Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 279. Thuyết phục.

Chương 279. Thuyết phục.


Chương 279.

Ngày tiếp theo chiếu tuyển tú được ban ra, Đông Kinh lại được một phen xôn xao. Lần này không còn giới hạn tuổi tác chuyện này chắc chắn thuận lợi rất nhiều. Nhiều gia đình có con gái bắt đầu chuẩn bị cho con gái tham gia tuyển tú, trên đường phố Đông Kinh thiếu hẳn những tiểu thư nhà quyền quý dạo chơi.

Đối với chuyện này nhiều người vui mừng với bàn tính dựa vào con gái trở thành quốc trượng, từ đây mở ra một con đường giành được lợi ích nào đó. Đặc biệt có vài kẻ m·ưu đ·ồ từ lâu như Nguyễn Văn Lang thì vui vẻ không thôi, cuối cùng kế hoạch do lão chuẩn bị có thể tiếp tục, dù ở giữa có xảy ra một chút biến số nhưng cuối cùng vẫn là thuận lợi tiến hành.

Trong Tú Hoa Cung Hoàng Thái Hậu nghe tin lập tức tình thần phấn chấn, nàng nào còn có bộ dáng người bệnh, thay vào đó là bộ dáng hăng hái chuẩn bị cho công tác tuyển tú tháng tới.

Trung tâm của câu chuyện này là hoàng đế bệ hạ, dù đang vô cùng bận rộn chính sự nhưng vẫn bớt thời gian hôm nay mời bốn người Hà Lô, Thân Cảnh Nho, Lưu Vũ, Sầm Đức Hiệp cùng dùng ngự yến.

Rượu qua ba tuần, Lê Tấn bắt đầu nói chuyện chính :" Các khanh hẳn là không hài lòng với quyết định ngài hôm qua của trẫm?"

Mấy vị ngồi đây đương nhiên không hài lòng, tuy nhiên vẫn đáp lại :" chúng thần nào dám, chỉ lệnh của bệ hạ chúng thần đều tuân phục."

Lê Tấn hơi lắc đầu cười nhẹ, hắn nói :" Sao phải tự lừa mình dối người như vậy, trẫm biết không chỉ các khanh mà đa số các thổ quan khác đều không hài lòng. Sở dĩ có chuyện này vì các khanh cũng như người đời không hiểu được trăn trở trong lòng trẫm, trẫm cũng là muốn tốt cho tất cả con dân nước Việt."

Lúc này Sầm Đức Hiệp tâu:" bệ hạ lao tâm vì chúng thần, tiếc rằng chúng thần ngu dốt không hiểu được, người có thể giảng cho chúng thần được nghe chăng ?"

Mấy lão già khác cũng hùa vào theo, bọn họ thực muốn nghe xem hoàng đế còn định hoa ngôn xảo ngữ thế nào, dù sao đều là nhân tinh, bệ hạ muốn nói phục bọn họ nghĩ dễ hơn làm.

Lê Tấn bắt đầu thao thao bất tuyệt :" Từ ngàn đời nay các tộc vùng cao Đông Bắc cùng với dân miền xuôi có liên kết với nhau trong việc bảo vệ đất đai, chống lại những cuộc xâm lược từ phương bắc. Tây Bắc chư tộc thì sáp nhập vào nước ta muộn hơn, tuy nhiên cũng có lịch sử mấy trăm năm tính từ Triều Lý.

Suốt cả quá trình lịch sử này quan hệ giữa chư tộc vùng cao và triều đình trung ương lúc nồng ấm khi lại xung đột, có nhiều cuộc nổi dậy của các tộc vùng cao chống lại triều đình, tất cả đều được dẹp yên, kẻ bất phục nhận trừng phạt thích đáng. Những cuộc chiến đấu này quy mô có lúc lớn lúc nhỏ, tuy nhiên hao tốn không ít sức người sức của, để lại sự thù hận của chư tộc miền núi với triều đình trung ương.

