Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 271. Tốt đến không thể tốt hơn .
Chương 271.
Tháng chín cứ chầm chậm qua đi, tháng mười lại dạm ngõ, trên từng vùng quê Đại Việt người nông dân đang chờ mong ngày thu hoạch lúa vụ mùa. Đối với dân chúng vùng Bắc Hà thì tháng 10 đến đồng nghĩa là mùa m·ưa b·ão đã qua đi, hiếm khi mới có thêm bão đổ bộ vào vùng này sau tháng 9 âm lịch. Một năm nay dù vất vả nhưng coi như cũng yên ổn, may mắn không có nơi nào vỡ đê gây l·ũ l·ụt, dân chúng được qua thêm một năm tốt lành.
Trái với vùng Bắc Hà, phía nam mà cụ thể là vùng Quảng Nam - Thuận Hoá mùa này mới là cao điểm m·ưa b·ão, đầu tháng mười một cơn cuồng phong ập vào vùng này. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn, cộng hưởng với địa hình hẹp chiều ngang, dốc theo hướng từ tây sang đông khiến cho mực nước tại các con sông nhanh chóng vượt ngưỡng báo động. Chuyện gì tới rồi phải tới, khắp một vùng bị thủy tại tàn phá, làng mạc bị nhấn chìm, hoa màu bị mất trắng, thậm chí có thiệt hại về nhân mạng. Dân chúng vùng này xót xa nhìn những cánh đồng sắp tới mùa thu hoạch bị ngập trong biển nước, nhiều người cố gắng gặt vội nhằm vớt vát một chút công sức cả năm bỏ ra, tuy nhiên cũng chẳng thu được bao nhiêu.
**
Ngày 10-10, trên triều hội Tả Tướng Quốc Bùi Xương Trạch dẫn đầu đứng ra tấu lên :" bẩm bệ hạ, Thừa tuyên Quảng Nam và Thuận Hoá đã liên tục gửi nhiều bản tấu báo lên thiệt hại do đợt b·ão l·ũ vừa xảy ra, thần đã tổng hợp tất cả trong bản tấu này, xin dâng lên bệ hạ xem xét và quyết đoán."
Đỗ Khắc Hải nhận tấu từ trong tay Bùi Tướng, kiểm tra một chút rồi chuyển vào tay hoàng đế.
Lê Tấn nhận được lập tức mở ra xem, thiệt hại quả nhiên không nhỏ. Theo thống kê Thuận Hoá hiện tại đã có 42 n·gười c·hết và m·ất t·ích, trâu bò thiệt hại 428 con, các loại gia s·ú·c gia cầm khác không thể thống kê hết, đáng lo nhất là có tới hơn một nửa diện tích canh tác chưa kịp thu hoạch bị ngập trong n·ước l·ũ, cơ bản là mất trắng hoặc thu được chỉ là lúa hỏng, diện tích không bị n·gập l·ụt cũng bị ảnh hưởng m·ưa b·ão mà thiệt hại rất lớn. Tình hình ở Quảng Nam khá hơn, chỉ có 8 người t·hiệt m·ạng, hơn trăm trâu bò mất đi, tình trạng đồng ruộng n·gập l·ụt cũng không nghiêm trọng như Thuận Hoá.
Gấp lại tấu chương, hắn hỏi:" phía nam bị t·hiên t·ai tàn phá, triều đình cần ứng đối ra sao ? Chúng ái khanh có ý kiến gì hay không ?"
Kinh Vương đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, theo ngũ kiến của thần thì nên làm mấy việc. Thứ nhất là lập tức lệnh cho hai thừa tuyên Quảng Nam, Thuận Hóa mở kho thóc cứu tế bách tính. Thứ hai là ban bố lệnh miễn giảm thuế khoá cho dân hai vùng này. Thứ ba là tổ chức thu mua lúa gạo từ Bắc Hà chuyển vào, đảm bảo vùng Quảng Nam, Thuận Hoá không xảy ra n·ạn đ·ói. Thứ tư là điều q·uân đ·ội từ Nghệ An, Thanh Hoá xuôi nam giúp dân chúng khắc phục hậu quả t·hiên t·ai, đồng thời đảm bảo không có kẻ nào nhân t·hiên t·ai mà kích động dân vùng này làm loạn."
Lê Tấn cảm thấy ý kiến này của đối phương khá tốt, tuy nhiên vẫn không đạt tới tính toán trong lòng hắn. Trong việc cứu trợ thiên tài này hắn có đọc qua một vài phương pháp trong sách sử, lần này hắn muốn học theo tiền nhân.
