Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 292. Lý Vĩ.

Chương 292. Lý Vĩ.


Chương 292.

Buổi chiều hoàng đế đến làm việc ở Ngự Thư Phòng, Lễ Bộ Tả Thị Lang Nguyễn Bảo Khuê đã đợi sẵn bên ngoài. Phía sau lão là hai người khênh theo chiếc rương lớn, bên trong chứa những bài thi được chuyển tới để bệ hạ lựa chọn tân khoa tiến sĩ.

Hành lễ xong xuôi, Lê Tấn hỏi :" Đều đem đến cả rồi sao ? Tổng cộng có bao nhiêu bài đạt yêu cầu ?"

Nguyễn Bảo Khuê tâu:" bẩm bệ hạ, thần mang tới tổng cộng 140 bài thi, trong đó có 139 bài đạt yêu cầu."

Lê Tấn cảm thấy bất ngờ bởi con số này, chỉ là áp yêu cầu của hắn vào chọn lựa mà đã loại đi phần lớn bài thi, đây là do yêu cầu của hắn quá cao ư, hắn không cảm thấy như vậy. Chẳng nhẽ là do trình độ của thí sinh quá kém, hay là do yêu cầu mà hắn đề ra quá khác biệt với cách dạy học và thi cử ở thời đại này. Mà khoan, tại sao lại có chuyện 139 bài đạt nhưng Nguyễn Bảo Khuê đem tới 140 bài thi. Hắn liền hỏi lại :" thêm ra một bài thi lại là thế nào ?"

Nguyễn Bảo Khuê xin phép từ từ rồi giải thích, lão mở ra niêm phong lấy tất cả bài thi đặt lên bàn trước mặt bệ hạ, bên trái là chồng lớn, bên phải chỉ có xấp rất mỏng. Tiếp đó tâu:" bẩm bệ hạ, bên trái có tổng cộng 138 bài thi đạt yêu cầu, bên phải có hai bài thi, một đạt yêu cầu một không đạt, tuy nhiên thân phận thí sinh có chút đặc biệt vậy nên chúng thần bỏ riêng ra."

Lê Tấn không hiểu ra sao, hắn hỏi tiếp :" Cụ thể hai bài thi này là của người nào ?"

Nguyễn Bảo Khuê thưa :" bệ hạ, bài thi không đạt yêu cầu là của Nguyễn Văn Đạt, thí sinh được bệ hạ đặc cách tham gia kỳ thi lần này. Còn bài đạt yêu cầu là của Lý Vĩ, hắn là cháu nội của Thái Uý Lê Lăng."

Đây là hai sĩ tử khá đặc biệt trong kỳ thi lần này, người đầu tiên là người bên cạnh bệ hạ, được bệ hạ ưu ái đặc cách cho đi thi Hội, vậy nên dù bài thi của hắn chưa đạt nhưng đám khảo quan không dám chấm rớt. Ngược lại kẻ kia bài thi đạt yêu cầu nhưng khảo quan không dám chấm đỗ, đơn giản vì thân phận của y có chút n·hạy c·ảm. Lê Lăng bị Thánh Tông định tội tạo phản rồi bức tử, gia sản bị tịch thu. Tuy nhiên cha lão là khai quốc công thần Tây Kỳ Vương Lý Triện, người chiến tử trong đại chiến khi đại nghiệp chưa thành, danh tiếng rất lớn trong tập đoàn Lam Sơn, vậy nên Thánh Tông không dám làm tuyệt với hậu nhân của lão. Bởi vậy mới có chuyện dù cha ông bị tội tạo phản nhưng con cháu không bị xử c·hết hay lưu đầy, thay vào đó chỉ cắt hết quyền lợi mà đáng ra con cháu nhà công thần được hưởng, tiền đồ cũng bị đoạn mất.

Lại nói về Lý Vĩ, kẻ này tuổi chưa tới ba mươi nhưng tài hoa tuyệt vời, dưới thời Hiến Tông hắn đã tham gia hai kỳ thi Hội, bài thi lần nào cũng xuất sắc, xứng đáng đỗ tiến sĩ. Tuy nhiên hậu nhân của Lê Lăng không thể làm quan giống như một luật ngầm từ thời Thánh Tông còn tại vị, Hiến Tông vì vậy mà không cho Lý Vĩ cơ hội. Được cái tên này cũng rất kiên trì, đã thi bốn kỳ, trong đó có 3 kỳ thi hội, không biết còn kiên trì được bao lâu.

