Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 277. Chính sách đối với dân tộc vùng cao.
Chương 277.
Ngày 20 tháng 10, đại triều hội trên sân Phụng Tiên, ngày hôm nay các thủ lĩnh dân tộc thiểu số vào chầu dâng lên cống phẩm năm nay, báo cáo tình hình nơi mình cai trị trong năm qua. Có thể kể đến các thủ lĩnh tộc Thái Tây Bắc như Hà Lô, Đèo Cao Hổ, Xa Văn Đàn, Cầm Cung. Ở Đông Bắc thì có thủ lĩnh các tộc Tày-Nùng như Ma Lễ, Phùng Đại Trí, Sầm Đức Hiệp, Thân Cảnh Nho, Lưu Vũ, Nùng Tồn La.
Đáng chú ý người Mường không nằm trong nhóm này, dân tộc Mường và Kinh đều được xem là dân chúng phổ thông, có lịch sử lâu đời trên đất Việt, chịu sự quản trị trực tiếp của triều đình. Đối với chính sách này của triều đình trung ương người Mường không có chống lại, đơn giản hoàng tộc họ Lê chính là người Mường, khi Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa rất nhiều con em dân tộc Mường đã đi theo tiếng gọi của Thái Tổ cùng đánh giặc Ngô. Bởi vì điều này mà hoàng triều Lê Thị luôn ngầm giành cho sắc dân này nhiều ưu đãi, thuế khoá các bản Mường đều không phải nộp, cũng không cần dâng cống phẩm cho triều đình hàng năm.
Trở lại với buổi chầu, lần lượt các thủ lĩnh dân tộc miền núi dâng lên thổ sản vùng mình làm cống vật năm nay . Như mọi năm tây bắc chư tộc dâng lên vàng bạc, các loại dược liệu quý như Sâm Hoàng Liên, Hà Thủ Ô, Tam Thất, các gia vị như Mắc Khén, Hạt Dỗi... Đông Bắc chư tộc thì dâng các sản vật như chim rừng, các loại hương liệu như Quế, Hồi, Thảo Quả, cùng với đó là các món ăn đặc trưng như trứng kiến, rượu mạnh tự ủ.
Đối với nhóm dân tộc thiểu số vùng biên này triều đình trung ương luôn dùng chính sách ân uy cùng thi, để bọn họ giúp Đại Việt canh giữ biên giới. Từ các thời Lý-Trần đến bây giờ là hoàng triều Họ Lê cai trị đất nước đều cho phép các tộc này quyền tự trị rất cao. Đôi khi sẽ có kẻ không thần phục mà nhảy ra làm loạn, cách đây một năm khi Túc Tông đương vị đã xảy ra một vụ như vậy, dù rất nhanh dẹp yên nhưng cũng gây chút phiền toái.
Lê Tấn muốn thay đổi chính sách giành cho các dân tộc thiểu số vùng biên này nhằm kéo bọn họ lại gần hơn với triều đình trung ương, để dân vùng cao và miền xuôi gắn kết với nhau nhiều hơn. Hắn mở lời hỏi :" Các khanh lần này vào triều hẳn đã nghe nói triều đình đang cho xây dựng trường học lớn cho con em quyền quý, lại mở Tuệ Tĩnh Học Viện, tổ chức biên soạn y điển mới."
Những chuyện này đều công khai, ai cũng nghe qua, các thủ lĩnh dân tộc đương nhiên là biết. Bọn họ đồng thành đáp :" bẩm bệ hạ, chúng thần có nghe."
Lê Tấn tiếp tục :" các khanh đều là quan viên nhận triều đình sắc phong, vậy nên khi Hoàng Gia Học Viện xây xong thì các khanh đều gửi con tới trường này học tập. Ngoài ra mỗi châu, mỗi động đều cử năm người tới Đông Kinh học tập y thuật tại Tuệ Tĩnh Học Viện. Không cần lo tốn kém, triều đình sẽ cung cấp ăn ở miễn phí cho con em các tộc tới kinh thành học tập. Chúng ái khanh đã nghe rõ cả lời trẫm nói rồi chứ ?"