Người tiếp theo đứng ra là tân nhiệm Đô Ngự Sử Nguyễn Vĩnh Tín, lão tâu :" bẩm bệ hạ, thần cho rằng những việc Kinh Vương nêu ra rất thiết thực, cũng hợp lý trong tình cảnh này, thần rất tán thành ý của ngài ấy. Tuy nhiên thần xin bổ sung thêm một đề nghị, đó là triều đình cử khâm sai xuôi nam đốc sát quá trình cứu tế, khắc phục hậu quả t·hiên t·ai."
Lê Tấn nghe qua liền hiểu dụng ý của Nguyễn Vĩnh Tín, thực ra t·hiên t·ai nhiều khi chưa phải là nguyên nhân đẩy dân chúng vào khó khăn cùng cực mà là nhân hoạ. Thực hiện chẩn tai ở địa phương có nhiều khuất tất, việc biển thủ, ăn bớt lương thực, tráo đổi lương thực chất lượng kém trong quá trình cứu tế thường xuyên xảy ra. Rồi chuyện phân chia không đều, không đúng đối tượng cần cứu trợ cũng gây ra bức xúc trong dân chúng. Mới hồi năm Cảnh Thống thứ 6 từng xảy ra một lần t·hiên t·ai diện rộng, triều đình dốc hết tồn trữ trong kho cứu tế bách tính, kết quả dân chúng chẳng nhận được bao nhiêu mà phần lớn rơi hết vào tay một nhóm người. Bài học đã có sẵn, không thể lại dẫm lên, Lê Tấn tiếp thu kiến nghị này của Nguyễn Vĩnh Tín.
Hỏi qua ý kiến vài vị triều thần, cuối cùng hắn quyết định ban ra năm mệnh lệnh :
- Thứ nhất, dùng phi cáp truyền lệnh cho hai thừa tuyên Quảng Nam, Thuận Hoá lập tức mở kho lương phát chẩn cứu đói trong vòng 20 ngày.
- Thứ hai, lệnh Hộ Bộ tổ chức thu mua 40 vạn thạch lương chuẩn bị vận chuyển xuống phía nam.
- Thứ ba, lệnh Tổng Binh Thuận Hoá, Quảng Nam lập tức tổ chức tuyển chọn hoàng đinh từ dân v·ùng l·ũ tham gia q·uân đ·ội. Lực lượng này trước tiên đảm nhiệm việc khắc phục hậu quả t·hiên t·ai, sau đó tham gia huấn luyện. Tổng số tuyển chọn là 4 vệ binh, mỗi vệ gồm 6 sở, mỗi sở 400 người, tất thảy 9600 binh sĩ.
- Thứ tư, bổ nhiệm Đô Ngự Sử Nguyễn Vĩnh Tín làm khâm sai đại thần xuôi nam đốc sát quá trình khắc phục t·hiên t·ai. Ban cho thượng phương bảo kiếm, có quyền tiền trảm hậu tấu.
- Thứ năm, lệnh cho hai thừa tuyên Quảng Nam, Thuận Hoá từ ngày 1-11 tổ chức người dân tham gia đào hồ chứa nước, tu bổ đê sông. Quy định người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên tham gia lao động mỗi ngày được trả công 5 cân thóc và 3 đồng tiền, trẻ con từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi được trả 3 cân thóc, 1 đồng tiền.
Từng lệnh được ban ra, lập tức những người chịu trách nhiệm thực thi đứng ra nhận lệnh. Quyết sách ứng phó t·hiên t·ai được định rõ, tiếp theo chờ thực hiện.
Tiếp tục triều hội, lần này Hữu Tướng Quốc đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, sáng nay thần vừa nhận được cấp báo có hải tặc t·ấn c·ông vùng ven biển Đông Bắc nước ta, hai thôn trên đảo Vân Đồn b·ị c·ướp phá, hơn trăm bách tính b·ị b·ắt đi. Thần vô cùng căm phẫn, muốn điều quân đuổi g·iết đám hải tặc, quyết diệt sạch chúng báo thù cho người dân nước ta. Nay thần dâng tấu, xin bệ hạ xin bệ hạ cho phép."
Lê Tấn nghe xong liền nổi giận đùng đùng mắng:" Đám hải tặc này quá lắm, chúng đây là không nể nang gì Đại Việt, cũng là không cho trẫm mặt mũi. Phải diệt...phải diệt bọn chúng.."
Bách quan đều hiểu tại sao bệ hạ lại tức giận, chuyện vùng Đông Bắc có hải tặc thì không còn mới mẻ gì, chỉ là lâu nay chúng chỉ c·ướp b·óc thuyền buôn trên biển, chưa từng c·ướp phá dân chúng nơi đây, càng tránh đối đầu với các lực lượng của triều đình. Không rõ lần này chúng uống nhầm thuốc gì rồi mà c·ướp phá thôn trang, đây rõ ràng là gây hấn. Trên cương vị của bệ hạ thì ngài sẽ đặc biệt tức giận vì trước kia chúng không dám làm thế, chứng tỏ chúng không tôn trọng ngài như chư vị tiên đế.
