Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 285. Hoàng đế lại ban hai đạo chiếu chỉ mới.

Chương 285. Hoàng đế lại ban hai đạo chiếu chỉ mới.


Chương 285.

Ngày 5-12, như thường lệ triều hội diễn ra trên điện kính thiên, Lê Tấn khởi đầu buổi chầu bằng việc ban ra hai đạo chiếu chỉ. Bách quan đều chờ xem hài đạo chiếu chỉ này có nội dung ra sao, ảnh hưởng đến lợi ích của những ai.

Đỗ Khắc Hải bắt đầu tuyên đọc:" Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết. Từ khi trẫm đăng cơ đến nay luôn chú trọng chăm lo đời sống bách tính, tự thân đề ra ba chính sách chủ đạo là *Trọng Nông -Khuyến Công - Khai Thương*.

Theo đó trẫm luôn xác định nông nghiệp là gốc rễ của quốc gia, phải chú trọng phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo sản xuất lương thực cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân trong nước, nếu dư thừa sẽ cho xuất khẩu.

Tiếp sau nông nghiệp là công thương nghiệp, chủ trương nhất quán là khuyến khích trong nước phát triển các ngành thủ công nghiệp, tiến hành mở rộng sản xuất. Trước hết là đảm bảo sản xuất ra đủ hàng hoá phục vụ cho nhu cầu trong nước, sau đó sẽ xuất khẩu sang nước khác làm giàu cho nước ta.

Cuối cùng là khai mở thương nghiệp để hàng hoá sản xuất ra có thể thuận lợi lưu thông trong nước, cũng như giao thương buôn bán với ngoại quốc.

Xuất phát từ chủ trương khai thương trẫm quyết định từ nay dỡ bỏ mọi hạn chế về thương nghiệp, kể cả nội thương và ngoại thương. Theo đó dân chúng trong nước có thể tự do đi lại giữa các vùng trong nước tiến hành buôn bán, cũng như theo đường bộ, đường biển tới các nước khác giao thương.

Ngoài ra, thay đổi cách tính thuế thương nghiệp theo quy định sau :

- Thứ nhất, tất cả hàng hoá bán ra tại các cửa hàng, thuyền buôn đều được tính thuế thu bằng 1/10 doanh thu bán hàng. Đối với các cá nhân buôn bán thường xuyên với quy mô nhỏ lẻ không có thuyền buôn hoặc cửa hàng thì thu thuế theo ngày, cụ thể mỗi ngày một người buôn bán theo diện này phải đóng 2 đồng tiền. Đối với người dân gánh sản vật tự sản xuất ra chợ bán, hoặc bán rong thì áp dụng mức thu 1 đồng cho mỗi phiên chợ, ngày bán rong.

- Thứ hai, từ bỏ việc thu thuế dựa trên thể tích hàng hoá vận chuyển theo tàu thuyền, xe chở hàng. Thay vào đó tiến hành thu thuế tàu thuyền, xe lừa ngựa theo năm. Cụ thể mỗi năm một phương tiện loại này đóng thuế bằng 2/100 giá trị hiện có.

- Thứ ba, nghiêm cấm các hành vi g·ian l·ận, t·rốn t·huế thương nghiệp. Ai vi phạm lần 1 sẽ bị phạt cảnh cáo, nộp phạt gấp đôi số tiền thuế đã trốn. Vi phạm lần 2 bị phạt đánh 20 trượng, nộp phạt gấp 3 lần số thuế đã trốn. Vi phạm lần thứ 3 bị phạt đánh 50 trượng, nộp phạt gấp 5 lần số thuế đã trốn, bổ sung thêm h·ình p·hạt cấm người đó vĩnh viễn không được tham gia mọi hoạt động thương nghiệp.

Thứ tư, khuyến khích người dân tố cáo hành vi g·ian l·ận thương thuế, người tố giác đúng nhận được tiền thưởng bằng 1/2 số tiền nộp phạt thu được từ người vi phạm.

Thứ năm, tất cả mọi người hoạt động kinh thương đều phải tuân thủ quy định trên mà tiến hành nộp thuế, không có trường hợp ngoại lệ nào, bao gồm cả các cửa hàng, thuyền buôn thuộc sở hữu của hoàng đế, thành viên hoàng tộc, quan lại, huân quý.

