Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 286. Lần đầu sửa chiếu chỉ.

Chương 286. Lần đầu sửa chiếu chỉ.


Chương 286.

Người đầu tiên đứng ra là Công Bộ thượng thư Ngô Minh, lão tâu lên :" bệ hạ, việc cho phép người nước ngoài vào nước ta làm việc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Các công trình lớn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế-an ninh-quốc phòng, không nên bị người ngoại quốc nắm rõ chi tiết. Thần xin bệ hạ xem xét lại."

Lê Tấn liền đáp :" Chuyện này không có gì, khanh là người chưởng quản Công Bộ hoàn toàn có thể điều hành cấp dưới của mình khi tuyển người làm việc ở các dự án trọng điểm thì ngầm loại bỏ người nước ngoài mà chọn người trong nước là được. Khi cần thiết trẫm cho phép Công Bộ tăng thêm thù lao cao hơn so với trong dân gian để hút nhân công người trong nước tới làm việc tại các công trình quan trọng."

Ngẫm một chút, cảm thấy phương pháp bệ hạ đưa ra có thể giải quyết được vấn đề, lại được cho phép tăng lương hút lao động cũng như tiến hành vài phương pháp chọn lọc khi tuyển người, Ngô thượng thư chấp nhận lui về chỗ.

Người tiếp theo đứng ra là Kinh Vương Lê Kiện, hắn tâu :" bẩm bệ bạ, lao động nước ngoài tràn vào nước ta tiềm ẩn nhiều nhân tố không ổn định, lĩnh vực trị an sẽ gặp khó khăn. Thần cho rằng không nên cho người ngoại quốc được tự do di chuyển trong nước ta tìm việc làm, thay vào đó cho phép các chủ thuê đến biên giới lựa chọn lao động được thuê rồi đưa về nơi làm việc, triều đình có thể yêu cầu chủ thuê đăng ký số người được thuê, cùng với đó giao trách nhiệm quản lý lao động cho chủ thuê. Theo đó chủ thuê sẽ quản lý việc ăn ở, đi lại, kỷ luật lao động, tuân thủ pháp luật trong thời gian lao động nước ngoài làm việc tại nước ta, khi không còn nhu cầu thuê thì chủ thuê phải sắp xếp đưa lao động nước ngoài về nước. Triều đình sẽ quản lý gián tiếp thông qua chủ thuê thay vì quản lý trực tiếp lao động nước ngoài, như vậy đỡ tốn nguồn lực hơn rất nhiều, lại đảm bảo được vấn đề trị an trong nước."

Lê Tấn hơi bất ngờ về đề nghị này của Lê Kiện, đơn giản phương pháp quản lý lao động nước ngoài mà vị hoàng thúc này đưa ra rất giống với cách mà nhiều quốc gia hiện đại ở thế kỷ 21 sử dụng để quản lý lao động nước ngoài. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như giảm được nguồn lực của nhà nước, tránh tình trạng lao động nước ngoài tràn vào quá nhiều gây hỗn loạn về mặt trị an. Tuy nhiên không phải không có hạn chế, theo phương án này người lao động nước ngoài hoàn toàn bị phụ thuộc vào chủ thuê, chính quyền không thực sự quản lý đủ sâu sát, từ đó dẫn đến việc người lao có thể bị đối xử tàn tệ như bóc lột sức lao động quá mức, cắt xén tiền lương, cưỡng ép làm một vài công việc t·rái p·háp l·uật. Bởi vì bị chủ thuê đối xử tệ nên sẽ có nhiều lao động bỏ trốn ra ngoài tìm việc, trở thành lực lượng lao động b·ất h·ợp p·háp, nhóm người này cũng tiềm ẩn nhiều khả năng gây mất trật tự trị an.

Trong khi Lê Tấn còn đang suy nghĩ thì Hộ Bộ thượng thư Dương Nguyên Trực lại đứng ra, lão tâu :" bẩm bệ hạ, thần cho rằng phương pháp quản lý mà Kinh Vương đưa ra rất hợp lý, tuy nhiên thần xin bổ sung hai ý kiến. Thứ nhất triều đình nên đưa ra hạn chế về số lượng người lao động nước ngoài được thuê, tránh xuất hiện tình trạng có quá nhiều lao động nước ngoài tràn vào nước ta làm việc khiến cho thợ thuyền trong nước thất nghiệp. Thứ hai, nên quy định thời hạn người lao động nước ngoài được phép làm việc tại nước ta, ví dụ như quy định một người nhập cảnh có thể ở lại làm việc 2-3 năm rồi bắt buộc phải về nước, đương nhiên nếu chủ thuê muốn tiếp tục thuê thì phải làm lại quy trình tuyển dụng, khai báo với chính quyền lần nữa."

