Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 273. Thiếu niên nhân kiệt.

Chương 273. Thiếu niên nhân kiệt.


Chương 273.

Cuối tháng mười, hầu hết các Cống Sĩ vùng Bắc Hà tham gia kỳ thi Hội năm nay đã tới được Đông Kinh, những người ở miền nam như Thanh-Nghệ thì đang trên đường, dự kiến không lâu cũng tề tụ đầy đủ trước ngày thi. Đáng lo chỉ có những Cống Sĩ năm nay của Quảng Nam- Thuận Hoá, vùng này vừa trải qua t·hiên t·ai, đường xá nhiều nơi gặp sự cố, việc di chuyển rất khó khăn, đã vậy nơi này còn xa kinh đô, quãng đường thí sinh vùng này cần trải qua dài gấp nhiều lần thí sinh vùng khác.

Trước kỳ thi thường diễn ra nhiều cuộc hội tụ văn thơ, nơi tài hoa của các vị cống sĩ được thì triển, nhờ vậy mà một vài người thanh danh hiện ra. Đương nhiên không phải ai cũng thích những cuộc hội tụ này, tiêu biểu là Đạt, gần đây nó xin phép bệ hạ cho nghỉ ở nhà dùi mài kinh sử, quyết tâm thi đỗ tiến sĩ năm nay.

Sáng ngày 28, trong sân nhà nhỏ gần hoàng thành Đạt đang ngồi siêng năng học tập thì phía ngoài có tiếng gõ cửa. Nó lớn tiếng hỏi :" ai đấy ?"

Bên ngoài có tiếng người đáp lại :" Đạt hả, mau mở cửa, là ta đây."

Đạt giật mình, giọng này rất quen thuộc, là cha nó bên ngoài. Nó ngay lập tức chạy ra mở cửa, làm nó bất ngờ hơn là cả mẹ và ông ngoại cũng tới. Vội vàng mời bề trên vào nhà, lại phân phó hai nô tỳ dâng trà.

Ba người Nguyễn Văn Định, Nhữ Văn Lan, Nhữ Thị Thục nhìn ngắm một lượt đánh giá con trai, không có thay đổi quá nhiều so với ở nhà, viễn cảnh chịu khổ rồi gầy yếu không có xảy ra. Lại ngó nghiêng nơi này, cảm thấy không lớn nhưng cũng khá đầy đủ, lại còn có hai nô tỳ hầu hạ cuộc sống, có thể nói là Đạt được trải qua sinh hoạt khá thoải mái.

Nhữ Thị Thục lên tiếng:" bệ hạ gần đây có hay làm khó con không ?"

Bé Đạt đáp :" không đâu mẹ, ngài đối với con rất tốt, thời gian trước ngài sai con giúp làm vài việc nhỏ trong Ngự Thư Phòng, không có làm khó gì. Nơi này cũng là bệ hạ an bài cho con ở lại, mọi nhu cầu đều được cung cấp đầy đủ, không chịu khổ chút nào. Gần đây con muốn chuyên tâm ôn tập cho kỳ thi Hội nên xin nghỉ ở nhà, bệ hạ cũng cho phép."

Nghe đến đây ba người Nhữ Thị Thục, Nhữ Văn Lan, Nguyễn Văn Định đều giật mình, họ nghe không nhầm thì Đạt bảo nó sẽ tham gia thi Hội, nhưng mà nó đã tham gia thi Hương lần nào đâu.

Ông Cống Nguyễn Văn Định hỏi con :" Đạt, con chưa đỗ Cống Sĩ sao có thể tham gia kỳ thi Hội sắp tới ?"

Nhữ lão thượng thư như nghĩ ra điều gì, cũng lên tiếng hỏi :" chẳng nhẽ cháu đã tham gia kỳ thi Hương ở Kinh Thành và đỗ Cống Sĩ ư ?"

Lão thượng thư nghĩ đến khả năng bệ hạ đặc cách cho phép cháu mình không phải về quê mà được tham gia kỳ thi Hương cùng với các sĩ tử ở Đông Kinh.

Đạt lắc đầu, nó đáp :" Con chưa từng tham gia thi Hương, cũng chưa đỗ Cống Sĩ ?"

Ba vị ngồi đây mặt lộ ra vẻ khó hiểu, Nhữ Thị hỏi con :" vậy sao con nói mình sẽ tham gia thi Hội, không đỗ Cống Sĩ sao có thể thi Hội."

Đạt gãi đầu, ngại ngùng nói :" cái này là nhờ ơn bệ hạ, ngài đặc cách cho con tham gia kỳ thi Hội, không cần phải thi đỗ Cống Sĩ."

