Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 278. Tả Hữu Tướng Quốc dắt tay nhau mà đến.

Chương 278. Tả Hữu Tướng Quốc dắt tay nhau mà đến.


Chương 278.

Buổi chiều ngày 20, cũng là thời điểm kết thúc kỳ thi Hội, các sĩ tử bước ra khỏi cổng trường thi sau ba ngày thi cử căng thẳng. Có thể nhận thấy rất ít kẻ có thể nở nụ cười mãn nguyện, đa số đều là buồn bã vì không làm được bài hoặc lo lắng vì không chắc với những gì mình viết trong bài thi.

Các giám khảo đang sắp xếp lại bài thi, thực hiện các bước theo đúng quy trình, sáng ngày hôm sau bọn họ sẽ bắt đầu công tác chấm thi. Hai ngày nay các giám khảo đều đã được quan chủ khảo Nguyễn Bảo Khuê phổ biến cách chấm thi theo yêu cầu bốn điểm cơ bản mà bệ hạ chỉ đạo, bọn họ chuẩn bị bước vào thực chiến.

Tạm bỏ qua vấn đề khoa cử, chuyển ánh nhìn vào trong hoàng cung, chiều hôm nay Tả Hữu Tướng Quốc dắt tay nhau tiến cung cầu kiến bệ hạ. Bọn họ đến vì vấn đề các tộc vùng cao, với kinh nghiệm chính trị phong phú hai vị này trong lòng tràn đầy lo lắng với những gì bệ hạ vừa làm trên triều buổi sáng hôm nay.

Trong Ngự Thư Phòng hoàng đế tiếp kiến nhị vị tướng quốc, Lê Tấn hỏi trước :" Có chuyện gì mà hai vị ái khanh lại cùng nhau tới tìm trẫm thế này ?"

Hai người Lê Quảng Độ, Bùi Xương Trạch dùng ánh mắt trao đổi, tiếp đó Bùi tướng quốc tâu :" bệ hạ, chuyện trên triều hôm nay khiến chúng thần có lo lắng trong lòng, vậy nên hai người chúng thần đặc biệt tới đây cầu kiến bệ hạ ."

Lê Tấn hoài nghi hỏi lại :" Chuyện trên triều sao, là chuyện nào vậy ? Tại sao các khanh không nói luôn trong buổi chầu ?

Bùi Tướng thưa :" bẩm bệ hạ, chúng thần vì vấn đề các tộc vùng cao mà tới." Lão nói tới đây thì ngưng lại, đơn giản không cần giải thích vấn đề thứ hai mà hoàng đế hỏi. Khi đó là triều hội, lại có nhiều thổ quan miền núi tham dự, đứng ra phản bác hoàng đế sao mà được.

Lê Tấn cũng hiểu được, hắn liền hỏi :" Các khanh có ý kiến gì về quyết sách của trẫm ư ?"

Bùi Tướng Quốc đáp :" bệ hạ, chuyện người làm hôm nay e là có chút cấp tiến rồi, thần lo đám người vùng cao đó sẽ không chịu phục mà làm loạn."

" Loạn ư, không có gì đáng sợ, riêng việc dẹp loạn trẫm rất có tâm đắc, chỉ cần có kẻ dám nhảy ra trẫm sẽ cho chúng biết thế nào là lợi hại." Lê Tấn tự tin nói ra.

Đối với sự tự tin này của hoàng đế nhị vị tướng quốc hiểu được, hồi đầu năm nay để chống đối quyết sách của bệ hạ đã có người thử qua, kết quả rất nhanh liền bị doạ sợ rồi. Chỉ là bệ hạ không rõ hai chuyện này có khác biệt rất lớn, dân vùng cao làm loạn đánh dẹp rất khó khăn, việc chuyển quân vận lương tới các nơi đó hao tốn nhiều sức người sức của rất lớn. Điều đáng lo là địa hình đồi núi hiểm trở công phạt rất khó khăn, dân vùng cao chỉ cần không chính diện đối đầu mà trốn vào rừng núi đánh du kích thì quân triều đình sẽ bị sa lầy c·hiến t·ranh, lúc đó tiến thoái đều khó khăn. Nguy hiểm hơn lần này bệ hạ ép tất cả các tộc miền núi đi vào khuôn khổ, nếu bọn họ liên hệ cùng đồng loạt nổi dậy thì chuyện liền lớn, đó thực sự là một cuộc n·ội c·hiến có quy mô trong lòng Đại Việt. Bởi vì những lo lắng này nên Hữu Tướng Quốc Lê Quảng Độ đứng ra giảng giải cho hoàng thượng từng vấn đề trong này, cùng với đó là thể hiện sự quan ngại với thế cục dựa trên kinh nghiệm cầm quân nhiều năm.