Lê Tấn nghe xong lời tâu của Dương Nguyên Trực cảm thấy nghi ngờ nhân sinh, mẹ kiếp hai người này không phải cũng xuyên không đi, nếu không làm sao có thể nêu ra cái quy định quản lý lao động nước ngoài y như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan áp dụng ở thế kỷ 21 vậy chứ.

Hắn nghĩ hồi lâu rồi đưa ra quyết định :" tiếp thu ý kiến của hai khanh, trẫm đưa ra một số điều chỉnh như sau.

Thứ nhất, triều đình đề ra hạn ngạch người lao động nước ngoài được phép nhập cảnh vào nước ta làm việc theo từng năm. Công Bộ chịu trách nhiệm điều tra tình hình thiếu nhân lực trong nước mà đưa ra còn số cụ thể cho phù hợp với từng thời kỳ.

Thứ hai, hủy bỏ điều khoản cho phép lao động nước ngoài tự do di chuyển tìm việc, thay vào đó thành lập các trung tâm tuyển dụng tại biên giới, tất cả chủ thuê sẽ cử đại diện tới biên giới tuyển người, khi tuyển phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện thương lượng giữa các bên. Ngoài ra bên tuyển lao động phải đưa ra mô tả chính xác công việc mà người lao động được thuê làm cho lao động nước ngoài được biết. Trong trường hợp bên tuyển dụng có gian dối, mô tả không đúng về công việc, lao động nước ngoài được phép từ chối nhận việc, bên tuyển dụng có trách nhiệm đưa người lao động nước ngoài trở lại biên giới."

Lê Kiện, Dương Nguyên Trực chắp tay hô "bệ hạ thánh minh". Tiếp đó hai người lui về hàng, trong lòng đều cảm thấy hài lòng vì bệ hạ đã tiếp nhận ý kiến của mình.

Chiếu chỉ vừa ban ra lại được chuyển tới Hàn Lâm Viện để Hàn Lâm Viện Thừa Chỉ theo nội dung trên sửa lại. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đương kim bệ hạ lên ngôi, ngài chấp nhận chỉnh sửa nội dung chiếu chỉ đã ban ra. Từ đây bách quan thấy được bệ hạ không còn cố chấp không chịu nghe lời can gián, đây chỉ là một sự kiện nhưng có ý nghĩa to lớn trong lòng bách quan.

Vấn đề xoay quanh hai đạo chiếu chỉ tạm gác lại, triều hội lúc này mới vào chương trình tấu báo.

Ngô thượng thư lại đứng ra, lão tâu :" bẩm bệ hạ, Công Bộ đã hoàn thành việc nghiên cứu sơ bộ về Cối Xay Gió, tất cả báo cáo chi tiết có trong tấu chương này, xin dâng lên mời bệ hạ ngự lãm."

Đỗ Khắc Hải nhanh chóng chuyển tấu chương đến trên tay Lê Tấn, hắn mở ra xem báo cáo mà đám người Phùng Hổ thông qua Ngô Minh trình lên. Đầu tiên báo cáo nêu rõ khối lượng vật liệu cần thiết để xây dựng lên một chiếc Cối Xay Gió theo kích thước quy chuẩn ( lấy kích thước của chiếc cối xay gió thử nghiệm làm chuẩn ) cùng với đó là giá thành đầu tư theo thời giá hiện tại, cụ thể để tạo ra một chiếc cần tiêu tốn 280 quan tiền. Tiếp theo là tuổi thọ của các bộ kiện, theo tính toán sơ bộ có thể sử dụng liên tục trong vòng 15-20 năm mà không có hư hỏng gì, trừ khi có tác động từ bên ngoài như hoả hoạn, giông lốc mạnh, lụt lội. Báo cáo này cũng nêu rõ Cối Xay Gió hoàn toàn không khó chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa, có thể phổ biến rộng rãi ra toàn quốc, đây cũng là kiến nghị của Công Bộ.

Ban đầu khi đưa ra thứ này Lê Tấn chỉ nghĩ dùng nó nghiền bột nuôi gia s·ú·c, không ngờ Phùng Hổ lại gợi ý dùng để chuyển nước tưới tiêu cho ruộng đồng. Bằng cách này nhiều ruộng có địa thế cao có thể chủ động tưới tiêu, từ đó mở rộng diện tích sản xuất lúa hai vụ, tăng lên sản lượng lương thực hàng năm. Lê Tấn quyết định đầu tư lớn, hắn nói :" Công Bộ đưa ra kiến nghị phổ biến Cối Xay Gió ra toàn quốc, Trẫm chuẩn. Năm tới bắt đầu kiến tạo Cối Xay Gió trên phạm vi lớn nhằm phục vụ cho thủy lợi trong nông nghiệp, triều đình cấp 28 vạn quan tiền đầu tư cho xây dựng. Công Bộ chịu trách nhiệm điều tra những nơi phù hợp để đặt Cối Xay Gió, trẫm hy vọng trong vòng 3-5 năm tới có thể đạt được mục tiêu phổ biến thứ này trên cả nước."