Các thủ lĩnh dân tộc đúng là nhận triều đình sắc phong, bọn họ vẫn được gọi là thổ quan vùng cao, tuy nhiên trước đến nay đều chỉ coi đây là sự công nhận của triều đình giành cho sự cai trị của họ. Trên thực tế triều đình không có thực quyền bổ nhiệm, điều chuyển, thăng giáng chức quan của bọn họ. Các thủ lĩnh dân tộc vùng cao cũng cai trị vùng đất của mình theo luật lệ riêng mà không tuân theo pháp luật của triều đình. Lần này đây hoàng đế muốn đem bọn họ đánh đồng với quan viên miền xuôi, làm bọn họ lo lắng liệu hoàng đế có muốn tước bỏ đặc quyền tự trị theo vùng của bọn họ hay không. Chưa hết, chuyện đưa con cái vào kinh học tập thực ra rất giống với hình thức giữ con tin mà các triều đại từng sử dụng để phòng ngừa các tướng lĩnh biên cương tạo phản, vậy nên chỉ lệnh này của hoàng đế khiến bọ họ càng bất an. Còn chuyện đưa người vào triều đình học y thì đa số cho rằng không cần thiết, trình độ trị bệnh của y sư miền xuôi chưa chắc sánh bằng các vùng cao, nhiều thầy lang dân tộc còn sở hữu cho mình các phương pháp trị bệnh truyền đời đặc biệt lợi hại. Quá nhiều lo lắng, quá nhiều suy nghĩ trong lòng nên không ai đáp lời hoàng đế.
Thấy đám thủ lĩnh dân tộc này không nhận mệnh lệnh của mình, Lê Tấn nhíu mày không vui hỏi lại :" Làm sao, lời trẫm nói các khanh không nghe rõ ư ?"
Lúc này các thủ lĩnh dân tộc mới nhớ ra đây là sân Phụng Tiên, bọn họ vừa mới không ứng lời hoàng đế, ai nấy sợ hãi vội vàng đáp :" bệ hạ, chúng thần nghe rõ".
Lê Tấn lúc này mới hỏi tiếp :" Đều nghe rõ nhưng không thấy ai trả lời, các khanh đây là khinh nhờn trẫm hay sao ?"
Cả đám người sợ hãi tột độ, vội vàng quỳ xuống xin tội, khinh nhờn hoàng đế là tội trọng, đáng chú ý là tội này mang tính khó xác định, bệ hạ nhân định ngươi có chính là có, không chính là không, xử phạt nặng nhẹ cũng là tùy theo ý ngài. Dù không ai cho rằng hoàng đế dám một lần g·iết sạch bọn họ nhưng nhỡ may ngài muốn kiếm kẻ g·iết lập uy thì sao, ai dám chắc ngài không chọn chặt đi cái đầu trên cổ mình. Phải biết đây là sân Phụng Tiên, là hoàng thành ở Đông Kinh, bọn họ không có chút sức phản kháng nào ở chỗ này.
Lê Tấn lúc này mới trầm giọng hỏi :" những lời vừa rồi của trẫm các khanh tuân hay là không tuân, đều nói ra thử xem ?"
Đám thủ lĩnh dân tộc đều đang sợ hãi bị chọn làm kẻ b·ị c·hém nên không ai dám phản đối, tất cả răm rắp hô :" chúng thần cẩn tuân an bài của thánh thượng."
Lê Tấn lúc này mới đổi giọng dễ chịu hơn, nhẹ nhàng nói :" Ừ, vậy thì được rồi, đều đứng dậy cả đi."
Đám thủ lĩnh dân tộc vội vàng tạ ơn, lần lượt đứng dậy, bọn họ đều đang suy tính trong đầu, ai cũng có cảm nhận, ý tưởng riêng biệt đối với bất ngờ vừa mới xảy ra.
Lê Tấn biết không thể chỉ đe doạ, ép buộc đám người này, hắn lại ném ra lời hứa hẹn để xoa dịu bọn họ :" Trẫm luôn suy nghĩ tại sao trong triều đình không có quan đại thần là người các tộc vùng cao, trong khi tất cả đều là con dân Đại Việt. Suy tính kỹ càng thì là do con em dân tộc không nhận được sự giáo d·ụ·c đủ tốt, cũng như không có tham gia khoa cử hàng năm. Nay trẫm muốn thay đổi điều này, tạo điều kiện cho dân vùng cao cũng được hưởng giáo d·ụ·c như miền xuôi, để bọn họ cũng hiểu rõ lễ nghĩa tín dự. Không chỉ vậy trẫm mong một ngày sẽ có những người xuất thân từ dân tộc vùng cao thi đỗ công danh làm quan trong triều đình. Đương nhiên việc này không thể đạt được trong ngày một ngày hai, phải có quá trình phù hợp, trẫm muốn trước tiên để con cháu các khanh tới Đông Kinh theo học, sau khi bọn họ học thành tài lại trở về quê dạy cho người dân ở đó. Bọn họ được giáo d·ụ·c tốt cũng thuận lợi hơn kế thừa vị trí thế tập từ các khanh."