Lê Tấn suy ngẫm rất lâu, hắn hỏi :" Dân miền núi thực sự có thể đoàn kết cùng nổi dậy ư ?"

Lê Quảng Độ và Bùi Xương Trạch đều nhất trí cho là có thể, trên phương diện này bọn họ phân tích rất kỹ mới đưa ra kết luận.

Lê Tấn lúc này lại nói :" Đã như vậy thì để chúng phản đi, trẫm sẽ một lần đánh dẹp bọn chúng, để bọn chúng thuần phục mãi mãi. Dù sao Đại Việt lúc này đang trong thời gian dài ổn định, trong nước không có chiến loạn, bên ngoài không có ngoại bang xâm lấn, chúng ta có thể tập trung lực lượng tối đa cho việc trấn áp những kẻ bất phục ở vùng cao. Trẫm cho là thà rằng như vậy còn tốt hơn để khi quốc gia đối mặt với nguy cơ ngoại xâm thì đám bọn chúng lại nhảy ra, lúc ấy không phải là nguy hiểm hơn sao, giống như Đèo Cát Hãn năm xưa đã dẫn người Minh vào nước ta vậy, nguy hại vô cùng. Coi như đây là một cuộc thanh tẩy mầm mống bất ổn, tránh hậu hoạ về sau."

Mặc dù không hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ này của bệ hạ nhưng nhị vị tướng quốc cảm thấy lời của bệ hạ cũng có cái lý riêng. Thời điểm này phía bắc mới thay người cầm quyền, nhà Minh trong thời gian ngắn sẽ không rảnh mà can thiệp quân sự vào Đại Việt. Phía Tây thì Ai Lao đã b·ị đ·ánh sợ, dù trải qua hơn 20 năm nhưng nước này vẫn chưa gượng dậy được sau những gì Thánh Tông đã làm với bọn họ. Phương Nam thì không cần nói, dân Chiêm bây giờ hoàn toàn không có đủ sức mạnh đối đầu với Đại Việt. Nghĩ kỹ ra thì đây có lẽ là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành một cuộc chiến trong nước. Tuy nhiên điều này vẫn có chút mạo hiểm, đương kim bệ hạ cũng lên ngôi chưa tới một năm, ngai vàng chưa vững chắc, nếu xảy ra chiến loạn thì triều đình phải nhanh chóng dẹp yên mới tốt, để quá lâu thì dễ sinh biến.

Cảm thấy hai vị trọng thần của mình còn nhiều lo lắng, Lê Tấn lại làm yên lòng họ :" các khanh yên tâm, nếu thực sự các tộc vùng cao cùng nhau nổi dậy trẫm sẽ có phương pháp nhanh chóng dẹp yên."

Lê Quảng Độ rất muốn nghe phương án của hoàng đế, lão hỏi :" bệ hạ, người có thể bật mí một chút cho chúng thần được biết phương pháp dẹp loạn vùng cao của người hay chăng ?"

Lê Tấn không định giấu giếm, đương nhiên là có thể nói, hắn giảng:"

- Trước tiên trẫm không cho rằng các tộc vùng cao có thể cùng chung một lòng đối kháng triều đình, vậy nên chúng ta phân bọn họ thành nhiều nhóm nhỏ, tiếp đó tiến hành chiêu an lôi kéo một nhóm, lại đánh một nhóm, đồng thời tìm c·ách l·y gián quan hệ của bọn họ.

- Thứ hai, tổ chức cuộc phản loạn của các dân tộc vùng cao đương nhiên khó mà đạt được sự thống nhất về chỉ huy quân sự, chúng ta có thể lợi dụng điểm này tìm kẻ hở đánh vào.

- Thứ ba, người miền núi có lợi thế về địa hình nhưng cũng gặp hạn chế do địa hình. Bọn họ có thể tiến hành rút vào rừng núi để đánh du kích nhưng khi đó bọn họ sẽ gặp khó khăn về mặt hậu cần, chúng ta không cần tìm cách tiến đánh gắt gao các phiến quân miền núi, thay vào đó dùng q·uân đ·ội kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng cắt đứt nguồn tiếp tế của bọn họ. Không cần phải quản quá nhiều, chúng ta chỉ cần cắt đứt được nguồn cung cấp muối từ miền xuôi lên thì không tới một năm tự bọn họ sẽ chịu không nổi.