Bài thi của hắn Nguyễn Bảo Khuê đã xem, có thể tạm xếp vào một trong ba bài tốt nhất kỳ này. Lão cũng có lòng ái tài nhưng bản thân không có năng lực chấm cho hắn đỗ, nhiều khả năng bệ hạ cũng như Hiến Tông sẽ tuân theo ý chí của Thánh Tông mà gạt bỏ tài năng này. Nguyễn Bảo Khuê chỉ có thể tiếc nuối mà cảm thán trong lòng "Lý Vĩ ơi là Lý Vĩ, tài của ngươi không kém ai, đáng tiếc không có số làm quan, có trách thì trách ngươi đầu thai nhầm nhà".

Quay lại câu chuyện, Lê Tấn không để ý nhiều đến chuyện thân phận của Lý Vĩ, thay vào đó hắn lật bài thi của Đạt đọc xem. Bài thi của Đạt bị thiếu rất nhiều về bố cục, nó không có trình bày các yếu tố địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá địa phương mà đi luôn vào phần đưa ra giải pháp, xây dựng kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhìn chung phần này nó trình bày khá tốt, cũng có nhiều điểm tương đồng với những gì Lê Tấn đang tiến hành. Vậy nên Lê Tấn mỉm cười, thằng nhỏ này đúng là tinh ranh, có thể quan sát được những điều này, chỉ là bài thi này của nó rớt chắc rồi. Không có chút nào chần chừ, Lê Tấn bỏ bài thi của Đạt vào một góc, chính thức loại bỏ nó khỏi cuộc tuyển chọn tiến sĩ năm nay.

Tiếp đó Lê Tấn lại xem bài thi của Lý Vĩ, có thể dễ dàng nhận ra tên này viết Hán tự rất đẹp, từng hàng từng hàng ngay ngắn gọn gàng, nét bút vô cùng thanh thoát, nếu ở thời hiện đại có thể cho đi thi chữ đẹp, kiểu gì cũng đạt giải. Nhìn chữ của Lý Vĩ lại nhìn lại chữ của mình, Lê Tấn cảm thấy tự ti, chữ của người ta là rồng bay phượng múa, chữ của hắn chính là gà bới, may mà còn có thể đọc được. Mới đầu đọc chưa cảm thấy gì, chỉ là càng đọc càng chăm chú, tên này trình bày mạch lạc, mỗi vấn đề đều nêu rõ, lập luận thuyết phục, trình bày đầy đủ tình hình địa phương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của hắn đưa ra cũng rất tốt. Lê Tấn cảm thấy đây là nhân tài, loại nhân tài mà hắn đang cần dùng, vậy nên không do dự mà dùng tiểu ấn của mình cộp dấu đỏ lên bài thi, đây chính là tiêu chí cho bài thi của tân khoa tiến sĩ năm nay.

Tiếp tục mở chồng bên kia ra xem, lần lượt lật xem mấy bài thi trên đầu, hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu cơ bản, đem so với bài thi của Lý Vĩ thì có chút kém hơn. Hắn chưa đóng ấn lên bài nào thêm mà bỏ cả sang một bên, đợi xem hết một lượt rổi mới quyết định chọn những bài này hay không. Đương nhiên nếu có bài nào xuất sắc như bài của Lý Vĩ thì hắn không chần chừ mà đóng dấu.

Hồi lâu hắn mới nhớ ra điều gì, ngửa đầu nhìn về phía trước thấy Nguyễn Bảo Khuê vẫn đang đứng đó, lúc này mới xua tay ra lệnh cho phép lão rời đi, đợi hắn chấm xong sẽ sai người chuyển kết quả đến nha môn Lễ Bộ.

***

Trong khi bài thi vừa mới chính thức được đương kim Hoàng đế chọn trúng thì Cống Sĩ Lý Vĩ đang uống rượu cùng với người bạn thân Chu Cẩn. Đối với việc tại sao bản thân thi hai kỳ không đỗ Lý Vĩ có tự hiểu, người trong nhà đã giảng cho hắn biết tiền căn hậu quả của việc này, tuy nhiên hắn cảm thấy bất công nên vẫn cố chấp đi thi. Hắn không mong mình có thể đỗ tiến sĩ, chỉ muốn cho những khảo quan kia nhìn thấy tài hoa của mình, từ đó nhận ra sự bất công trong hệ thống khoa cử.

