Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 283. Cầu Đề Cử 01.

Chương 283. Cầu Đề Cử 01.


Chương 283.

Ngày tiếp theo Trình D·ụ·c được cử làm sứ giả đại diện cho triều đình chuộc người, cùng đi với hắn là 50 nhân viên Cẩm Y Vệ, Quỷ Y dịch dung lẫn trong đám này.

Trong ngày tin tức thủy quân Đại Việt bại trận lan ra khiến nhiều người lo lắng, dư luận không ngừng xôn xao về chuyện này. Sứ thần các nước nghe tin trong lòng có ý riêng, đa số bọn họ đều cho rằng Đại Việt suy yếu một chút là chuyện tốt đối với các nước trong khu vực.

Trong phủ Thượng Tướng Quân, Thái Uý đang cùng Kim Ngô Vệ Đại Tướng Quân trò chuyện.

Lê Tử Văn hỏi nhỏ :" Thái Uý, ngài cảm thấy chuyện này như thế nào ?"

Khi biết tin Lê Bưu g·ặp n·ạn lão có chút lo sợ, bệ hạ lần này dùng thủ đoạn hung ác, vì bài trừ đối lập không ngại đẩy phần lớn lực lượng thủy quân vào chỗ c·hết. Ai có thể đảm bảo điều tương tự không đến với mình.

Quan Thái Uý rất bình thản nói :" Không cần lo lắng, Lê Bưu c·hết là vì hắn không thức thời. Tên đó thân cận Lữ Côi Vương đã khiến bệ hạ nóng mắt, mấy tháng trước lại tham gia b·uôn l·ậu muối lên Tây Bắc, giành lợi ích đoạn tiền tài của bệ hạ, sao ngài lại không hận hắn. Chưa hết, chắc ngươi còn nhớ chuyện bệ hạ bị hành thích, chỉ chút nữa thôi thì theo bước tiến đế, lần đó thủy quân của Lê Bưu có trách nhiệm rất lớn. Bệ hạ trước sau không đụng hắn, nhưng khi ra tay ngài làm rất tuyệt, không cho Lê Bưu cơ hội nào.

Chúng ta và tên Lê Bưu đó không giống, chúng ta hiệu trung bệ hạ, lợi ích của chúng ta hiện giờ gắn liền với bệ hạ. Bệ hạ không có lý do gì ra tay với chúng ta, thậm chí thời điểm này ngài sẽ càng tin dùng chúng ta.

Thực ra bệ hạ hung ác không đáng sợ, nếu ngài quá nhân từ ta lại mới lo. Đi theo một chủ công nương tay với kẻ thù thì đám người dưới chúng ta sẽ gặp tai ương. Bệ hạ ác với kẻ thù, thiện đãi với người mình, lại giữ tín dự, thưởng phạt phân minh, đó chính là phúc của kẻ bề tôi."

Lê Tử Văn như có điều suy nghĩ, cuối cùng gác lại lo lắng. Lão hỏi tiếp:" Thái Uý còn nhớ trong Minh Uớc với bệ hạ có điều khoản rằng trong năm nay ngài sẽ gia quan tiến tước cho chúng ta chứ ? Chỉ là nay đã đến tháng chạp mà chưa thấy có động tĩnh gì ? Không biết Minh Ước còn đáng tin hay là không ?"

Lê Quảng Độ vuốt râu nói :" Chuyện này thì ta nắm được một chút tin tức, thực ra chiếu chỉ đều đã được soạn thảo từ tháng trước, chỉ còn đợi đến thời điểm thích hợp tuyên ra. Theo ý bệ hạ thì chờ đô đốc các quân phủ hồi kinh báo cáo công tác cuối năm thì cùng lúc ban ra chiếu chỉ gia phong. Đợi đi, lâu nhất là 20 tháng chạp này chúng ta đều sở hữu tước Quốc Công."

Lê Tử Văn nghe vậy thì an tâm, chỉ cần bệ hạ không nuốt lời thì tốt rồi, điều đó thể hiện tín dự vẫn còn. Tiếp đó lão lại hỏi :" Thái Uý, ngài kiến nghị bệ hạ triệu Lê Hoài Ân ra phía bắc là có tính toán gì ?"

Thái Uý đáp lại :" Lê Hoài Ân là kẻ tính cách ngay thẳng, hắn ở Nghệ An nhưng một mực không muốn cùng đám người Trung Quân Phủ chúng ta kết giao, ta muốn kéo hắn ra Bắc Hà, có thể lôi kéo được thì tốt, không thì tìm cách đề cử hắn với bệ hạ, kiến nghị ngài giữ hắn lại Đông Kinh, đổi người khác tới Nghệ An nắm thủy quân."