Nguyên nhân khởi phát các cuộc chiến này có rất nhiều, khi thì do dân miền núi có ý đồ muốn tự tách ra khỏi Đại Việt, khi lại do người cầm quyền trung ương muốn m·ưu đ·ồ chiến công, hay thực thi chính sách hà khắc khiến người vùng cao không chịu nổi mà phản kháng. Trẫm nhìn thấy mà đau lòng, xét về sâu xa sở dĩ có vấn đề này là vì triều đình trung ương duy trì thái độ xem chư tộc vùng cao như phiên thuộc, luôn phân biệt đối xử mà chưa thực sự xem dân vùng cao là con dân Đại Việt. Trẫm muốn thay đổi điều này, muốn giành cho các tộc vùng cao đối xử công bình nên có. Trẫm muốn để người vùng cao trước tiên có thể nhận được sự giáo d·ụ·c như người miền xuôi, tiếp đó là có quyền tham gia khoa cử làm quan. Không những vậy trẫm còn muốn từ từ không còn sự phân biệt giữa hai bên, để người vùng cao có thể không chỉ còn ở vùng cao mà có thể xuống đồng bằng sống chung với người Kinh, cùng có được ruộng đồng màu mỡ, công việc thu nhập tốt. Chỉ khi dân tộc vùng cao không còn bị phân biệt đối xử thì mới chấm dứt được mâu thuẫn, từ đó triệt để xoá bỏ mầm tại hoạ binh đao giữa triều đình trung ương và chư tộc vùng cao. Không có chém g·iết, toàn bộ Đại Việt cùng nhau chung sống hoà bình, cùng đoàn kết phát triển kinh tế, chống cự các mối nguy ngoại xâm, như vậy không phải tốt lắm ư.

Đây là suy nghĩ của trẫm, các vị ái khanh thấy sao, có muốn cùng trẫm chung tay hành động vì một tương lại tốt đẹp hơn cho tất cả con dân Đại Việt hay chăng."

Mấy vị ngồi đây bị lời lẽ khẩn thiết của bệ hạ đánh động, với tư cách là người dân tộc vùng cao bọn họ hiểu rõ mình và đồng bào của mình bị người xuôi xem thường, đối xử bất công ra sao, bọn họ đương nhiên là mong có được sự công bình cho dân tộc vùng cao. Tuy nhiên, điều hoàng thượng nói cũng có chỗ khiến bọn họ khó chấp nhận, nếu như miền núi cũng giống miền xuôi thì có nghĩa triều đình trung ương sẽ trực tiếp quản lý tất cả, các tộc không còn quyền tự trị địa phương như bây giờ. Đáng lo hơn là khi đó bọn họ không còn được quyền thế tập chức thổ quan của mình, triều đình sẽ bổ nhiệm người thay thế bọn họ, luật lệ cũng là áp dụng luật lệ của triều đình. Các gia tộc bao đời này được truyền đời quyền lãnh đạo, nay bị mất đi đặc quyền, bọn họ khó mà chấp nhận, bởi vậy bọn họ thực không nguyện ý.

Lão Sầm lại thay mặt hỏi :" bệ hạ, nếu viễn cảnh đó xảy ra phải chăng các chức thổ quan không còn thế tập mà do triều đình bổ dụng ?"

Lê Tấn lúc này mới nghĩ đến vấn đề này, đúng là hắn chưa cân nhắc kỹ góc độ trên. Đám thổ quan giống như lãnh chúa địa phương, nay đứng trước viễn cảnh có thể mất đi quyền lực gia tộc, bọn họ sao mà chịu. Chưa kể nếu triều đình cử người miền xuôi lên vùng cao làm quan, cai trị bọn họ thì càng khiến bọn họ bất mãn. Suy tính một hồi Lê Tấn bắt đầu nói :" Đúng là sẽ bỏ đi quyền thế tập của các gia tộc, tuy nhiên triều đình sẽ áp dụng chính sách trọng dụng người dân tộc vùng cao thi đỗ khoa cử về làm quan tại địa phương, thậm chí trẫm sẽ cho thực hiện việc ưu tiên về mặt điểm số đối với sĩ tử người dân tộc vùng cao. Có thể các khanh cảm thấy điều này tổn hại cho gia tộc của mình nhưng theo trẫm chuyện này có phương diện có lợi nhất định với nhà các khanh.