Chu Cẩn là bạn học nhiều năm của Lý Vĩ, may mắn khoa thi lần trước đã đỗ một vị trí xuất thân tiến sĩ, hiện nhậm chức trong Hàn Lâm Viện. Chuyện của Lý Vĩ hắn cũng biết, vậy nên cảm thấy vô cùng tiếc nuối cho tài hoa không được trọng dụng của đồng môn. Uống chén cạn một chén hắn hỏi nhỏ :" ngươi định ngày mai về Lôi Dương sao ?"

Lôi Dương là quê của bọn họ, biết trước không có hy vọng ghi danh bảng vàng nên Lý Vĩ muốn sớm ngày hồi hương, giờ đã là mùng 10 tháng chạp, cưỡi ngựa đi nhanh còn có thể kịp cùng người thân đón tết. Hôm nay mời bạn học cũ uống rượu là muốn ôn chút chuyện cũ, đồng thời chào từ biệt. Hắn cũng uống cạn một chén, khẽ hà nhẹ nhẹ một cái rồi đáp :" Đúng vậy, mai ta lên đường trở về, hôm nay chúng ta uống một trận cho sảng khoái, hẹn ngươi ba năm sau lại gặp."

Chu Cẩn lắc đầu cười khổ, hắn nói :" Tại sao phải cố chấp như vậy, nhân sinh không phải chỉ có một con đường, với tài trí của ngươi có thể lựa chọn một lối đi khác."

Lý Vĩ cười chua chát đáp :" ta cứ thích thế, không đỗ cũng thi, giành cả đời này đi thi, đây cũng coi như một sự kiên trì trong nhân sinh của Lý Vĩ ta."

Chu Cẩn đành chịu, hắn biết người bạn này của mình là kẻ có tài, cũng có cái tôi rất lớn, bản thân khuyên không được. Hắn chuyển chủ đề :" người nhà ngươi gần đây vẫn được chứ ?"

Lý Vĩ :" vẫn tốt cả, cha mẹ ta vẫn mạnh khoẻ chỉ là từ năm ngoái không còn sống với ta mà chuyển đến sống cùng vợ chồng lão nhị. Hai thằng nhóc nhà ta trộm vía được vợ ta nuôi tốt nên không ốm không đau, cứ thế mà từ từ lớn lên."

Chu Cẩn lại hỏi :" kinh tế gia đình thì thế nào, vẫn ổn chứ ?"

Lý Vĩ đáp :" ổn, trong nhà còn hai mẫu ruộng khá nên không lo đói, ta lại mở lớp dạy học cũng có đồng ra đồng vào. Được cái Lão Nhị nhà ta đi buôn gỗ, hai năm nay làm ăn được lắm vậy nên việc phụng dưỡng phụ mẫu hắn lo hết."

Em trai thứ hai của Lý Vĩ là Lý Diệu, Chu Cẩn có biết. Hắn gợi ý :" hay là ngươi cũng theo lão nhị nhà ngươi đi kinh thương, với đầu óc của ngươi chắc chắn chả mấy chốc có thể thành phú hào."

Lý Vĩ lắc đầu, hắn đương nhiên không muốn, cổ nhân xếp Sĩ-Nông-Công-Thương trong đó Thương vi tiện. Dù hắn cảm thấy cổ nhân có nhiều góc nhìn không đúng về thương nhân nhưng quyết không đi kinh thương để bị kẻ khác xem thường.

Hai người tiếp tục uống rượu tâm sự, khi đã hơi ngà ngà thì bắt đầu nổi hứng cùng nhau đối chữ, ngâm thơ. Mãi đến khuya mới ngừng lại, Chu Cẩn hồi phủ, Lý Vĩ thì trở lại quán trọ nghỉ ngơi. Sáng ngày hôm sau hắn mang theo hành lý, cưỡi con ngựa mượn của nhà Lão Nhị lên đường hồi gia.

Hành động này của hắn sẽ tạo ra câu chuyện trăm năm về sau còn được con cháu truyền lại về một vị tổ tiên đỗ Hội Nguyên nhưng lại suýt không có mặt tham gia kỳ thi Đình. Không thể trách được Lý Vĩ, bởi lẽ không chỉ hắn toàn bộ những người biết chuyện của nhà hắn đều không tin Lý Vĩ có thể đỗ Thi Hội.

Chương 292. Lý Vĩ.