Thứ sáu, quy định tính thuế này có hiệu lực từ ngày mùng 1, tháng giêng, năm Đoan Khánh thứ hai.

Đông Kinh, ngày 2, tháng chạp, năm Đoan Khánh thứ nhất. Người soạn chiếu: Đoan Khánh hoàng đế."

Bách quan đều chăm chú lắng nghe, đoạn trước không có ai bất ngờ, đơn giản chuyện khai mở thương nghiệp mà đặc biệt là ngoại thương bệ hạ đã chủ trương từ hồi đầu năm. Tuy nhiên phần quy định thu thuế thương mới thực sự khiến mọi người phải suy ngẫm.

Việc quy định một mức thuế chung cho tất cả các loại hàng hoá thực sự tạo ra thuận tiện trong việc quản lý của triều đình, thương nhân cũng dễ dàng nắm được mức thuế mà mình cần nộp là bao nhiêu. Tuy nhiên việc đánh thuế dựa trên việc sở hữu cửa hàng, thuyền buôn có chút không hợp lý. Có nhiều người buôn bán hàng rong không có cửa hàng cố định nhưng thứ họ bán lại rất giá trị, chuyện các thương nhân vác theo một tay nải nhỏ chứa đầy đồ trang sức bày bán tại vỉa hè, trong các chợ lớn không hiếm thấy.

Ngoài ra quy định cuối cùng đánh thuế với tất cả các cửa hàng, thuyền buôn khiến tầng lớp quyền quý không hài lòng. Thực ra có rất nhiều cửa hàng là sân sau do các gia đình quan lại, huân quý mở ra hoặc hậu thuẫn, xưa nay vẫn luôn tìm cách trốn đóng thuế hoặc là đóng rất ít. Đặc biệt các thành viên hoàng tộc có sản nghiệp bên ngoài thường phớt lờ quy định, một đồng thuế thương cũng không có nộp bao giờ. Lần này bệ hạ tự lấy mình làm gương muốn ép tất cả vào khuôn khổ, bách quan đương nhiên không thể nói gì thêm. Tuy nhiên mọi người đều biết chuyện này chắc chắn sẽ dẫn phát một làn sóng phản đối từ tầng lớp quyền quý, ai cũng muốn bảo vệ lợi ích của nhà mình.

Thấy không có triều thần nào đứng ra phản đối Lê Tấn lại ra hiệu cho Đỗ Khắc Hải tiếp tục tuyên đạo chiếu chỉ thứ hai.

" Phụng.....

Đại Việt phát triển yêu cầu việc tiến hành xây dựng khối lượng lớn cơ sở hạ tầng, từ đó nhu cầu về thợ nghề tăng lên đáng kể, gần đây xuất hiện tình trạng nhiều công trình không có đủ thợ, tiến độ thi công bị đình trệ. Trẫm cũng như Công Bộ chúng ái khanh rất lo lắng, sau khi ngày đêm suy nghĩ trẫm tạm đưa ra các giải pháp sau :

- thứ nhất, về ngắn hạn sẽ mở cửa quan ải cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước ta làm việc, cùng với đó là tích cực vận động những người có tay nghề ở vùng cao xuống miền xuôi làm việc.

- thứ hai, về dài hạn để giải quyết vấn đề thiếu thợ nghề triều đình quyết định mở trường đào tạo nghề cho dân chúng. Theo đó tại Đông Kinh cũng như mỗi đạo thừa tuyên đều cho lập một trường Bách Nghề, Công Bộ cử những thợ giỏi trong từng ngành nghề tại Bách Tác Cục đến các trường giảng dạy.

Cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước ta cũng như khuyến khích người dân miền núi xuống miền xuôi làm việc cần có phương pháp quản lý, bởi vậy trẫm ban hành quy những quy định sau :

- thứ nhất, đối với người ngoại quốc nhập cảnh phải tiến hành đăng ký với biên quân, biên quân có trách nhiệm tiến hành cấp cho những người này thẻ mộc thân phận lao động nước ngoài. Sau khi nhập cảnh người lao động nước ngoài mang theo thẻ mộc được tự do tìm việc làm ở bất kỳ đâu, tuy nhiên bắt buộc phải khai báo với quan xã, phường hoặc cấp huyện nơi làm việc.