Thứ nhất, con cháu các khanh đều được đưa tới Đông Kinh học tập, được hưởng giáo d·ụ·c vượt trội cho nên việc bọn họ có thể thi đỗ tiến sĩ sẽ cao hơn nhiều so với con em bình dân miền núi, vậy nên nhìn chung các chức thổ quan này cuối cùng vẫn rơi vào trong tay hậu nhân của các khanh. Sẽ có nghi ngờ nhưng thực tế chính là như vậy, dù là ở vùng đồng bằng thì trong số tiến sĩ hàng năm hầu hết đều là con em nhà giàu có chiếm ưu thế trên bảng vàng, hiếm hoi mới có vài kẻ xuất thân hàn môn chen chân vào được.

Thứ hai, việc không còn chắc chắn nhận được vị trí thế tập mà phải thông qua khoa cử giành tới sẽ thúc đẩy con em các nhà cố gắng học tập thành tài. Đây chính là tạo động lực phấn đấu cho lớp trẻ, tránh cho bọn chúng ỷ lại, từ đó không sa vào ăn chơi sa đoạ mà luôn cố gắng học tập, tu dưỡng bản thân, vậy không phải tốt lắm sao.

Thứ ba, việc thổ quan cũng nằm trong hệ thống bổ nhiệm thực sự của triều đình tức là các quan viên người dân tộc làm tốt có thể được thăng chức. Giống như trẫm nói trong thời gian không xa sẽ có quan viên xuất thân là người dân tộc vào triều làm quan, thậm chí kẻ có kinh tài tuyệt diễm sẽ được trọng dụng, có thể quan cư cao vị, việc đảm nhiệm các chức thượng thư, tướng quốc đều có thể. Đây chính là mở ra tiền đồ lớn hơn so với hiện tại, không còn hạn chế đối với con cháu các khanh."

Nói đến đây hắn ngừng lại một chút, liếc nhìn phản ứng trên gương mặt của bốn lão cáo già này. Tiếp đó lại nói :" Đương nhiên có được sẽ có mất, chuyện này cũng có phong hiểm nhất định. Trong trường hợp con cháu các khanh đều là kẻ bất tài vô dụng thì sẽ đánh mất vị thế của tổ tiên để lại, thay vào đó là kẻ khác nổi lên. Trẫm đã mở ra một cơ hội thay đổi, nếu để ngày sau người khác ngồi trên ngai vàng thì khó mà có lại cơ hội này. Giờ phải xem các khanh dám cược hay không dám cược."

Bốn người Sầm Đức Hiệp, Thân Cảnh Nho, Lưu Vũ, Hà Lô đều rất trầm ngâm. Thông qua cuộc nói chuyện này bọn họ hiểu ra nhiều điều, đúng như bệ hạ nói đây có lẽ là thời cơ duy nhất để thay đổi vị thế của các tộc miền núi, qua sông không còn đò này. Cơ hội là có, việc bọn họ cần chọn lựa là tin vào năng lực của đám hậu nhân của mình hay không. Đây chính là một bàn cược lớn, hoàng đế đã mở bàn, bọn họ dám hay không dám cược mà thôi.

Im lặng rất lâu, cuối cùng Thân Cảnh Nho nâng lên chén rượu uống cạn, tiếp đó nói ra quyết định của mình :" đã vậy thì cược một phen, mong là bệ hạ sẽ làm đúng những gì đã nói, lão thần tin tưởng ngài cũng tin tưởng hậu nhân của mình."

Lê Tấn cũng nâng lên chén rượu uống cạn, chậm rãi nói :" trẫm trước nay nói được làm được, Thân ái khanh có thể không tin năng lực của trẫm nhưng nhất định phải tin tín dự của trẫm."

Thân Cảnh Nho chắp tay, hơi cúi đầu bái một bái biểu thị cho tin phục. Lão từng nghe qua những gì hoàng đế đã làm, đúng là khi ngài đã nói thì chắc chắn làm được, tiêu biểu như vụ việc người Chiêm trước đó.

Có người đi trước, lần lượt Hà Lô, Lưu Vũ, Sầm Đức Hiệp cũng biểu thị ủng hộ chính sách mới của Lê Tấn, cuối cùng nguy cơ xảy ra phản loạn của người vùng cao tạm được dẹp yên.

Tiệc rượu được tiếp tục, mọi người đều uống tận hứng, khi rời đi không ai còn có thể đi thẳng, phải có người nâng đỡ.

PS: chương sau trễ xíu nhé.

Chương 279. Thuyết phục.