai dẫn đến mất trắng. Suy tính đôi chút hắn liền hỏi:" Bùi ái khanh, phía dưới có báo lên sản lượng vụ mùa năm nay so với mọi năm dự đoán thay đổi như thế nào hay không ?"

Bùi tướng quốc thưa :" bẩm bệ hạ, theo như dự đoán thì năng suất lúa giảm hơn so với vụ mùa năm trước khoảng hai thành. Tuy là không bằng năm trước nhưng so với trung bình nhiều năm cũng không phải kém, dân chúng vẫn là có thể thu đủ lương thực cho năm nay."

Sở dĩ Bùi Tướng Quốc nói vậy là vì theo thống kê vụ Chiêm năm nay cho thu hoạch rất tốt, trong dân đang tích trữ lượng lớn lương thực, dù vụ mùa năm nay sản lượng không được tốt nhưng đa số dân chúng vẫn có đủ thóc ăn qua mùa giáp hạt năm sau.

Lê Tấn lại tính toán trong đầu một chút, cuối cùng cảm thấy vẫn tương đối ổn, không cần thiết có một đợt giảm thuế ruộng cho năm nay. Tấu chương được phê duyệt, chuyện này được thông qua.

Tả Tướng Quốc lùi lại, Hữu Tướng Quốc lại bước ra tâu :" bẩm bệ hạ, việc thành lập lại Khu Mật Viện theo lệnh của người đã được dự trù tốt, cũng đã được xây dựng kế hoạch chi tiết. Nội dung đầy đủ được thể hiện trong tấu chương này, thần xin được dâng lên mời bệ hạ ngự lãm."

Lê Tấn nhận tấu, lại xem xét nội dung bên trong. Theo đó Khu Mật Viện sẽ được tái lập với trụ sở nằm ở một góc nằm trong khuôn viên hoàng thành, ở phía tây nam. Nhân viên của Khu Mật Viện sẽ bao gồm có người đứng đầu là Lê Quảng Độ, xếp ngay phía sau là 10 vị tả hữu đô đốc các quân phủ, cuối cùng là khoảng 50 nhân viên cấp thấp hơn. Đối với quy mô này của Khu Mật Viện Lê Tấn cho là hợp lý, nhanh chóng phê chuẩn kế hoạch này.

Hữu Tướng Quốc nhận được kết quả, liền xin phép lui về. Tiếp theo là Lễ Bộ Tả Thị Lang Nguyễn Bảo Khuê đứng ra tấu:" bẩm bệ hạ, kỳ thi Hương của khoa thi năm nay đã được kết thúc tốt đẹp, trên cả nước không có vụ g·ian l·ận nào xảy ra. Hiện tại công tác chấm thi đều đã được hoàn thành, hai ngày tới sẽ yết bảng cho sĩ tử trong thiên hạ được xem."

Đối với chuyện không có g·ian l·ận nào Lê Tấn giữ thái độ hoài nghi, dù là thời nào thì thi cử luôn có k·ẻ g·ian lận, quan trọng là có bị phát hiện hay người có trách nhiệm có muốn phát hiện hay không mà thôi. Tuy nhiên hắn cũng hiểu cho Nguyễn Bảo Khuê, hắn mới thăng chức lại gánh hết trách nhiệm của Lễ Bộ trong thời gian này, dù sao cũng không muốn có chuyện không hay xảy ra lúc này, việc có lén chỉ đạo cấp dưới ém nhẹm, xử lý khéo vài sự việc rất dễ hiểu.

Không có ý định làm khó tân nhiệm Tả Thị Lang Lễ Bộ đồ mình bổ nhiệm, vậy nên Lê Tấn nhanh chóng phê chuẩn tấu chương này. Dù không có dành cho lời khen tốt nhưng cũng không chê trách hay làm khó gì. Nếu có kẻ nào g·ian l·ận mà có cơ hội tham gia kỳ thi Hội thì cơ bản khả năng kẻ đó đỗ Tiến Sĩ năm nay là không cao, đơn giản đề thi Hội kỳ này do chính hắn ra, không chỉ thế hắn còn dự định tự mình tham gia công tác chấm thi.

Lại một người lui về chỗ, người tiếp theo đứng ra tấu là Công Bộ Ngô Minh. Lão lần lượt báo lên tiến độ thi công của các công trình trọng điểm của năm nay, kèm theo đó là tấu chương chi tiết về tiến độ của từng nơi. Không chỉ vậy, còn có yêu cầu giải ngân vốn theo giai đoạn cho từng dự án đang thi công. Xem xong một hồi Lê Tấn cũng phê chuẩn cho tấu này của lão.

Tiếp theo lại có nhiều quan viên đứng ra dâng tấu, lần lượt đều được Lê Tấn và bách quan thương nghị giải quyết. Số ít sự vụ không thể giải quyết nhanh thì được tạm gác lại, chờ phương án sau. Giờ Ngọ ba khắc mới bãi triều, hoàng đế trở lại hậu cung, bách quan thì kết bạn rời đi.

Chương 265. Đại triều.