Qua một lúc Lê Tấn mới bình ổn lại, hắn nói với Lê Quảng Độ:" Chỉ là đám giặc nhỏ không đáng để khanh đường đường Hữu Tướng Quốc, Đại Việt Thái Uý phải tự thân xuất mã."
Lê Quảng Độ chắp tay :" vậy thần xin nghe theo bệ hạ không ra biển. Xin bệ hạ quyết đoán."
Lê Tấn nhìn sang một bên, nơi đám tướng lĩnh trong quân đứng nghe chầu lớn tiếng gọi:" Lê Bưu nghe lệnh."
Lê Bưu vốn đang suy tính xem lần này Thái Uý sẽ điều đi lực lượng nào trong thủy quân đi đối phó hải tặc thì nghe gọi. Lão vội vàng đứng ra quỳ gối hành quân lễ :" thần Lê Bưu có mặt nghe lệnh ."
Lê Tấn tuyên bố mệnh lệnh :" trẫm phong khanh làm thủy quân đô đốc, lệnh khanh dẫn theo ba đội thủy quân Hải Hồng, Hải Mã, Hải Kình ra biển, tiến hành tìm kiếm tiêu diệt hải tặc, trả lại sự bình yên cho vùng biển Đông Bắc."
Lê Bưu liền tiếp vào mệnh lệnh, không quên nói vài lời hứa hẹn khẳng định mình sẽ làm hết sức, không phụ niềm tin của hoàng đế. Xong xuôi liền lập tức rời đi, lão phải quay trở lại doanh trại Đông Bộ Đầu tập hợp thủy quân, chuẩn bị lên đường.
Triều hội lại tiếp tục, lần lượt có người đứng ra tấu trình, các vấn đề đều không quan trọng bằng số với những gì mà Tả Hữu Tướng Quốc đã tâu, hầu hết đều nhanh chóng được thương nghị giải quyết, đầu Ngọ thì bãi triều.
Trên đường xuất cung, Tả Hữu Tướng Quốc cùng đồng hành trò chuyện. Lê Quảng Độ hỏi:" Bùi Tướng Quốc, ngài thấy an bài ứng đối của bệ hạ đối với t·hiên t·ai ở phía nam thế nào ?"
Bùi Xương Trạch khẽ giơ tay cái lên khen:"tốt đến không thể tốt hơn."
Lão không có phải khen bừa, ngẫm càng kỹ sẽ càng thấy sự hợp lý trong an bài của hoàng thượng. Trước tiên ngài cho phép mở kho phát chẩn 20 ngày, thời gian này vừa đủ để dân chúng khắc phục hậu quả tạm thời khi lũ rút đi như dọn dẹp nhà cửa, dựng tạm nơi ở nếu như không còn nhà. Sau đó ngài cho tổ chức đào hồ chứa nước, sửa sang đê sông để chuẩn bị cho ứng phó với mùa m·ưa l·ũ các năm sau. Dùng lương thực, tiền đồng thuê dân chúng tham gia chính là tạo việc làm có thu nhập ổn định để dân chúng có cách kiếm sống, từ đó không còn kẻ nhàn cư vi bất thiện. Chiêu trưng tập q·uân đ·ội từ vùng t·hiên t·ai là học theo nhà Tống, việc làm này có thể huy động tại chỗ một lực lượng lớn cho quá trình khắc phục t·hiên t·ai, cũng rút đi lực lượng tráng đinh mạnh mẽ trong dân tránh cho có kẻ ngầm kích động, sử dụng lực lượng này làm loạn. Không chỉ thế đám tân binh này chính là lực lượng hăng hái chiến đấu với phản quân nếu có kẻ nhảy ra làm loạn.
Bùi Tướng Quốc cũng quay sang hỏi:" Thái Uý, ngài nghĩ sao chuyện bệ hạ không để ngài ra biển mà cử Lê Bưu cầm quân ?"
Lê Quảng Độ cũng học Bùi Xương Trạch giơ ngón tay cái lên khen :" tốt đến không thể tốt hơn."
Với kinh nghiệm mấy chục năm chìm nổi trong q·uân đ·ội, Lê Quảng Độ có thể nhận ra vài điều gì đó bất thường trong sự kiện lần này, cũng đoán được một chút điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Đối với tính toán của vị trên ngai vàng kia cảm thấy bội phục, kèm theo đó là có chút sợ hãi trong lòng, sợ ngày nào đó ngài cũng tính toán lão như vậy.