Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 284. Cầu Đề Cử 02.

Chương 284. Cầu Đề Cử 02.


Chương 284.

Bỏ qua vấn đề gốm sứ, Lê Tấn chuyển chủ đề, hắn hỏi :" Trẫm rất tò mò một chuyện, Đông Bắc nước ta đến Nhai Châu là vùng biển có hải tặc thường xuyên c·ướp phá, làm sao nhà các ngươi có thể duy trì việc làm ăn mấy chục năm nay ?"

Lê Khải Huyền trả lời :" bẩm bệ hạ, nhà thảo dân làm ăn luôn đặt yếu tố an toàn làm đầu, hàng năm đều bỏ một số tiền mua bình an."

Lê Tấn nghe xong hỏi tiếp :" Nghĩa là phủ Vĩnh An Hầu các ngươi đạt được thoả thuận nào đó với đám người Hải Đông Dương ư ?"

Lê Khải Huyền đáp :" đúng vậy thưa bệ hạ, nhà thảo dân mỗi chuyến sẽ bỏ ra hai thành tiền lời cho lão, đổi lại hải tặc không làm phiền chuyện làm ăn của nhà thảo dân."

" Ồ, vậy ngươi hẳn rất quen thuộc tên Hải Đông Dương, nói thử xem ngươi đánh giá hắn là người như thế nào ?" Lê Tấn tỏ vẻ quan tâm chuyện này.

Lê Khải Huyền có nghe qua chuyện thủy quân xung đột với đám hải tặc dưới trướng Hải Lão Quỷ, cũng biết bệ hạ hẳn không ưa gì lão. Nghĩ một chút, hắn liền tâu :" bẩm bệ hạ, tên Hải Đông Dương có chút năng lực, cũng rất giữ tín dự. Tuy nhiên hắn cũng là kẻ tham lam, hung hãn hiếu sát, lại d·â·m d·ụ·c thành tính. Thảo dân cho rằng có thể cùng hắn hợp tác làm ăn tuy nhiên không thể làm bạn."

Lê Tấn ngẫm nghĩ một chút, miêu tả này khá khớp với những gì Quỷ Y từng nói, từ đó có thể thấy tên Hải Đông Dương này cũng là một nhân vật, hình tượng cùa hắn xây dựng rất phù hợp với một tên thủ lĩnh hải tặc.

Lại tạm gác vấn đề này, Lê Tấn hỏi thêm :" Nói thử xem, nếu trẫm hậu thuẫn cho nhà các ngươi thì việc làm ăn này có thể làm lớn đến đâu ? Trẫm có thể nhận được những gì từ việc làm ăn này ?"

Lê Khải Huyền biết thời điểm quyết định đã tới, lão tâu :" bẩm bệ hạ, nếu có sự bảo vệ của bệ hạ nhà thảo dân có thể phát triển viêc làm ăn này lên quy mô gấp 10 lần trong năm tới, trong 5 năm tiếp theo có thể khuếch trương lên 30-50 lần. Lợi nhuận thu về nhà thần xin dâng lên 6 thành, xin bệ hạ vui lòng thu nhận."

Lê Tấn đánh giá rất câu trả lời này của Lê Khải Huyền, lão chấp nhận nhường ra phần lớn lợi nhuận nhằm đạt được lợi ích về lâu dài, lại có kế hoạch phát triển rõ ràng, tầm nhìn không bị hạn chế bởi trước mắt 1-2 năm, là kẻ có thể làm đại sự. Tán thưởng đối phương nên hắn đưa ra một thỏa thuận có lợi cho Lê Khải Huyền :" Trẫm muốn việc làm ăn này không còn là phi pháp mà được quan phủ quản lý, hàng năm có đóng thuế đầy đủ, lợi nhuận thì trẫm chấp nhận giảm một chút, nhận 5 thành. Ngoài ra trẫm nhận biết Lê Khải Huyền ngươi chứ không phải Vĩnh An Hầu Phủ, thoả thuận này chỉ có hiệu lực đến khi còn ngươi phụ trách việc làm ăn, ngoài ngươi ra trẫm không chấp nhận kẻ nào khác thay thế."

Lê Khải Huyền cảm thấy bất ngờ, bệ hạ không có muốn chiếm nhiều lợi ích hơn mà chủ động giảm phần của mình, chuyện đóng thuế, đăng ký với quan phủ không thành vấn đề, bằng quan hệ của Vĩnh An Hầu Phủ tại An Bang lão có thể xử lý ổn thoả. Còn chuyện bệ hạ chỉ nhận thức lão chính là có ý nâng đỡ về sau dù không thể kế thừa tước vị của phụ thân nhưng địa vị của trong nhà của lão vẫn được đề cao rất nhiều, không ai muốn đắc tội với kẻ được bệ hạ nhận thức, quan trọng hơn lão chính là người đem lại sự giàu có cho gia tộc, mọi người sẽ nể mặt tiền mà tôn trọng lão.