Ba người còn lại rất bất ngờ, mỗi người như có điều suy nghĩ. Trong đó ông Cống Nguyễn Văn Định thì vừa mừng cho con vừa ghen tỵ với nó. Không ghen tỵ làm sao được, ông vất vả bao năm, nhiều lần đi thi mới đỗ Cống Sĩ, có tư cách được tham gia kỳ thi Hội. Con trai ông thì tốt rồi, không cần đỗ thi Hương cũng được tham gia thi Hội, đúng là người so với người tức c·hết.

Nhữ lão thượng thư sau một hồi suy nghĩ thấy điều này cũng hợp lý, chỉ có bệ hạ mới có quyền làm như vậy, cháu ngoại quả thật may mắn, mấy tháng trước b·ị b·ắt đi lại nhân hoạ đắc phúc.

Nhữ Thị thì vui mừng ra mặt, nàng nói :" quá tốt rồi, lần này hai cha con cùng nắm tay tới trường thi, đúng là phúc tinh chiếu xuống nhà chúng ta."

Đạt nghe vậy tò mò hỏi :" Cha năm nay thi đỗ Cống Sĩ rồi ư ?"

Ông Cống Định vốn trong lòng đang khó chịu, nghe vậy liền :" hừ, chả nhẽ cha con không thể thi đỗ hay sao ?"

Đạt nghe cha có vẻ khó chịu trước sự nghi ngờ của mình liền cúi đầu, nó nhỏ giọng nói :" không phải, con chỉ là bất ngờ một chút mà thôi."

Nguyễn Văn Định hỏi vặn lại :" thế ra trước nay con luôn không tin ta có thể thi đỗ có phải không?"

Đạt vội xua tay nói :" không phải thế, không phải thế, cha sở học tuyệt vời, chắc chắn sẽ thi đỗ, con chưa bao giờ nghi ngờ điều ấy."

Đến đây thì Nhữ Thị không nhìn nỗi nữa, nàng quát cả hai cha con, khiến cho hai bên lập tức ngồi im re, trong cái giá đình này thì nàng vẫn nóc nhà.

Người thân đoàn tụ, Đạt sai người hầu chuẩn bị cơm canh, một bữa cơm trưa ấm cúng dược diễn ra. Trong cả buổi này mọi người không chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống thời gian qua gặp phải, cùng góp ý cho nhau, mà chủ yếu là người lớn góp ý cho con trẻ.

**

Cùng trong thời gian này, phủ Quốc Sư ở Thành Nam có khách. Người tới bái phỏng là cha con Lê Khải Huyền, Lê Thiên Trị.

Quốc Sư phủ đệ vốn là một toà nhà cũ, trước đây triều đình từng cấp cho quan viên trong triều làm phủ đệ. Chỉ là người từng ở trong nhà này phạm tội bị cách chức quan, nhà cũng được thu hồi. Khi Lê Tấn bổ nhiệm Lý Phong làm Quốc Sư thì ban nơi này cho lão làm phủ đệ, dù sao cũng không thể lại để lão chạy về cái Bắc Đại Đạo Quán bị đập phá tan hoang đó ở tiếp đi. Mà Lý Phong cũng không ở lại nơi này lâu, Lê Tấn ban cho lão một mảnh đất rộng, chuẩn bị dựng lên đạo quán lớn cho lão tới ở. Nghe đâu Lý Phong định sẽ chuyển tấm biển "Bắc Đại Đạo Quán" tới nơi ở mới, lý do là vì đó là tấm biển do hoàng thượng ngự ban. Mà không biết có phải do đó là hàng ngự ban hay không mà khi đập phá đạo quán đám người Phật môn, Đạo môn rất có ăn ý chừa tấm biển đó ra, vậy nên bên trong thì tan hoang mà biển tên của đạo quán không hề sứt mẻ.

Trở lại với cuộc gặp mặt, khi nghe đệ tử thông báo là Lê Khải Huyền tới chơi thì Lý Phong hồ hởi ra tận cổng lớn đón vào. Đối với Lý Phong thì Lê Khải Huyền chính là ân nhân, lão tới được Đại Việt là nhờ người bằng hữu này mách nước, cũng vì thế mà tìm thấy người muốn tìm, lại còn có được địa vị như ngày nay.

Bằng hữu lâu ngày gặp lại, Lý Phong sai đệ tử pha trà tốt nhất, loại mà lão phải năn nỉ mãi vị trong cung kia mới cấp cho một ít, lâu nay luôn dùng tiết kiệm.