- thứ hai, đối với người dân vùng cao xuống miền xuôi làm việc thì phải mang theo thẻ chứng minh thân phận do Châu, Huyện nơi hiện ở cấp. Khi đến nơi làm việc phải đăng ký với quan phủ, để quan phủ được biết và tiến hành bảo vệ quyền lợi của người lao động vùng cao khi xảy ra t·ranh c·hấp với chủ thuê.

- thứ hai, người thuê lao động người vùng cao, người ngoại quốc không được đe doạ, chèn ép hay trả công rẻ mạt không xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Cụ thể khi so sánh với lao động miền xuôi ( trong nước) thì khi hai bên có năng suất lao động tương đương thì tiền công phải tương đương nhau. Đồng thời nghiêm cấm hành vi đ·ánh đ·ập, bỏ đói người lao động, khi họ bị bệnh phải cho phép nghỉ ngơi, điều trị.

- thứ ba, khi thuê mướn lao động bắt buộc chủ thuê phải thương lượng mà không được dùng vũ lực đe doạ, ép buộc lao động vùng cao, lao động nước ngoài phải làm việc cho mình.

- thứ tư, người lao động cảm thấy không còn phù hợp với công việc được thuê có thể xin phép nghỉ việc. Sau bảy ngày từ ngày xin nghỉ bên chủ thuê phải thanh toán đầy đủ tiền lương, thưởng còn chưa thanh toán cho người lao động, để người lao động rời khỏi nơi làm việc.

- thứ năm, chủ thuê lao động có thể sa thải lao động khi người lao động không tuân thủ kỷ luật, t·rộm c·ắp, đánh nhau, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Thứ sáu, chủ thuê lao động mà dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ép buộc người lao động làm việc hoặc nghỉ việc thì bị phạt trượng 50, phạt tiền 100 quan, cũng như phải bồi thường thiệt hại nếu có cho người lao động.

- Thứ bảy, khi có người lao động nước ngoài, lao động vùng cao tới tố giác thì quan phủ địa phương phải điều tra làm rõ, xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

........"

Bách quan nghe xong chiếu chỉ mới này thì không ít người nhíu mày, việc thành lập trường dạy nghề rất tốt cũng có ý nghĩa, khuyến khích người vùng cao xuống miền xuôi làm việc cũng không sao cả, cái bọn họ lo ngại là cho phép người nước khác tới Đại Việt làm việc, đã thế còn giành cho nhiều ưu đãi như vậy. Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy về sau cả về mặt kinh tế lẫn an ninh-quốc phòng.

Ai dám khẳng định đám người đó xin vào Đại Việt lao động thực sự sẽ đi làm việc mà không phải có mục đích khác. Giả dụ như có một đám người chuyên hành nghề t·rộm c·ắp, c·ướp phá dùng phương pháp này lẩn vào nội địa nước ta thì tạo ra mối nguy về an ninh trật tự. Ngoài ra gián điệp nước khác có thể dựa vào quy định này mà vào nước ta, tham gia xây dựng các công trình quan trọng có ý nghĩa lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Nhỡ may chúng tiến hành phá hư hay tạo ra lỗ hổng gì đó trong công trình thì nguy to, thiệt hại không thể đong đếm.

Chưa hết, nếu có lượng lớn người nước ngoài tràn vào Đại Việt tìm việc làm, giành hết công việc của thợ thuyền trong nước sẽ gây ra nạn thất nghiệp, hậu quả về mặt xã hội sẽ rất lớn. Khi đó người lao động nước ngoài tràn lan khắp nơi, lao động trong nước thì không có việc làm, chắc chắn sẽ xảy ra mâu thuẫn. Những người lao động trong nước không có việc làm sẽ thù ghét người ngoại quốc, tổ chức bài xích, thậm chí là t·ấn c·ông người lao động nước ngoài. Chưa hết, đây là lực lượng bất ổn, chỉ cần có kẻ đứng ra hô hào bọn họ sẽ hướng mũi dùi về phía triều đình, trách triều đình ban hành quy định này đã c·ướp đi công ăn việc làm của bọn họ.

Nhìn chung mỗi người lại nghĩ tới một vấn đề nào đó có thể phát sinh từ quy định này của hoàng đế, bọn họ đang tìm từ ngữ chuẩn bị can gián để bệ hạ thu hồi hoặc ít ra thay đổi một chút nội dung của quy định này cho phù hợp hơn.

Chương 285. Hoàng đế lại ban hai đạo chiếu chỉ mới.