Ngô Minh chắp tay tuân chỉ, vấn đề này coi như qua, lão lại tâu :" bẩm bệ hạ, Máy Tuốt Lúa được đưa tới điền trang thử nghiệm cho hiệu quả rất tốt, có thứ này một người nông dân làm việc năng suất bằng hai bằng ba người cộng lại khi dùng cách đập thóc truyền thống . Vậy nên Công Bộ chúng thần kiến nghị để Bách Tác Cục sản xuất lượng lớn Máy Tuốt Lúa nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Xin bệ hạ xem xét rồi quyết đoán."

Lê Tấn nghĩ một chút, tiếp đó đưa ra chỉ đạo :" Trẫm không chuẩn kiến nghị này của Công Bộ, Bách Tác Cục là nguồn lực lao động kỹ thuật có trình độ cao không nên lãng phí vào việc này. Thay vào đó trẫm quyết định áp dụng phương pháp trước đó dùng với lưỡi cày kiểu mới để phổ biến Máy Tuốt Lúa ra cả nước."

Ngô thượng thư cảm thấy phương án bệ hạ đưa ra có chút vấn đề, đơn giản cái lưỡi cày làm ra không quá khó, Máy Tuốt lại khác, có rất nhiều chi tiết phức tạp, chỉ sợ thợ nghề dân gian trong thời gian ngắn khó mà nắm bắt được kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là phương án tốt, lại để ý đến góc độ tiết kiệm nguồn lực của triều đình thì lại rất tối ưu. Ngô thượng thư chấp tay tuân lệnh, tiếp đó lão lui lại. Việc này coi như xong, tiếp theo Công Bộ sẽ an bài người tới các nơi dạy thợ nghề trong dân sản xuất Máy Tuốt, có kinh nghiệm từ vụ lưỡi cày coi như xe quen đường quen.

Tiếp theo là Dương Nguyên Trực đứng ra, lão tâu :" bẩm bệ hạ, tình trạng thiếu tá điền, nông nô trong các điền trang của triều đình khá nghiêm trọng. Theo dự tính sang mùa xuân năm tới việc cấy hái vụ Chiêm e là không kịp thời vụ, xin bệ hạ xem xét, quyết đoán."

Lê Tấn không vui, hắn nói :" không phải trước trẫm đã chỉ cho khanh phương pháp thuê dân xung quanh tới làm việc thời vụ sao, vụ Chiêm năm sau cũng làm như vậy là được."

Dương Nguyên Trực lại tâu :" bệ hạ, cách này áp dụng vào việc thu hoạch vụ mùa năm nay có thể được nhưng qua cấy hái vụ Chiêm năm sau e là không ổn. Hiện nay có rất nhiều công trình xây dựng trên cả nước, tiền công lao động trả rất cao, người dân sẽ có xu hướng chọn tới công trường làm việc thay vì đến điền trang làm nông, dù sao cũng là làm việc bọn họ sẽ chọn công việc lương cao để làm."

Lại còn có vấn đề này, đúng là không có kinh nghiệm quản trị đất nước nên Lê Tấn cứ thế đưa ra hàng loạt dự án nhằm thúc đẩy Đại Việt phát triển, trong quá trình này có nhiều vấn đề phát sinh mà hắn không lường trước được, đây chính là một ví dụ. Phải tìm cách giải quyết vấn đề này, các điền trang của nhà nước đều là ruộng đồng màu mỡ, không sản xuất kịp thời vụ chính là thiệt hại về mặt nông nghiệp. Chỉ là lúc này hắn chưa nghĩ ra cách nào hay, đành nói :" Chuyện này tạm gác lại, ngày mai khanh tiến Ngự Thư Phòng, chúng ta sẽ thương nghị lại vấn đề này."

Dương Nguyên Trực tuân mệnh, tiếp đó lui về. Triều hội tiếp tục, từng quan viên đứng ra tấu báo, các vấn đề hôm nay có chút khó khăn, tốn rất nhiều thời gian thương nghị giải quyết. Đến tận Chính Ngọ mới bãi triều, hoàng đế và bách quan mệt mỏi rời khỏi Điện Kính Thiên.

Chương 286. Lần đầu sửa chiếu chỉ.