Lê Khải Huyền nhấp nhẹ ngụm trà, cảm thấy vị thanh và tao, lại thơm nhẹ thì khen :" trà ngon, quả là trà ngon, hôm nay nhờ Quốc Sư mà tôi có phúc được hưởng ké trà cống phẩm rồi."

Lý Phong vui vẻ nói :" loại trà này đúng là tuyệt, làm người ta yêu thích không thôi. Không giấu gì ngài, tôi cố gắng lắm mới xin được bệ hạ ban cho hai cân."

Lê Khải Huyền lại nói :" bệ hạ hậu đãi như vậy chứng tỏ năng lực của Quốc Sư lớn, lập nhiều công lao cho xã tắc, bệ hạ xem trọng ngài."

Lý Phong nghe lời này cảm thấy hổ thẹn trong lòng, công lao của lão đều là vị kia đi cho, chứ bản thân nào có cống hiến được bao nhiêu. Để bỏ qua sự ngại ngùng, lão chuyển chủ đề:" việc làm ăn trên biển của ngài vẫn tốt chứ ?"

Lê Khải Huyền đáp :" thì vẫn vậy, không nói là rất tốt nhưng thu nhập cũng tạm đủ, nhà chúng tôi coi như có thể duy trì được."

Lý Phong khó hiểu, lão hỏi :" Nơi đó gần với Nhai Châu, thuận lợi cho việc đi biển, ngài lại có thể thoả thuận với đám Hải Lão Quỷ, tại sao không làm lớn ? Hay là có khó khăn gì mà người ngoại đạo như tôi không biết chăng ?"

Lê Khải Huyền đáp :" đúng là có khó khăn nên nhà chúng tôi không thể mở rộng việc buôn bán trên biển."

Lý Phong lại nói :" là khó khăn gì ? Nếu không ngại ngài cứ nói ra, biết đâu tôi lại giúp được."

Lê Khải Huyền mừng thầm, đây đúng là điều lão đang mong chờ. Lập tức nói ra :" Chuyện này đúng là ngài có thể giúp được, không giấu gì ngài, sở dĩ nhà chúng tôi không dám mở rộng việc làm ăn trên biển là do không có chỗ dựa đủ lớn, nếu Quốc Sư chịu đứng ra che chở cho nhà chúng tôi thì Vĩnh An Hầu phủ có thể lập tức khuyếch trương đội tàu đi biển."

Lý Phong không ngờ Vĩnh An hầu phủ lại muốn dựa vào mình, chuyện này sao mà được, lão còn chưa thấy mình có năng lực này. Tuy nhiên lão có thể đề xuất chuyện này với hoàng thượng, vị kia mà đồng ý thì chính là chỗ dựa vững chắc nhất Đại Việt. Đương nhiên nếu ngài ấy không chịu thì lão cũng không có cách nào, muốn giúp người nhưng không cần liều bản thân đi. Nghĩ kỹ càng liền trả lời:" Chuyện này tôi nào đủ năng lực, tuy nhiên tôi có thể giúp ngài trình bày với thánh thượng, hy vọng bệ hạ sẽ đồng ý làm chỗ dựa cho Vĩnh An Hầu Phủ. Ngài chịu khó ở lại Đông Kinh đợi ít ngày, khi có cơ hội tôi lập tức giúp ngài nói chuyện này."

Lê Khải Huyền đáp lời :" vậy thì tốt quá, trăm sự nhờ Quốc Sư, tôi cũng không gấp, dù sao lần này vào kinh chủ yếu là đưa con trai đi thì, ít nhất phải gần tết mới rời kinh thành."

Lúc này Lý Phong mới chú ý đến thanh niên đi theo Lê Khải Huyền, liếc qua một chút liền khen :" thì ra là vậy, con trai ngài đúng là thiếu niên nhân kiệt, văn võ toàn tài."

Bằng kinh nghiệm giang hồ phong phú của mình lão có thể khẳng định người thanh niên tên Lê Thiên Trị này luyện tập võ công, hơn nữa trình độ còn không kém.

Bên kia Lê Khải Huyền cười nói :" nào có, nào có, Thiên Trị chỉ là luyện chút võ công, chủ yếu để cường thân mà thôi, nó thường ngày chủ yếu vẫn tập trung dùi mài kinh sử, mưu cầu một công danh."

Lý Phong thấy vậy hiểu rằng bằng hữu của mình không muốn nói về võ công của con trai, vậy nên bỏ qua chủ đề này, bắt đầu ôn lại chuyện năm xưa hai người gặp nhau ở Nhai Châu.

Chương 273. Thiếu niên nhân kiệt.