Lê Khải Huyền quỳ gối hô lên:" tạ ơn bệ hạ, thảo dân Lê Khải Huyền nguyện vì người ra sức khuyển mã, quyết không làm bệ hạ thất vọng."

" Ừm, được rồi, đứng lên đi." Một vụ làm ăn không vốn nữa lại đến tay, Lê Tấn trong lòng vui vẻ. Hàng năm có thêm khoản thu vài chục vạn quan trong tay, có thể làm rất nhiều việc, hắn thật có chút chờ mong.

Lê Khải Huyền trao đổi với hoàng thượng thêm một vài chi tiết nhỏ, cuối cùng thuận lợi thông qua. Trước khi rời khỏi hoàng thượng không quên dặn dò, nếu gặp khó khăn gì cần giúp đỡ thì có thể thông qua Lý Phong báo lại. Lê Khải Huyền biết rằng đây là bệ hạ nhắc khéo chuyện này có thể thành là nhờ có Quốc Sư hỗ trợ, vậy nên sau khi xuất cung lão đưa ra cam kết dành cho Lý Phong một thành lợi nhuận hàng năm, đây là sự báo đáp của Vĩnh An Hầu Phủ với sự dẫn tiến của Quốc Sư.

**

Đợi khi trong Ngự Thư Phòng không còn người ngoài, Lão Ma Rượu mới lên tiếng :" tiểu chủ nhân, thực ra Vĩnh An Hầu cũng không tệ, nếu muốn ngươi có thể triệu lão về kinh gặp qua một lần."

Lê Tấn nghe xong cảm thấy lạ, hắn hỏi :" Lão Quỷ, ngươi nhận biết Vĩnh An Hầu ư?"

Lão Ma Rượu nhấm ngụm rượu, từ từ nói :" có thể coi là như vậy, ta năm xưa tiện tay cứu qua lão, về sau khi lưu lạc giang hồ lại có đến phủ Vĩnh An Hầu làm khách một lần. Lão là người nhớ ơn, rất tử tế đối đãi ta, nghe đâu Vĩnh An Hầu cũng hay làm việc thiện, cứu giúp người khó khăn trong vùng, danh tiếng cũng coi như tạm được."

Lê Tấn cảm thấy triệu kiến thêm Vĩnh An Hầu không cần thiết, chỉ là đã có tầng quan hệ này thì ngày sau có cơ hội sẽ chiếu cố nhà bọn họ thêm một chút. Dù sao Ma Rượu cũng là ân nhân của nhà họ, khi cần thiết để lão ra mặt thì phủ Vĩnh An Hầu sẽ là kẻ trung thành theo sau hắn.

Hắn lại hỏi :" Vậy ngươi biết nhà bọn họ có những ai làm quan, hiện đương chức gì hay không ?"

Lão Ma Rượu đáp :" Chuyện này ta biết, nhà bọn họ không có ai làm quan hết. Năm xưa tằng tổ của Lê Khải Huyền bị tiện th·iếp Nguyễn Thị Lộ của Nguyễn Trãi rèm pha mà bị Thái Tông giáng chức. Từ đó nhà họ ngày càng sa sút, về sau khi lão c·hết đi thì nhà bọn chuyển tới biên cương, từ đó điệu thấp làm người, mấy chục năm nay không có ai ra làm quan, trong quân cũng không có người làm tướng lĩnh."

Nghe đến đây Lê Tấn lại nhớ ra, tằng tổ của Lê Khải Huyền là Lê Lễ, người vô cùng trung thành với Thái Tổ, đáng tiếc Thái Tông tuổi trẻ không phân biệt được. Việc Lê Lễ bị Thị Lộ nói xấu mà bị biếm chức những khai quốc công thần từng theo Thái Tổ lập nghiệp biết được, trong nhóm công thần cũng có tranh đấu, nhiều người trong bọn họ không ưa gì Lê Lễ nhưng phản cảm với hành vi của Thị Lộ. Bởi vậy nên họ cũng không ưa Nguyễn Trãi, khi Tuyên Từ Thái Hậu xử tru di nhà Thị Lộ-Nguyễn Trãi không ai đứng ra nói giúp một câu, dù mọi người đều cùng Thái Tổ đi ra từ vùng đồi núi Lam Sơn.

Đối với vụ án Lệ Chi Viên người đời sau đa phần cho là án oan, tuy nhiên Lê Tấn đi tới thời đại này được biết nhiều chuyện thâm cũng bí sử, hiểu nhiều hơn về vụ án Lệ Chi Viên nên không cho là vậy. Theo hắn thì Nguyễn Trãi cũng như Nguyễn Thị Lộ đáng c·hết, Tuyên Từ Thái Hậu không có làm sai.