Lê Tử Văn như hiểu ra, Thái Uý đây là muốn nắm vững hơn quân quyền ở Thanh-Nghệ. Lão gợi ý :" xá đệ từng kinh qua chức vụ trong thủy quân, nếu được xin Thái Uý cất nhắc một hai."

Em trai của Lê Tử Văn là Lê Phiêu, hiện đang thống lĩnh một hiệu quân trong Quân Phụng Trực. Chức quan không kém vị trí của Lê Hoài Ân nhưng kém nhiều về mặt khác, nhất là về mặt thu nhập bên ngoài không thể bằng. Nắm trong tay một nhánh thủy quân có thể trong sáng ngoài tối kiếm lợi ích trên bến dưới thuyền.

Đối với chuyện này Lê Quảng Độ không có từ chối, lão nói :" đợi xem, nếu thực có cơ hội thì ta sẽ đề cử với bệ hạ, được hay không thì phải chờ người quyết đoán."

Chuyện này coi như xong, hai người trao đổi thêm vài chuyện, đến giờ cơm trưa thì Lê Tử Văn xin phép cáo từ.

***

Trong hoàng cung, hoàng đế đang ngồi trong Ngự Thư Phòng làm việc thì Lý Phong dẫn theo Lê Khải Huyền vào yết kiến. Chuyện chẳng là vài hôm trước khi được gọi tiến cung lão đã khéo léo trình bày nguyện vọng của Vĩnh An Hầu Phủ với hoàng thượng. Hoàng thượng không có đồng ý ngay mà để lão dẫn người tới, ngài muốn đích thân hỏi chuyện rồi quyết định.

Quân thần gặp mặt lễ không thể thiếu, xong khâu thủ tục Lê Tấn mở đầu :" Chuyện của nhà ngươi Lý Phong đã tâu với trẫm, tuy nhiên có nhiều điểm trẫm chưa rõ, muốn hỏi thêm một chút."

Lê Khải Huyền cung kính đáp lời :" xin bệ hạ cứ hỏi, thảo dân không dám giấu diếm điều gì ?"

Gia tộc lão là huân quý, cha lão là hầu gia như bản thân lão không có tước vị, cũng không đảm nhiệm chức vụ gì nên chỉ được xưng thảo dân. Lê Khải Huyền trước kia cũng từng mong có thể đạt được một chức nửa tước nhưng rồi theo thời gian đã từ bỏ, tập trung quản lý việc làm ăn trong nhà. Theo thông lệ tước vị sẽ do trưởng tử tập ấm, đại ca lão là người được hưởng còn lão không có gì bất ngờ thì đời này vô duyên.

Quay lại cuộc trò chuyện, Lê Tấn hỏi :" Hiện nay quy mô làm ăn trên biển của nhà các ngươi như thế nào, buôn bán những mặt hàng gì ?"

Lê Khải Huyền thưa :" bẩm bệ hạ, nhiều năm nay nhà thảo dân vẫn một năm tổ chức hai chuyến đi về trên biển, điểm tới là Nhai Châu, mỗi chuyến vận chuyển không quá 5 thuyền buôn. Hàng hoá bán đi là gốm Chu Đậu, Bát Tràng, hương liệu, trầm hương, một số gia vị tây bắc. Chiều ngược lại sẽ nhập về Ngọc Trai của dân nơi đó, Nhân Sâm Triều Tiên, kim khâu của Lưu Cầu, đồ trang điểm nữ nhân của Oa Quốc, tơ lụa và trà của người Minh."

Lê Tấn nghe qua nhà bọn họ chỉ làm ăn nhỏ nhưng không ngờ lại buôn ít như vậy, hắn lại hỏi :" chỉ chạy hai chuyến thì hàng năm có thể kiếm bao nhiêu ?"

Lê Khải Huyền đáp :" bẩm bệ hạ, hàng năm có thể kiếm 10-20 vạn quan, tùy thuộc vào giá cả biến động của từng thời kỳ, như năm ngoái nhà thảo dân kiếm được hơn 16 vạn quan."

Lê Tấn khá bất ngờ trước con số này, dù hàng hoá buôn bán không nhiều nhưng lợi nhuận rất khả quan. Nghĩ nghĩ một chút, hắn lại hỏi :" Nói thử xem tại sao nhà ngươi lại nhập kim khâu của Lưu Cầu về bán, chẳng nhẽ Đại Việt ta không sản xuất được kim khâu? Còn nữa, làng gốm Bát Tràng thì trẫm nghe qua, còn gốm Chu Đậu là ở chỗ nào ?"