Những lời này những thủ lĩnh dân tộc nghe cho có, bọn họ hoàn toàn không tin tưởng chút nào. Muốn gia tăng giáo d·ụ·c đối với dân chúng vùng cao đâu phải thiếu phương pháp, triều đình có thể cử những người có tài học mang theo sách vở lên vùng cao mở lớp dạy học cho người dân tộc bọn họ, đâu nhất thiết phải cưỡng ép con em bọn họ chạy tới Đông Kinh theo học. Chưa hết, chuyện cho phép người dân tộc tham gia khoa cử rồi làm quan trọng triều mang nhiều màu sắc viển vông, con em dân tộc làm sao mà so tài học được với các sĩ tử miền xuôi, điều kiện học tập của hai bên chênh lệch quá nhiều. Ừ thì cho là có sĩ tử người dân tộc tài học không kém người miền xuôi đi, nhưng mà đám sĩ phu trong triều chịu để cho sĩ tử miền núi giành lấy vị trí trên bảng vàng ư, phải biết người ra đề, người chấm thi đều là các học sĩ trong triều, bọn họ đều là người miền xuôi cả. Theo lẽ thường con người đều là thiên vị những người thân quen của mình, sau đó là người người cùng quê, cùng dân tộc, các vị giám quan chấm thi chắc chắc sẽ công minh khi chấm bài thi ư, sẽ không đâu. Kể cả có sĩ tử vùng cao sở hữu kinh tài tuyệt diễm đi khiến cho người khác không thể không chấm cho đỗ tiến sĩ, đỗ đạt vào triều làm quan rồi sao nữa, trong một môi trường toàn quan viên người miền xuôi lòi ra một tên người vùng cao kiểu gì chẳng bị cô lập, làm khó đủ điều, có thể tồn tại rồi thăng quan trọng hoàn cảnh đó mới là lạ. Vậy cho nên bức tranh bệ hạ vẽ nhìn rất đẹp nhưng các thủ lĩnh dân tộc không tin nó có thể thành sự thực.
Dù không tin nhưng vẫn phải đưa ra lời nói khiến hoàng đế vui vẻ, các thủ lĩnh dân tộc đều khấu đầu tạ hoàng đế vì ngài đã vì dân vùng cao mà suy nghĩ, lời lẽ thể hiện đầy sự cảm ân. Bọn họ diễn rất tốt, tuy nhiên đây chỉ là hư tình giả ý, sau khi rời khỏi nơi này có trời mới biết họ có thầm mắng chửi vị trên ngôi cửu ngũ chí tôn hay không.
Đối với Lê Tấn đám người này tin hay không tin lời hắn nói không quan trọng, cái hắn muốn là truyền đi một thông điệp rằng hắn muốn thúc đẩy phát triển giáo d·ụ·c vùng cao, cùng với đó là con đường công danh giành cho người dân tộc đã được mở ra. Đây giống như ném xuống đất một hạt giống hy vọng, sẽ có kẻ nào đó dám đi thử nắm lấy cơ hội đó, chỉ cần có người thành công thì phía sau sẽ có hàng trăm hàng ngàn người tiếp bước tiến lên.
Chính là như vậy, trong hai đến ba khoa thi tới đây hắn cần làm là dựng nên một vài điển hình người dân tộc thi đỗ công danh, vào triều làm quan. Khi đó những gì hắn nói hôm nay sẽ đạt được sự kiểm chứng, người dân tộc sẽ tin tưởng lời hắn nói. Việc này tương tự với việc xưa kia bắt đầu cho mở khoa cử tuyển quan lại vậy, ban đầu dân chúng đều không tin con em nhà nghèo có thể đỗ, khi đó các vị đế vương liền dựng lên một vài điển hình hàn môn sĩ tử trúng khoa cử ra làm quan, thậm chí không tiếc nâng đỡ những quan viên này một chút để bọn họ có thể nhanh thành công hơn, câu chuyện của bọn họ có thể truyền đến nhiều người hơn. Từ đó dân chúng dần có lòng tin vào chuyện con nhà nghèo mà chịu khó học tập cũng có thể thông quá khóa cử đổi đời, mặc dù thực tế mỗi khoa thi kẻ có xuất thân hàn môn đậu tiến sĩ chỉ là số mà thôi.