Lớn gan mà nói thì lỗi một phần thực ra là do Thái Tông, ngài thân là hoàng đế có tam cung lục viện, nữ nhân nào mà không có, vậy mà lại đi sủng hạnh th·iếp thất của thần tử, đã vậy còn là một th·iếp thất ngoài 40 tuổi, nói không ngoa thì Thị Lộ đủ tuổi đẻ ra được Thánh Tông. Dù biết rằng thời đại này việc tặng nhau ca cơ, tiểu th·iếp rất bình thường, đám văn nhân còn lấy đó là vinh. Nhưng với tư cách là người xuyên qua, hắn cảm thấy chuyện này thật không ổn chút nào, hoặc là quy chuẩn đạo đức của thế kỷ 21 ăn sâu trong tâm trí hắn không thể chấp nhận điều này. Không biết có phải hành vi này trái luân thường, ông trời cũng thấy không đúng hay không mà Thái Tông gặp chuyện bất hạnh.

Trách Thái Tông một thì phải trách Nguyễn Trãi mười, lão thua trong cuộc đấu tranh quyền lực trong triều, phải rút về Côn Sơn ẩn cư. Đã vậy còn không cam lòng, lại m·ưu đ·ồ quay lại triều đình, muốn dùng cách dâng nữ nhân của mình cho Thái Tông hòng phục chức. Lê Tấn rất ghét cách làm này, cho rằng Nguyễn Trãi không xứng làm nam nhân, đã là nam nhân có tự trọng không được để nữ nhân của mình làm như vậy, dù cho đó có là tiểu th·iếp không cưới gả. Có người sẽ đưa ra lý lẽ rằng lệnh vua thì lão nào có thể trái, chỉ có thể ngoan ngoãn để Thị Lộ theo hầu Thái Tông. Nhưng xin lỗi, khi Thái Tông viếng thăm Côn Sơn là Nguyễn Trãi đã chủ động sắp xếp để Thị Lộ có thể xuất hiện trước mặt vua, nếu không một tiểu th·iếp có thân phận thấp hèn, theo quy củ nào có vinh hạnh được lộ diện trước mặt hoàng đế. Vậy có thể khẳng định Nguyễn Trãi dự mưu đẩy Thị Lộ tới bên Thái Tông, khi vụ án Lệ Chi Viên xảy ra chính là lão gieo gió gặt bão, c·hết là đáng đời .

Lại nói về Tuyên Từ Thái Hậu, bà hoàn toàn đủ lý do chính đáng để xử tru di cả nhà Nguyễn Trãi. Bởi vì lão với những tính toán dơ bẩn của lão đã gián tiếp đẩy Thái Tông đi gặp Thái Tổ khi tuổi đời còn quá trẻ, bỏ lại mấy người phụ nữ cùng đám con thơ, áp lực mà bà phải gánh vác khi đó nặng nề biết bao. Chưa kể việc chồng mình vì tham luyến sắc đẹp của một phụ nữ bằng tuổi mẹ ngài mà m·ất m·ạng thực sự là sự sỉ nhục to lớn đối với bà cũng như tất cả cung nhân khác trong hậu cung. Bọn họ ai mà không tuổi trẻ đầy sức sống, về nhan sắc, tài hoa đều là vạn người chọn một, không rõ thua kém Thị Lộ ở chỗ nào, tại sao Thái Tông lại có thể làm như vậy. Bởi vậy Tuyên Từ Thái Hậu có oán trong lòng, g·iết sạch cả nhà Nguyễn Trãi cũng không hết giận. Hơn nữa khi Thái Tông đột ngột băng hà tình hình có chút loạn, bà cần dùng tính mạng của cả nhà Nguyễn Trãi chấn nh·iếp nhân tâm, cũng là cho thiên hạ một câu trả lời, dập tắt những lời đồn không hay ngoài kia. Vả lại tội của Thị Lộ là xác thực, dù nàng ta không có hành thích vua nhưng đúng là vì nàng mà Thái Tông băng hà. Về công về tư không có lý do gì để Tuyên Từ Thái Hậu không xử tử Thị Lộ và gia đình Nguyễn Trãi.

Quay lại với cuộc trò chuyện, Lê Tấn nói với Lão Ma Rượu:" Được rồi, ta mới gặp con trai lão, có gì cần thương lượng đã thương lượng xong, lúc này triệu kiến Vĩnh An Hầu không hợp lý, đợi khi nào có cơ hội lại gặp một lần vậy."

Lão Ma Rượu coi như xong việc, lão vì lúc trước có để đệ tử đi nương nhờ Vĩnh An Hầu mà đề cử một chút, quyết định ra sao vẫn là quyền của tiểu chủ nhân. Lão ngậm miệng im lặng tiếp tục canh gác, thỉnh thoáng làm ngụm rượu bồ đào, nhấm hạt lạc rang húng lìu.

Chương 284. Cầu Đề Cử 02.