Lê Khải Huyền nghe xong liền biết bệ hạ không am hiểu mặt này, lão giải thích :" bẩm bệ hạ, từ trước tới nay thiên hạ kim khâu chủ yếu xuất xứ từ nước Lưu Cầu, không phải Đại Việt ta không có người biết làm kim khâu nhưng chất lượng, giá cả đều không thể cạnh tranh được với xứ ấy. Đây không chỉ là nước ta mà Đại Minh, Triều Tiên, Oa Quốc, Xiêm La, Chân Lạp ... đa số đều là nhập kim khâu của nước Lưu Cầu.

Về gốm Chu Đậu thì bệ hạ có lẽ ít nghe qua, nhưng nghề gốm ở đó lâu đời hơn nhiều so với làng Bát Tràng, về vị trí thì làng Chu Đậu nằm ở xứ Hải Dương. Nơi này vốn rất phát triển nghề gốm nhưng ba chục năm trở lại đây có xu hướng suy tàn dần, vậy nên tiếng tăm của nó cũng ít người nghe thấy. Tuy nhiên sản phẩm của làng Chu Đậu rất được người Oa, người Lưu Cầu, người Triều Tiên ưa thích, thậm chí các nước phía nam cũng từng rất chuộng gốm xuất xứ từ Chu Đậu."

Lê Tấn suy nghĩ rất lâu, cái kim khâu thôi mà Đại Việt cũng không thể tự sản xuất còn phải tốn tiền nhập từ ngoại quốc trở về, điều này không thể được, cần phải thay đổi. Còn chuyện làng gốm Chu Đậu lại là thế nào, sao lại có nghịch lý như vậy, hắn hỏi :" Sản phẩm gốm sứ của Chu Đậu đã được ưa chuộng như vậy tại sao lại có chuyện nghề gốm ngày càng suy tàn ?"

Lê Khải Huyền tỏ vẻ khó khăn, hắn ngập ngừng một chút rồi thưa :" bệ hạ, thực ra trong chuyện này thảo dân nghĩ vài lời có chút không hay, sợ rằng nói ra bệ hạ sẽ chém đầu thảo dân."

Lê Tấn nghe xong không hiểu ra sao, hắn nói :" yên tâm, trẫm miễn tội cho ngươi, vậy nên cứ lớn gan nói đi."

Lê Khải Huyền nghe xong vẫn không yên tâm lắm, hắn không dám nói thẳng mà bắt đầu kể :" bẩm bệ hạ, làng gốm Chu Đậu phát triển rực rỡ trước kia là nhờ có thị trường tiêu thụ tốt, mà người giúp đem sản phẩm của Chu Đậu tới người mua thực ra là thương nhân Chiêm Thành. Năm đó Thánh Tông bệ hạ đạp diệt Đại Chiêm Thành đã hủy đi cả ngành thương nghiệp của người Chiêm, từ đó gốm sứ Chu Đậu không còn con đường tiêu thụ. Làm ra mà bán không được thì đương nhiên càng ngày càng ít người làm, vậy nên làng gốm Chu Đậu mới đi theo hướng suy tàn theo thời gian.

Theo thảo dân biết làng Chu Đậu trước kia có hơn hai ngàn người làm gốm, lò nung có tới cả trăm, ấy vậy mà hiện nay chỉ còn lại không tới 30 người theo nghề này, lò nung cũng chỉ còn lại 2 cái thường nổi lửa. Thực ra hai lò này còn cầm cự đến ngày hôm nay là nhờ đơn hàng nhà thảo dân đặt cố định hàng năm, ngoài ra có một số ít người nước ta vẫn yêu thích mà tìm tới. Vốn dĩ là làng nghề giàu có nhờ làm gốm mà nay đa số người dân trong làng đã bỏ nghề tổ truyền, chuyển qua làm việc khác kiếm sống, đó là thực trạng đáng buồn của làng Chu Đậu."

Lê Tấn nghe xong liền hiểu, sở dĩ cái làng gốm Chu Đậu lụi tàn dần là do Thánh Tông, ngài không chỉ hạn chế ngoại thương còn đạp diệt Chiêm Thành, làm mất đi con đường b·uôn l·ậu gốm Chu Đậu ra bên ngoài. Không còn thị trường, sản phẩm làm ra ùn ứ không tiêu thụ được, các chủ lò gốm bị thua lỗ, thua lỗ thì đóng cửa, quy mô sản xuất vì vậy mà càng ngày càng bị thu hẹp.

Bát Tràng thì khác, sở dĩ Bát Tràng có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh vì làng này chuyên sản xuất cống phẩm, không chỉ dùng trong cung đình Đại Việt mà sản phẩm bát đĩa của Bát Tràng còn là vật cống cho nước Minh. Không chỉ vậy làng Bát Tràng còn sản xuất gạch men ngọc, rất được giới quý tộc ưa chuộng, loại này chuyên dùng để xây dựng những công trình xa hoa.

Chương 283. Cầu Đề Cử 01.