- Thứ tư, triều đình sẽ dùng thù lao hậu hĩnh chiêu mộ người miền núi tham gia q·uân đ·ội của chúng ta, tiến hành dùng người miền núi đánh người miền núi. Dân miền núi nghèo khó lại ít học, không phải ai cũng suy nghĩ được vấn đề đại cục hay dân tộc, nhiều kẻ chỉ cần thấy có lợi liền làm, chúng ta có thể lợi dụng điểm này."

Nói đến đây Lê Tấn tạm thời ngừng lại, lấy chén trà nhấp một ngụm cho dịu giọng, tiếp đó hỏi :" Tạm thời trẫm chỉ có thể nghĩ được chừng ấy, Thái Uý cảm thấy thế nào ?"

Lê Quảng Độ đều là khâm phục, đối với người có kinh nghiệm q·uân đ·ội nhiều năm như lão cũng không thể làm tốt hơn. Những kế sách trên đều rất đơn giản lại thực dụng, có thể dễ dàng áp dụng trong chiến cuộc. Lão chắp tay :" bệ hạ mưu lược tuyệt vời, thần tự thẹn không bằng."

Lê Tấn cảm thấy rất tốt, hắn không phải kẻ có kinh nghiệm trong c·hiến t·ranh nhưng kiếp trước đọc qua không ít tài liệu, cũng nắm được một chút tri thức đúc kết. Nói là mạnh hơn người thời này thì không hẳn nhưng chắc chắn có điểm ưu việt riêng biệt, gì chứ dẹp loạn dân tộc thiểu số vùng cao thì dư sài.

Dù không sợ chiến nhưng không có chiến loạn vẫn hơn, Lê Tấn lúc này lại nói :" đương nhiên trẫm cũng muốn đất nước được ổn định, chính sách của trẫm có thể thuận lợi áp dụng. Vậy nên ngày mai trẫm sẽ cho triệu một vài thủ lĩnh các tộc vùng cao vào cung, cùng bọn họ giảng một chút, để cho bọn họ hiểu rõ lý lẽ."

Hai vị tướng quốc cảm thấy như vậy hoàn hảo, bệ hạ cho thấy thành ý của mình, mong rằng đám thổ quan miền núi kia cũng đáp lại bằng thành ý mười phần.

Bùi Tướng Quốc đưa ra kiến nghị : " bệ hạ, theo thần thì người cần chú trọng vào mấy người. Một là Hà Lô, lão có thể xem là người có tiếng nói nhất trong đám thổ quan người Thái. Hai là Sầm Đức Hiệp, y là kẻ có tiếng nói lớn ở vùng Cao Bằng. Thứ ba là Thân Cảnh Nho, ảnh hưởng của lão ở Lạng Sơn và An Bang khá lớn. Cuối cùng là Lưu Vũ, lão có thể xem như người có tiếng nói nhất trong các thổ quan ở Tuyên Quang. Chỉ cần có thể thuyết phục được những người này thuần phục thì chắc chắn có thể loại bỏ nguy cơ phản loạn."

" Trẫm biết rồi, vậy thì ngày mai cho triệu bốn người bọn họ tiến cung, trẫm bày yến tiệc, thuận tiện cùng bọn họ nói chuyện." Lê Tấn theo lời Bùi Xương Trạch làm ra quyết định.

Đến đây coi như có thể tạm an lòng, hai vị tướng quốc lại dắt tay nhau xuất cung. Đối với cuộc thảo luận hôm nay trong lòng bọn họ có đánh giá riêng, chỉ có một điểm chung là năng lực của hoàng đế được bọn họ lần nữa xem trọng hơn.

Đối với Lê Tấn thì chuyện này không quá đáng chú ý, lúc này đây hắn nghĩ ngợi nhiều nhất chính là chuyện của Hoàng Thái Hậu, bà đã giả bệnh được mấy ngày rồi, không thể lại kéo dài chuyện này. Hắn đắn do mãi cũng nhắm mắt viết một chiếu chỉ mới, nội dung chính là tháng tới sẽ tổ chức tuyển tú nữ vào cung, lần này không còn bất kỳ hạn chế nào về mặt tuổi tác. Tin chắc rằng chiếu này vừa ban ra mẫu hậu sẽ nhanh chóng khang phục, còn hơn là uống tiên đan diệu dược nữa kìa.

Chương 278. Tả Hữu Tướng Quốc dắt tay nhau mà đến.